Bầu Dạ Trên Dạ Dưới Là Như Thế Nào? Có Nguy Hiểm Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Bầu Dạ Trên Dạ Dưới Là Như Thế Nào? Có Nguy Hiểm Không?

Tác giả: Duyen Nguyen Ngày đăng: Tháng ba 16, 2022

Tình trạng bầu dạ trên dạ dưới khiến chị em băn khoăn, không biết liệu có nguy hiểm? Thấu hiểu sự lo lắng của các mẹ bầu, Đa khoa Phương Nam sẽ giải đáp thắc mắc trên trong bài viết này cũng như cung cấp thêm những thông tin hữu ích khác. Hãy cùng nhau tìm hiểu chị em nhé!

Bầu dạ trên dạ dưới là như thế nào?

Có thai dạ trên còn gọi là chửa bụng trên. Được hiểu đơn giản là phần bụng bầu cao hơn bình thường so với những thai phụ khác. Ngược lại, có thai dạ dưới còn được gọi là chửa bụng dưới. Đây là tình trạng bụng bầu to và chèn ngang tại vùng dưới bụng. Việc có bầu dạ trên dạ dưới còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người cũng như vị trí em bé nằm trong tử cung. Vậy bầu dạ trên dạ dưới có nguy hiểm không?

bau-da-tren-da-duoi-1
Bầu dạ trên dạ dưới còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người và vị trí em bé nằm trong tử cung

Bầu dạ trên dạ dưới có gây nguy hiểm không?

Việc có bầu dạ trên dạ dưới chỉ đơn thuần phản ánh cơ bụng của thai phụ cũng như vị trí em bé nằm trong bụng mẹ. Điều này không tác động đến sức khỏe và khả năng phát triển của thai nhi. Do đó mẹ bầu đừng quá lo lắng. Có chăng khi mang thai dạ dưới, mẹ bầu sẽ cảm thấy khó khăn hơn khi di chuyển vì bụng to và nặng nề. Nhất là những thai phụ có thân hình thừa cân hoặc thấp bé. Ngược lại, mẹ bầu sẽ đi lại thoải mái và dễ dàng hơn khi có thai dạ trên. 

Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến việc thai phụ có bầu dạ trên dạ dưới

Bên cạnh những thông tin kể trên, Đa khoa Phương Nam sẽ giải đáp thêm cho bạn một số câu hỏi thường gặp khác, cụ thể gồm có:

 Có thai bụng dưới là gái hay trai?

Nhiều người cho rằng mẹ bầu có thai dạ dưới sẽ sinh con trai. Tuy nhiên điều này vẫn chưa được khoa học chứng minh. Hơn nữa, theo các chuyên gia, giới tính thai nhi không liên quan đến hình dáng bụng bầu. Thay vào đó, dựa vào hình dáng ngực để dự đoán giới tính em bé vẫn đáng tin cậy hơn. Cụ thể, thai phụ mang bầu bé gái sẽ có kích thước vòng 1 to hơn. Vì cơ thể sẽ sản sinh nhiều Testosterone khi có bầu bé trai. Thế nên sẽ khiến cơ thể chị em mệt mỏi và kiềm hãm sự phát triển kích thước của vòng 1.

 Có phải chửa bụng dưới sẽ dễ sinh hơn không? 

Trên thực tế, việc sinh khó hay dễ sẽ phụ thuộc vào sức khỏe của thai phụ, độ mở tử cung, chứ không liên quan đến việc bầu dạ trên dạ dưới. Tuy nhiên nếu bạn đang có thai dạ dưới thì hãy lưu ý hơn trong những tháng cuối để nhận biết thời điểm sắp sinh. Trước khi sinh từ 2 – 4 tuần bụng sẽ tụt xuống (đối với mẹ chửa con so). Trường hợp chị em sinh lần 2 trở đi, bụng có khả năng tụt trước khi chuyển dạ.

 Chửa bụng trên khó thở hơn chửa bụng dưới đúng không?

Chị em nên hiểu rằng, trạng thái khó thở khi mang thai là rất bình thường, dù có bầu dạ trên hay dưới. Vì tử cung phát triển, Hormone thay đổi, cơ thể mệt mỏi, thiếu máu,… mẹ bầu sẽ thường cảm thấy buồn nôn, chóng mặt. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ diễn ra nhiều nhất trong tam cá nguyệt đầu tiên, do cơ thể vẫn chưa thích nghi kịp với việc mang thai. 

Với trường hợp chửa bụng trên khó thở có thể là do vị trí của bụng bầu cao hơn bình thường, lúc này tử cung bị chèn ép ngược lên cơ hoành. Trong khi cơ hoành là bộ phận hoạt động kết hợp với phổi nhằm mục đích đưa không khí vào phổi. Thế nên tình trạng khó thở có thể xuất hiện. 

bau-da-tren-da-duoi-2
Giới tính thai nhi không liên quan đến hình dáng bụng bầu

Chị em phải làm gì để thai kỳ được khỏe mạnh dù có bầu dạ trên dạ dưới?

Nhìn chung, có bầu dạ trên dạ dưới không ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai phụ cũng như em bé trong bụng. Việc chị em cần làm để có thai kỳ khỏe mạnh là:

  • Áp dụng chế độ ăn uống thật khoa học, hợp lý, bổ sung thêm dưỡng chất từ các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa. Ăn nhiều trái cây, rau xanh. Nhớ uống nhiều nước mỗi ngày. Hạn chế dùng đồ ăn có nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn hay chứa chất kích thích.
  • Mẹ bầu đừng quá lo lắng mà hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn. Bạn có thể trò chuyện với chồng để được động viên và giúp đỡ khi cần.
  • Đặc biết nếu thai phụ có bầu dạ trên dạ dưới thì phải vận động, tập luyện nhẹ nhàng, tránh nằm lâu một chỗ. Trường hợp chị em có tiền sử sinh non, sảy thai, sức khỏe yếu được bác sĩ khuyên nên hạn chế đi lại thì hãy tuân thủ theo chỉ dẫn đó.
  • Nếu phát hiện những biểu hiện bất thường như đau tức bụng dưới, bụng bầu quá nhỏ hoặc lớn hơn bình thường,… thì nên đến gặp bác sĩ thăm khám sớm. Tùy vào từng triệu chứng, nguyên nhân nhất định bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên hữu ích để đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi.
bau-da-tren-da-duoi-3
Mẹ bầu nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi

Tóm lại, bầu dạ trên dạ dưới không phải là tình trạng nguy hiểm nên chị em đừng quá bận tâm. Thay vào đó, hãy dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, chăm sóc cơ thể thật tốt, bổ sung đầy đủ dưỡng chất để bản thân và thai nhi được khỏe mạnh. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