Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Nên Ăn Thịt Chó Không? Vì Sao?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Nên Ăn Thịt Chó Không? Vì Sao?

Tác giả: Duyen Nguyen Ngày đăng: Tháng hai 3, 2022

Thịt chó là loại thực phẩm quen thuộc ở Việt Nam. Xét về thành phần, thịt chó chứa nhiều dưỡng chất hữu ích cho cơ thể. Thế nhưng mang thai 3 tháng đầu có nên ăn thịt chó không? Vì sao? Thai phụ nên và không nên ăn loại thực phẩm nào? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Thành phần dinh dưỡng của thịt chó

Ước tính trong 100 gam thịt chó có những thành phần dinh dưỡng sau:

Thành phần Định lượng
Protein (chất đạm) 19 gam
Năng lượng 348 kcal
Cacbohydrat 0,1 gam
Canxi 8 mg
Kali 270 mg
Sắt 2,8 mg
Phốt pho 168 mg
Natri 72 mg
Vitamin A 3,6 µg
Vitamin B1 0,12 mg
Vitamin B2 0,18 mg
Vitamin B3 1,9 mg
Vitamin C 3 mg
Nước 60,1 gam

Chúng ta có thể thấy thịt chó cũng sở hữu nhiều dưỡng chất. Thế nhưng mang thai 3 tháng đầu có nên ăn thịt chó không?

mang-thai-3-thang-dau-co-nen-an-thit-cho-khong-2
Thịt chó có hàm lưỡng dinh dưỡng cao

Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn thịt chó không?

Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn thịt chó không? Thai phụ ở 3 tháng đầu có thể ăn thịt chó nhưng không nên dùng quá nhiều. Nếu mẹ bầu thèm ăn thịt chó vì ốm nghén thì có thể dùng vài miếng. Việc này không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Trong Y học cổ truyền, thịt chó không độc, có vị mặn, tính ấm, mang đến tác dụng ích khí trừ hàn, bồi bổ khí huyết và xương cốt. Thịt chó cũng được đánh giá cao về hàm lượng dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, điển hình như:

  • Protein (chất đạm): Duy trì các mô, cơ, tái tạo và hình thành tế bào mới, tốt cho hệ miễn dịch.
  • Canxi: Tốt cho răng lợi và xương khớp.
  • Sắt: Tăng cường miễn dịch, bổ máu và khí huyết.
  • Kali: Cân bằng chất điện giải và lượng nước cho cơ thể, điều hòa huyết áp.
  • Vitamin A: Góp phần phát triển hệ xương, tăng cường miễn dịch, tốt cho cơ quan sinh sản.

Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn thịt chó không? Mặc dù thịt chó có nhiều dưỡng chất và tốt cho sức khỏe, nhưng các chuyên gia khuyên mọi người không nên ăn quá nhiều. Vì thịt chó có hàm lượng đạm cao, tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe. Mẹ bầu là đối tượng cần phải cẩn thận hơn khi dùng thịt chó. Vậy tại sao mẹ bầu trong 3 tháng đầu cần hạn chế ăn thịt chó?

mang-thai-3-thang-dau-co-nen-an-thit-cho-khong-1
Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn thịt chó không?

Vì sao cần hạn chế ăn thịt chó khi mang thai 3 tháng đầu?

Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn thịt chó không? Khi dùng thịt chó bạn sẽ nạp vào cơ thể một lượng lớn Protein và các khoáng chất khác. Do đó, các chuyên gia khuyên mẹ bầu 3 tháng đầu cần hạn chế ăn thịt chó, vì tiềm ẩn một số tác hại như:

Gây thiếu hụt dinh dưỡng

Khi nạp một lượng Protein cao vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ các dưỡng chất khác. Thai phụ sẽ cảm thấy chán ăn, đầy bụng. Điều này sẽ làm mất cân bằng, thiếu hụt dưỡng chất quan trọng, ảnh hưởng đến thể trạng của mẹ bầu và thai nhi.

