Bị chó cắn sau 3 ngày chích ngừa được không? Cần xử lý vế thương ngay thế nào?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Bị chó cắn sau 3 ngày chích ngừa được không? Cần xử lý vế thương ngay thế nào?

Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng 12 3, 2024

Bệnh dại xuất hiện ở hầu hết các tỉnh thành Việt Nam, chủ yếu do chó nhà truyền bệnh cho người. Một khi lên cơn dại thì cả người và vật nuôi đều dẫn đến tử vong. Vậy, trường hợp bị chó cắn sau 3 ngày chích ngừa được không? Sau khi bị chó dại cắn bao lâu thì tiêm phòng vaccine dại?

Tổng quan về bệnh dại

Bệnh dại (Rabies) là bệnh truyền nhiễm, do vi rút dại lây truyền từ động vật sang người chủ yếu thông qua vết cào, cắn hoặc vết liếm của động vật bị dại trên vùng da bị tổn thương. Tại Việt Nam, nguồn truyền bệnh dại chủ yếu là chó, một số ít là mèo. Ngoài ra, bệnh dại còn có nguồn lây từ các động vật khác như dơi, chim, chuột, chồn hôi, cầy mangut,…

Bệnh dại là một căn bệnh do vi-rút gây tử vong nhưng có thể phòng ngừa được
Bệnh dại là một căn bệnh do vi-rút gây tử vong nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được. 

Thời gian ủ bệnh dại thường từ vài tuần cho đến vài tháng, thậm chí vài năm, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí vết thương, lượng virus và sức khỏe của người bị cắn. Triệu chứng ban đầu có thể là sốt, nóng rát và châm chích tại vị trí vết thương. Khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh dại, bệnh nhân sẽ tử vong 100%.

Bệnh dại ở người thường được chia thành 2 thể chính với các biểu hiện lâm sàng khác nhau, cụ thể:

  • Thể cuồng: Đây là thể bệnh phổ biến chiếm trên 80% các trường hợp. Virus dại có khả năng di chuyển dọc theo dây thần kinh để xâm nhập vào não bộ với tốc độ từ 12-24mm mỗi ngày. Khi virus đã thâm nhập thành công vào não bộ, người bệnh sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng nghiêm trọng như sợ gió, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, mắt trợn ngược, tiết nhiều nước bọt, huyết áp giảm và khó khăn trong việc ăn uống. Với những triệu chứng trên, người bệnh tử vong trong vòng 1-7 ngày sau đó.
  • Thể liệt: Trường hợp thường hiếm gặp hơn, bệnh dại thể liệt gây tê liệt toàn thân, rối loạn bài tiết và liệt tay chân. Người bệnh vẫn tỉnh táo từ lúc phát bệnh cho đến khi tử vong.

Bệnh dại có thể lây từ người sang người qua nước bọt hoặc vết cắn, nhưng ca bệnh thực tế chưa có trường hợp nào được ghi nhận. Về mặt lý thuyết, vi rút dại cũng có thể lây truyền sang người nếu ăn thịt sống hoặc uống sữa của động vật nhiễm bệnh.

Bị chó cắn không chích ngừa có sao không?

Từ năm 2022 đến nay bệnh dại có xu hướng gia tăng, nhiều tỉnh, thành phố ghi nhận số ca tử vong do dại cao như Gia Lai 14 ca, Nghệ An 7 ca, Bình Phước 7 ca, Điện Biên 6 ca, Bến Tre 5 ca, Đắk Lắk và Bình Thuận 4 ca. Năm 2024, tình hình bệnh dại tiếp tục gia tăng đột biến, chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023 (10 trường hợp). Khu vực Tây Nguyên vẫn là điểm nóng về dại với 2/4 tỉnh có ca tử vong (Đắk Lắk 4 ca, Gia Lai 01 ca). Đặc biệt gần đây xuất hiện các trường hợp mắc bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn, từ 10-15 ngày, trong đó nhiều trường hợp là trẻ em dưới 5 tuổi, bị chó, mèo cắn ở vùng đầu, mặt, gây thương tích nặng ở khu vực gần thần kinh trung ương. – Theo Cổng thông tin Bộ Y tế.

Không chích ngừa sau khi bị chó cắn là một quyết định có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Ngay sau khi bị chó cắn, vệ sinh vết thương và tiêm phòng vắc xin, huyết thanh kháng dại là những biện pháp quyết định sự sống còn của người bệnh. Ngay cả khi vết thương nhẹ như trầy xước hay chảy ít máu, người bệnh cũng không nên chủ quan mà cần nhanh chóng vệ sinh, khử khuẩn vùng bị cắn và đến ngay cơ sở tiêm chủng gần nhất để tiêm vắc xin dại.

Giai đoạn từ khi bị chó cắn đến khi phát bệnh được gọi là thời kỳ ủ bệnh, đây chính là khoảng thời gian để người b ệnh có thể tiếp nhận điều trị và tiêm vắc xin phòng dại, từ đó ngăn chặn kịp thời nguy cơ tử vong có thể xảy ra.

Bị chó cắn sau 3 ngày chích ngừa được không?

