Sau khi tiêm vaccine có uống bia được không? Tiêm vắc xin chính là biện pháp phòng bệnh chủ động, giúp tăng cường sức đề kháng và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh truyền nhiễm. Những thắc mắc xoay quanh vấn đề kiêng cữ sau khi tiêm vắc xin sẽ được bác sĩ phòng khám Đa khoa Phương Nam giải đáp chi tiết.
BS Hoa Tuấn Ngọc – Quản lý Y khoa vùng miền Đông Nam Bộ, Hệ thống tiêm chủng VNVC chia sẻ: “Thuốc lá, rượu, bia và các loại đồ uống có cồn đều là những chất kích thích gây hại cho sức khỏe dưới bất kỳ hình thức nào. Đặc biệt làm ảnh hưởng đến phản ứng của cơ thể với vắc xin và làm gia tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ không mong muốn sau khi tiêm ngừa vắc xin”.
Mặc dù rượu bia không trực tiếp cản trở cơ thể sản sinh miễn dịch, nhưng loại đồ uống này vẫn có thể gây ra một số tác động tiêu cực như sau:
Làm giảm khả năng hấp thụ vắc xin của cơ thể: Khi uống rượu sau tiêm vắc-xin, gan phải tăng cường hoạt động để chuyển hóa và đào thải chất cồn, dẫn đến sự suy yếu của hệ miễn dịch và làm giảm khả năng hấp thụ vắc-xin của cơ thể. Điều này có nghĩa người uống rượu có thể không đạt được hiệu quả tiêm chủng như mong đợi, cơ thể không được bảo vệ đầy đủ trước các mầm bệnh truyền nhiễm.
Gây nhầm lẫn với tác dụng phụ của vắc xin: Uống nhiều rượu bia có thể gây nhầm lẫn triệu chứng với tác dụng phụ của vắc xin. Bởi vì, người tiêm khó nhận biết được tác dụng phản ứng đó có phải do vắc xin hay rượu bia gây ra. Sử dụng rượu bia sau khi tiêm vắc xin có thể xảy ra triệu chứng đau đầu, đây cũng là tác dụng phụ của một số loại vắc xin như Shingrix – vắc xin chống lại bệnh zona (herpes zoster). Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy hơn 50% người trưởng thành từ 50 đến 59 tuổi bị đau đầu sau khi tiêm vắc xin Shingrix (phòng bệnh zona).
Ức chế hệ miễn dịch: Theo thông tin từ Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), uống quá nhiều rượu, bia với tần suất liên tục (15 ly trở lên mỗi tuần cho nam giới, 8 ly trở lên mỗi tuần cho phụ nữ) có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch và ảnh hưởng đến khả năng chống lại nguy cơ nhiễm trùng của cơ thể. Khi hệ miễn dịch bị ức chế, không chỉ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mà còn khiến vắc-xin không thể phát huy được tác dụng bảo vệ tối ưu như mong muốn.
Làm trầm trọng hơn phản ứng phụ sau tiêm vắc xin: Thường xuất hiện triệu chứng khác nhau như đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, đau cơ, sốt cao, phát ban, sưng tấy hoặc ngứa tại vị trí tiêm. Những phản ứng phụ này có thể gây ra tình trạng khó chịu và ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Uống rượu sau khi tiêm chủng có thể làm tăng nguy cơ phản ứng dị ứng: Đặc biệt nếu bạn có tiền sử dị ứng với rượu hoặc các thành phần trong rượu, hãy thận trọng khi sử dụng sau khi tiêm vắc xin.
Bên cạnh việc kiêng rượu, bia và các chất kích thích trong thời gian tiêm chủng, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ định của bác sĩ để việc tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh dại đạt hiệu quả cao nhất, nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Sau tiêm vắc xin bao lâu thì có thể uống rượu?
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người mới tiêm vắc xin nên hạn chế uống rượu trong vòng 48 giờ sau khi tiêm và không nên uống quá 2 đơn vị cồn trong ngày. Việc này giúp đảm bảo cơ thể có đủ thời gian để hấp thụ vắc xin và tạo ra kháng thể hiệu quả. Tuy nhiên, thời gian cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào loại vắc xin và hướng dẫn của bác sĩ.