Có nguy cơ nhiễm độc, nhiễm khuẩn cao

Những món ăn kèm với thịt chó như mắm tôm, rau sống chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe. Cơ thể chó cũng là nơi trú ngụ của nhiều mầm bệnh nguy hiểm như giun đũa, khuẩn E.coli, sán,… Mẹ bầu ăn nhiều thịt chó có nguy cơ bị nhiễm các loại vi khuẩn trên. Thai phụ có thể bị tiêu chảy, đau bụng,… Với thắc mắc mang thai 3 tháng đầu có nên ăn thịt chó không? Đáp án chính là mẹ bầu nên hạn chế dùng thịt chó.

Ngay cả khi ăn thịt chó tại các cửa hàng vẫn có nguy cơ bị nhiễm siêu vi khuẩn, chất độc như Xyanua,… Vì nhiều địa điểm bán thịt chó bị đánh bả trộm hoặc mắc bệnh dại,… Khi mẹ bầu ăn phải thịt chó nhiễm độc sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. Thậm chí có thể khiến hệ thần kinh và tim mạch bị ảnh hưởng từ hóa chất cực độc mà con chó nhiễm phải.

Có nguy cơ tiền sản giật ở mẹ bầu

Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn thịt chó không? Tốt nhất mẹ bầu nên hạn chế dùng thịt chó. Vì ăn nhiều thịt chó sẽ bị dư thừa Protein. Lượng Protein thừa ra sẽ làm gia tăng Axit Uric trong máu. Axit Uric là chất xúc tác có khả năng thúc đẩy quá trình hình thành ion muối (tác nhân gây tăng huyết áp). Khi huyết áp tăng có thể dẫn đến chứng tiền sản giật vô cùng nguy hiểm.

Mẹ bầu ăn thịt chó bị nóng trong người, khó tiêu

Thịt chó vốn có tính nóng nên phù hợp với người cơ địa hàn. Trong khi cơ thể thai phụ có tính nóng, do đó không phù hợp để ăn thịt chó. Nếu mẹ bầu ăn nhiều thịt chó sẽ làm tính nóng gia tăng, gây rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, đầy bụng, táo bón.

Ngoài ra, thừa đạm là nguyên nhân gây bệnh béo phì, gout hoặc khiến cơ thể mất cân bằng chất điện giải và nước. Những bệnh lý này sẽ tác động đến sức khỏe mẹ bầu và quá trình phát triển của thai nhi. Do đó, mang thai 3 tháng đầu có nên ăn thịt chó không? Mẹ bầu nên hạn chế ăn thịt trong thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng đầu.

mang-thai-3-thang-dau-co-nen-an-thit-cho-khong-3
Thịt chó có thể gây hại cho sức khoẻ mẹ bầu và thai nhi

Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như thai nhi, mẹ bầu hãy lưu ý những thực phẩm nên và không nên ăn, gồm có:

Các món bà bầu nên ăn

Thịt ếch

Ước tính trong 100 gam thịt ếch có 1 mg Kẽm, 147 mg Phốt pho, 18 gam Canxi, 16,4 gam Protein, 285 mg Kali, 73 Kcal năng lượng, 58 gam Natri và nhiều loại Vitamin,… Thịt ếch rất hữu ích cho sức khỏe thai nhi và mẹ bầu. Những tác dụng tốt của thịt ếch phải kể đến gồm có:

  • Điều hòa giấc ngủ: Trong Đông y, thịt ếch có tính bình, vị ngọt nên tốt cho giấc ngủ của thai phụ.
  • Phục hồi cơ thể: Protein và năng lượng có tác dụng làm giảm tình trạng mệt mỏi, bồi bổ cơ thể.
  • Hỗ trợ cho xương: Thành phần Canxi giúp răng và xương của mẹ bầu chắc khỏe hơn. Đồng thời tham gia vào quá trình hình thành hệ xương cho em bé trong bụng.
  • Chữa chứng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng: Natri, Kali cùng Vitamin B, C hữu ích cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu, hỗ trợ chữa tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Những món ngon từ ếch mẹ bầu có thể tham khảo là cháo ếch, ếch hầm, lẩu ếch, ếch chiên bơ, ếch xào chua ngọt,…

