Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 28, 2021
Mục Lục Bài Viết
Đi máy bay có ảnh hưởng đến thai nhi không? Điều kiện môi trường xung quanh sẽ có nhiều thay đổi khi đi máy bay, song song đó là những biến đổi về mặt sinh lý trong thai kỳ khiến mẹ bầu dễ bị tăng huyết áp, tăng nhịp tim và giảm đáng kể khả năng thông khí. Tuy nhiên các nguyên cứu cho rằng tỷ lệ hô hấp chỉ gia tăng ngắn vào lúc hạ cánh và cất cánh, trong suốt thời gian còn lại của chuyến bay vẫn không thay đổi. Vào khoảng thời gian này, nhịp tim thai nhi trung bình nằm trong giới hạn bình thường.
Với độ ẩm thấp trong khoang máy bay kéo dài nhiều giờ đồng hồ và phải ngồi lâu cố định một chỗ sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây huyết khối tĩnh mạch, phù chi dưới. Mặc dù vẫn chưa có bằng chứng y khoa, nhưng mẹ bầu vẫn nên phòng ngừa những rủi ro kể trên bằng cách vận động chân thường xuyên, tránh mặt quần áo bó chặt, sử dụng vớ y khoa, duy trì đủ nước và thỉnh thoảng đi lại trong khoang.
Chúng ta không thể dự đoán được nguy cơ chấn thương trong hành trình bay và sự rối loạn không khí. Do đó, tất cả hành khách, nhất là mẹ bầu phải thắt dây an toàn khi ngồi. Dây an toàn phải được thắt trên xương hông. Thai phụ cần tránh dùng thức uống hoặc đồ ăn có mùi. Để phòng ngừa tình trạng nôn mửa, mẹ bầu có thể dùng thuốc chống nôn (được bác sĩ chỉ định).
Khi di chuyển bằng máy bay, bức xạ, rung động và tiếng ồn tiềm ẩn rủi ro nhưng không đáng kể. Ngay cả chuyến bay liên lục địa dài nhất thì vẫn hiếm khi vượt phơi nhiễm bức xạ cho thai nhi, không quá 15% giới hạn. Tuy nhiên, mẹ bầu cần được thông báo về vấn đề này. Hành khách phải đi qua máy quét an ninh trước khi lên máy bay. Hầu hết mức bức xạ của máy bay đều an toàn, kể cả đối với chị em đang mang thai.
Vậy áp suất cabin khi đi máy bay có ảnh hưởng đến thai nhi không? Tất cả các hãng hàng không đều phải đảm bảo áp suất cabin an toàn cho hành khách. Nếu mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh thì áp suất cabin chẳng ra gây bất lời gì. Tuy nhiên, với một số đối tượng, huyết áp và nhịp tim có thể tăng do áp suất không khí trong cabin thấp.
Do sự gia tăng nhiệt độ và độ cao, khi di chuyển bằng máy bay tình trạng ốm nghén có thể tồi tệ hơn. Cơ thể sẽ bị mất nước nếu nôn mửa nhiều, do đó mẹ bầu hãy uống thêm nước trong và sau chuyến bay nhé. Thắc mắc đi máy bay có ảnh hưởng đến thai nhi không vừa được giải đáp xong. Thế giai đoạn nào trong thai kỳ mẹ bầu không nên đi máy bay?
Đi máy bay có ảnh hưởng đến thai nhi không? Việc di chuyển bằng máy bay sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn trong hai giai đoạn dưới đây:
Trong 3 tháng cuối thai kỳ
Thời điểm này cơ thể của mẹ bầu đã khá nặng nề, việc đi lại trở nên khăn hơn, nên bác sĩ khuyên bạn tránh vận động, di chuyển nhiều. Đặc biệt là giai đoạn mang thai trên 36 tuần. Nếu bạn có thời gian dự kiến sinh trong vòng 7 ngày tới khả năng cao sẽ không được đi máy bay. Không ai có thể đảm bảo an toàn cho bạn 100% trên máy bay nếu bất ngờ chuyển dạ. Do đó, bản thân mẹ bầu cũng nên tự ý thức, hạn chế di chuyển bằng bất kỳ phương tiện nào để chuẩn bị sẵn sàng cho thời điểm lâm bồn.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ
Trên thực tế mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ di chuyển bằng máy bay vẫn được đánh giá an toàn. Tuy nhiên, nếu không cần thiết, thai phụ nên hạn chế đi máy bay ở giai đoạn này. So với các khoảng thời gian khác, nguy cơ sảy thai vào 3 tháng đầu cao hơn nhiều. Do thai nhi chỉ vừa mới hình thành và chưa thật sự bám chặt vào tử cung. Thế nên, khi di chuyển bằng máy bay hay các phương tiện khác, sự va chạm, rung động có thể xảy ra và điều đó hoàn toàn không tốt cho thai nhi.
Sau khi tìm hiểu đi máy bay có ảnh hưởng đến thai nhi không, mẹ bầu cần lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây để đảm bảo an toàn:
Đa phần phụ nữ mang thai có thể đi máy bay. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu đang đối mặt với biến chứng như bong nhau thai, cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ bác sĩ khuyên bạn không nên đi máy bay. Ngoài ra, mẹ bầu có tiền sử sảy thai, sinh non cũng cần tránh di chuyển bằng phương tiện này.
Chị em cũng không nên đi máy bay nếu sắp đến ngày sinh. Tam cá nguyệt thứ hai (từ tuần 14 – 27) là thời điểm phù hợp nhất để đi máy bay. Nếu bạn trong giai đoạn cuối của thai kỳ, một số hãng hàng không sẽ từ chối vận chuyển.
Để giảm sưng và duy trì lượng máu ổn định truyền đến thai nhi, bạn cần thực hiện một vài điều sau:
Mẹ bầu cũng nên lưu ý đến thời gian của chuyến bay, vì có những trường hợp cấp cứu sản khoa đã diễn ra trong giai đoạn 3 tháng cuối và 3 tháng đầu thai kỳ.
Mẹ có thể áp dụng thêm một số mẹo để giúp chuyến bay thêm thoải mái như:
Nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ bầu, đa phần các hãng hàng không trên thế giới chỉ vận chuyển hành khách nữ mang thai dưới 36 tuần. Tại Việt Nam, những quy định cụ thể cũng được các hãng hàng không đặt ra như:
Mẹ bầu nên dành thời gian tìm hiểu về quy định vận chuyển của các hãng hàng không. Luôn mang theo sổ khám thai để bác sĩ có biện pháp can thiệp kịp thời nếu bất ngờ xảy ra sự cố. Khi đi khám thai, mẹ bầu hãy trao đổi với bác sĩ về thời điểm dự kiến bay để nhận được tư vấn và lời khuyên phù hợp nhất.