Các loại đồ uống có cồn nồng độ cao như rượu mạnh, rượu vang đỏ và bia đen có thể ảnh hưởng đáng kể đến hệ miễn dịch. Vì vậy, nếu muốn uống rượu sau khi tiêm, bạn nên chọn những loại có nồng độ cồn thấp và uống ở mức độ vừa phải, đồng thời uống nhiều nước để giúp cơ thể đào thải cồn nhanh hơn.
Những người nên hạn chế hoặc tránh uống rượu sau khi tiêm chủng, cụ thể:
Người dị ứng với rượu hoặc thành phần của rượu;
Người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, gan, tim mạch;
Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú;
Người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch như corticosteroid hay methotrexate.
Những việc cần làm sau khi tiêm phòng vắc xin
Với sự tiến bộ của y học hiện đại, con người đã có thể chủ động phòng ngừa căn bệnh đáng sợ thông qua chương trình tiêm chủng. Để đảm bảo hiệu quả tiêm chủng và sức khỏe, hãy thực hiện những điều sau:
Những điều cần tránh
Kiêng toàn bộ các chất kích thích: Rượu bia và các chất kích thích cần được tránh sau khi tiêm chủng vì chúng có thể gây hại cho sức khỏe, làm giảm hiệu quả vắc xin và khả năng tạo miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó, uống rượu bia sau khi tiêm vắc xin cũng gây khó khăn trong việc phân biệt tác dụng phụ của vắc xin và tác dụng phụ của rượu bia hoặc gia tăng nguy cơ phản ứng sau tiêm.
Tránh các hoạt động mạnh hoặc cường độ cao: Để giảm thiểu mệt mỏi và áp lực lên cơ thể sau khi tiêm vắc-xin, nên hạn chế hoạt động mạnh trong vài ngày. Đây là lời khuyên hữu ích vì các phản ứng phụ thông thường sau tiêm vắc-xin bao gồm mệt mỏi, đau tại chỗ tiêm, đau tay và đau cơ.
Tránh ăn thức ăn khó tiêu: Để tránh buồn nôn hoặc khó chịu, nên tránh ăn thức ăn khó tiêu như đồ nhiều dầu mỡ hoặc chế biến cầu kỳ.
Tránh thức ăn có thể kích thích dạ dày: Nên tránh các loại thức ăn và đồ uống có tính kích thích dạ dày như đồ cay, cà phê hoặc đồ chua.
Bổ sung dinh dưỡng: Để tăng cường sức đề kháng và giảm viêm, hãy bổ sung rau xanh, cà chua, dầu ô liu, các loại hạt, trái cây (như cam, đào, việt quất, dâu tây), và các loại cá giàu chất béo (như cá thu, cá hồi, cá mòi) vào chế độ ăn uống.
Theo dõi các dấu hiệu bất thường: Nếu có các triệu chứng như sưng tấy quá mức, đỏ, đau nhức kéo dài, mẩn ngứa toàn thân, khó thở, tim đập nhanh… hãy liên hệ ngay với bác sĩ.
Những điều nên làm
Trong vòng 30 phút sau khi tiêm: Ở lại cơ sở tiêm chủng để nhân viên y tế theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn, đặc biệt là các phản ứng phụ như sốt, mẩn ngứa, khó thở… Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy báo ngay cho nhân viên y tế để được xử lý kịp thời.
Uống đủ nước: Điều này giúp cơ thể bù nước, giảm mệt mỏi và tăng cường hiệu quả hệ miễn dịch sau khi tiêm chủng.
Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn sau khi tiêm và giảm bớt mệt mỏi do phản ứng miễn dịch.
Theo dõi các dấu hiệu bất thường: Tiếp tục theo dõi các dấu hiệu như sốt cao, phát ban, sưng hạch, khó thở… Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp thắc mắc “Sau khi tiêm vaccine có uống bia được không?”. Để đảm bảo sức khỏe và hiệu quả của vaccine, tốt nhất nên hạn chế hoặc tránh uống rượu bia sau khi tiêm. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về việc tiêm vaccine hoặc các vấn đề liên quan đến sức khỏe, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.