HOÀN TOÀN ĐƯỢC. Nếu vì nguyên nhân bất khả kháng nào đó người bệnh chưa kịp đi chích ngừa ngay sau khi bị cắn thì sau 3 ngày vẫn có thể chích vắc xin dại. Trên thực tế, không có một khoảng thời gian tối thiểu để tiêm vắc xin dại sau khi bị chó cắn. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiêm sớm nhất có thể. Sau khi tiêm vắc xin dại, cơ thể cần thời gian để sản sinh kháng thể đặc hiệu chống lại virus dại, từ đó ngăn chặn được sự di chuyển của virus lên hệ thần kinh.

Sau 3 ngày người bệnh vẫn có thể đi tiêm vắc xin dại.
Sau 3 ngày người bệnh vẫn có thể đi tiêm vắc xin dại.

Sau khi bị chó cắn, tùy theo mức độ nghiêm trọng của vết thương, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng vắc xin dại và/hoặc huyết thanh kháng dại để tăng hiệu quả điều trị dự phòng. Huyết thanh kháng dại có tác dụng nhanh chóng, cung cấp ngay một lượng kháng thể để chống lại virus dại, tuy nhiên chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn do đây không phải kháng thể do cơ thể tự tạo ra.

Ngược lại, kháng thể được tạo ra từ việc tiêm vắc xin dại sẽ có tác dụng phòng bệnh lâu dài hơn. Trong trường hợp không có sẵn huyết thanh kháng dại, các bác sĩ sẽ chỉ định tiêm vắc xin dại và theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Bị chó cắn sau 3 ngày cần xử lý như thế nào?

Sau khi bị chó cắn, người bệnh cần sơ cứu vết thương tại chỗ ngay lập tức và nhanh chóng đến cơ sở y tế để tiêm vắc xin phòng dại. Khi bị chó cắn, việc đầu tiên là vệ sinh và sát trùng vết thương một cách kỹ lưỡng. Các bước sơ cứu vết thương bị chó cắn bao gồm:

Vết thương do chó cắn cần được làm sạch và sát trùng kỹ lưỡng.
Vết thương do chó cắn cần được làm sạch và sát trùng kỹ lưỡng.

Trường hợp vết thương không chảy máu:

  • Cần để vết thương dưới vòi nước ấm trong khoảng 15 phút nhằm giảm nguy cơ nhiễm trùng và lượng virus dại xâm nhập vào cơ thể.
  • Sau khi làm sạch bằng nước, người bệnh cần lau khô vết thương, sát khuẩn bằng cồn 70 độ hoặc povidone iodine 10%
  • Rồi dùng băng gạc sạch để băng lại, lưu ý không băng quá chặt hay kín vết thương.

Trường hợp vết thương chảy máu:

  • Không nên vội cầm máu ngay trong quá trình rửa vết thương mà nên đợi khoảng 15 phút sau đó. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy, hãy đặt gạc y tế lên miệng vết thương và thêm lớp gạc mới sau 7 phút nếu máu chưa ngừng chảy.
  • Khi máu đã ngừng chảy, băng lại vết thương và đến ngay bệnh viện để được điều trị.

Lưu ý: Đặc biệt, trong trường hợp mất máu nhiều hoặc máu bắn thành tia, cần nhanh chóng sử dụng dây thun buộc garô quanh vết thương để hạn chế mất máu và đến bệnh viện gần nhất càng sớm càng tốt.

Khi nào nên tiêm phòng sau khi bị chó cắn?

Sau khi bị chó cắn, cần đến ngay trung tâm y tế để được tiêm phòng dại. Thông thường, phác đồ tiêm chủng sẽ được bác sĩ chỉ định tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương, tiền sử tiêm chủng và tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Lịch tiêm phòng dại sau phơi nhiễm, đối với người chưa tiêm vắc xin trước đó cần tiêm 3-5 liều trong vòng 28 ngày. Cụ thể, nếu con vật còn sống sau 10 ngày theo dõi, chỉ cần tiêm 3 liều vắc xin. Trường hợp con vật chết, mắc bệnh sau 10 ngày hoặc không theo dõi được, cần tiêm 2 mũi/lần x 4 lần (tiêm trong da) hoặc 5 liều (tiêm bắp).

Tùy theo vết thương, tình trạng sức khỏe người bị cắn và tình trạng con vật trong 10 ngày theo dõi, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp tiêm vắc xin với huyết thanh kháng dại. Riêng những người đã được tiêm đủ liều vắc xin dự phòng trước phơi nhiễm chỉ cần tiêm 2 mũi vắc xin.

Hiện nay, Việt Nam đang lưu hành hai loại vắc xin dại thế hệ mới là Verorab (Pháp) và Abhayrab (Ấn Độ), an toàn và hiệu quả cao cho cả trẻ em và người lớn. Khác với các loại vắc xin cũ, hai loại này không chứa tế bào thần kinh nên không gây hại cho sức khỏe hay ảnh hưởng đến trí nhớ.

Nguồn tham khảo: https://moh.gov.vn/web/phong-chong-tai-nan-thuong-tich/tin-noi-bat/-/asset_publisher/iinMRn208ZoI/content/thong-tin-ve-tinh-hinh-benh-dai-tren-nguoi
Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