Thịt bò

Ước tính trong 100 gam thịt bò sở hữu 3,64 mg Kẽm, 28 mg Magie, 3,1 mg Sắt, 10,7 gam Lipid, 21,5 gam Protein, 182 kcal năng lượng, 12 gam Canxi, 4,5 mg Vitamin PP, 3,05 mcg Vitamin B12, 0,44 mg Vitamin B6, 12 mcg Vitamin A,… Do đó thịt bò sẽ mang đến nhiều lợi ích cho mẹ bầu 3 tháng đầu, điển hình là:

  • Điều hòa khí huyết, bổ máu: Khoáng chất Sắt của thịt bò tốt cho máu, giúp vận chuyển dưỡng chất và Oxy đi nuôi cơ thể mẹ bầu, thai nhi. Sắt cũng hỗ trợ thai phụ hạn chế tình trạng thiếu máu, chóng mặt, mỏi mệt,…
  • Tốt cho xương khớp: Canxi của thịt bò có công dụng hữu ích với xương khớp mẹ bầu và quá trình hình thành hệ xương thai nhi.
  • Hỗ trợ hình thành tế bào: Hàm lượng Protein cao của thịt bò góp phần hình thành tế bào mới cho thai nhi, đồng thời phục hồi và tạo mới tế bào trong cơ thể thai phụ. Vì Protein của thịt bò sở hữu nhiều Axit Amin hữu ích với tế bào cơ thể.
  • Nâng cao miễn dịch cho thai nhi và mẹ bầu: Vitamin B6 của thịt bò hỗ trợ gia tăng sức đề kháng cho thai nhi và mẹ bầu hiệu quả.

Mẹ bầu 3 tháng đầu có thể tham khảo một số món ngon từ thịt bò như súp thịt bò cần tây, canh thịt bò rau củ, thịt bò xào rau muống,…

mang-thai-3-thang-dau-co-nen-an-thit-cho-khong-4
Mẹ bầu nên đưa thịt bò vào thực đơn

Thịt dê

Thịt dê chứa nhiều khoáng chất và Protein tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Thai phụ ở 3 tháng đầu nên bổ sung thịt dê vào thực đơn. Ước tính trong 100 gam thịt dê chứa những dưỡng chất như 3,22 mg Kẽm, 2,3 mg Sắt, 20 mg Magie, 80,6 mg Natri, 232 mg Kali, 146 mg Phốt pho, 92 mg Cholesterol, 14,1 gam chất béo, 19 gam Protein, 22 mcg Vitamin A, 0,26 mg Vitamin E,… mang đến nhiều lợi ích cho mẹ bầu:

  • Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu: Hàm lượng Sắt trong thịt dê khá cao và dễ hấp thụ, làm giảm nguy cơ thiếu máu trong thai kỳ.
  • Tốt cho hệ xương và răng: Kali và Natri trong thịt dê rất tốt cho hệ xương, răng của thai phụ. Hai loại khoáng chất này cũng vô cùng hữu ích cho quá trình hình thành xương thai nhi.
  • Cung cấp năng lượng: Hàm lượng Protein cao sẽ cung cấp cho mẹ bầu nhiều dưỡng chất và năng lượng. Từ đó hỗ trợ thai nhi phát triển thật tốt.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Kẽm trong thịt dê có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp mẹ bầu hạn chế bị khó tiêu, táo bón.

Một số món ngon từ thịt dê thai phụ có thể tham khảo như lẩu dê, cháo chân dê, thịt dê hầm ngũ vị hương, thịt dê hấp,…

Thịt vịt

Ước tính trong 100 gam thịt vịt chứa những dưỡng chất như 145 mg Phốt pho, 76 mg Cholesterol, 1,8 mg Sắt, 13 mg Canxi, 17,8 gam Protein, 267 kcal năng lượng, 1,9 gam Kẽm, 0,4 mg Vitamin B12, 1,6 mg Vitamin B5, 100 mcg Vitamin B1, 4,7 gam Vitamin PP, 270 mcg Vitamin A,… mang đến nhiều lợi ích:

  • Cung cấp năng lượng cho cơ thể mẹ bầu: Protein của thịt vịt giúp mẹ bầu có thêm năng lượng sinh hoạt và nuôi dưỡng bào thai.
  • Hỗ trợ quá trình trao đổi chất: Thành phần Kẽm thúc đẩy quá trình trao đổi chất ổn định hơn, nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng.
  • Tốt cho hệ thần kinh và não bộ: Vitamin B12, Vitamin B5 có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh và duy trì hoạt động của hệ thần kinh ổn định. Hai thành phần này cũng giúp thai nhi ngăn ngừa nguy cơ bị dị tật bẩm sinh,…
  • Bổ máu: Thành phần Sắt của thịt vịt làm bổ máu, điều hòa khí huyết và ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu,… cho mẹ bầu.

Mẹ bầu có thể tham khảo một số món ngon từ thịt vịt như vịt kho sả, vịt om sấu, cháo vịt, vịt áp chảo, vịt quay,… Bên cạnh thịt vịt, mẹ bầu cũng có thể đưa thịt gà vào khẩu phần.

Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn thịt chó không? Thai phụ ở tam cá nguyệt đầu tiên nên hạn chế ăn thịt chó. Thay vào đó hãy bổ sung những món ăn kể trên vô thực đơn nhé.

mang-thai-3-thang-dau-co-nen-an-thit-cho-khong-5
Mẹ bầu nên dùng các món từ thịt vịt

Các món mẹ bầu không nên ăn

Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn thịt chó không? Thịt chó là món thai phụ trong 3 tháng đầu cần hạn chế dùng. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyên mẹ bầu không nên ăn một số món khác, cụ thể gồm có:

Thịt trâu

Thịt trâu cũng có hàm lượng dinh dưỡng tốt như thịt bò. Tuy nhiên lượng đạm của thịt trâu cao hơn thịt bò. Thịt trâu được xếp vào nhóm thực phẩm có lượng đạm cao như thịt chó. Do đó thai phụ nên hạn chế ăn thịt trâu. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên mẹ bầu không nên ăn thịt trâu, vì tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc nếu chế biến chưa đúng cách. Trong điều kiện nhiệt độ thường thịt trâu cũng dễ bị biến chất, ôi thiu.

Gan động vật

Gan động vật chứa nhiều Sắt và Vitamin A. Thế nên nếu mẹ bầu ăn quá thường xuyên sẽ gây dư thừa 2 dưỡng chất này, tác động không tốt đến sức khỏe thai nhi. Bên cạnh đó, gan vốn là cơ quan đảm nhận chức năng đào thải độc tố của cơ thể động vật. Do đó gan tích tụ nhiều kim loại nặng, chất độc hại, vi khuẩn, thuốc kháng sinh,… Việc dùng gan động vật nhiều lần, không đúng cách sẽ làm gia tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh thai nhi.

Thịt ba ba

Hàm lượng dinh dưỡng trong thịt ba ba được xếp vào nhóm cao, vượt qua cả thịt chó, thịt trâu,… Do đó để tránh tình trạng quá tải, gây áp lực cho hệ tiêu hóa, mẹ bầu nên hạn chế dùng thịt ba ba. Những chất dinh dưỡng không hấp thụ được có thể gây ra tình trạng táo bón, đầy hơi, khó tiêu,…

Các loại gia vị như gừng, hành, tỏi, ớt,…

Nhóm gia vị này có vị nóng mạnh. Nếu mẹ bầu tiêu thụ quá nhiều gia vị cay sẽ khiến cơ thể bị nóng trong. Bên cạnh đó, gia vị cay cũng tác động không tốt đến hệ tiêu hóa, có thể gây ra nhiều bệnh lý như mất vị giác, mất ngủ, ợ nóng,…

mang-thai-3-thang-dau-co-nen-an-thit-cho-khong-6
Thai phụ nên hạn chế ăn gia vị cay

Tóm lại, mang thai 3 tháng đầu có nên ăn thịt chó không? Mẹ bầu trong tam cá nguyệt đầu nên hạn chế ăn thịt chó để bảo vệ sức khỏe thật tốt. Thai phụ hãy đưa những thực phẩm hữu ích và phù hợp hơn vào khẩu phần ăn mỗi ngày nhé. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