Vắc xin uốn ván tiêm mấy mũi là đủ liều quy định hiện nay?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Vắc xin uốn ván tiêm mấy mũi là đủ liều quy định hiện nay?

Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng 12 3, 2024

Uốn ván (tetanus) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do ngoại độc tố (tetanus exotoxin) của vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh uốn ván có thể dẫn đến tử vong. Do đó, tiêm phòng vắc xin uốn ván là cần thiết đối với tất cả mọi người. Vậy, vắc xin uốn ván tiêm mấy mũi là đủ liều quy định hiện nay?

Tìm hiểu vắc xin uốn ván

Bệnh uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính do ngoại độc tố (Tetanus exotoxin) của vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh là cứng hàm khiến bệnh nhân không thể há miệng, tiếp theo là tình trạng co cứng các cơ tăng dần kèm đau đớn, bắt đầu từ cơ gáy, cơ lưng, cơ bụng và lan ra toàn thân. Tùy theo nhóm cơ co cứng chiếm ưu thế, người bệnh có thể xuất hiện các tư thế đặc biệt như cong ưỡn người ra sau, cong sang một bên, gập người ra trước, hoặc thẳng cứng như tấm ván.

Uốn ván thường xảy ra sau khi bị thương, ví dụ như vết thương rách, xước, trầy da, phẫu thuật, hoặc sinh nở.
Uốn ván thường xảy ra sau khi bị thương, ví dụ như vết thương rách, xước, trầy da, phẫu thuật hoặc sinh nở.

Tỷ lệ tử vong do bệnh uốn ván phụ thuộc vào điều kiện hồi sức cấp cứu và thời điểm điều trị, tuy nhiên khi đã nhiễm bệnh, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 95%. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh uốn ván, nhưng bệnh có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vắc xin. Do vắc xin uốn ván không tạo miễn dịch trọn đời, người tiêm cần thường xuyên tiêm nhắc lại để duy trì hiệu quả bảo vệ.

Vắc xin uốn ván có cơ chế hoạt động bằng cách tạo ra các kháng thể liên kết với độc tố chứ không phải với vi khuẩn. Những người chưa được chủng ngừa uốn ván cần được tiêm vắc xin càng sớm càng tốt sau khi bị thương.Theo khuyến nghị của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), cả trẻ em và người lớn đều nên tiêm vắc xin uốn ván. Vắc xin này có hiệu quả cao và an toàn, kể cả với phụ nữ mang thai hoặc người nhiễm HIV. Các chuyên gia cho biết nếu được tiêm đúng thời điểm và đủ liều lượng, vắc xin uốn ván sẽ giúp người bệnh tránh được những cơn đau đớn nguy hiểm do bệnh gây ra, đồng thời góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong từ căn bệnh này.

Hiệu quả phòng bệnh của vắc xin uốn ván

Vắc xin uốn ván đã được chứng minh có hiệu quả phòng bệnh lên đến 95% khi được tiêm đủ liều và đúng lịch. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai, việc tiêm vắc xin này không chỉ giúp phòng ngừa uốn ván cho người mẹ trong suốt quá trình chuyển dạ mà còn bảo vệ con nhờ kháng thể được truyền từ mẹ sang con.

Tuy nhiên, vắc xin uốn ván không tạo miễn dịch trọn đời mà chỉ có tác dụng trong khoảng 10 năm. Vì vậy, các bác sĩ luôn khuyến cáo nên tiêm nhắc lại định kỳ 10 năm một lần, hoặc tiêm sớm hơn nếu nghi ngờ đã tiếp xúc với các bào tử gây bệnh uốn ván.

Tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai bảo vệ cả mẹ và con khỏi bệnh uốn ván.
Tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai bảo vệ cả mẹ và con khỏi bệnh uốn ván.

Không tiêm phòng uốn ván có sao không?

Câu trả lời là . Bệnh uốn ván có tỷ lệ tử vong rất cao, lên đến 90% ở người lớn và 95% ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do phát hiện bệnh muộn và bệnh phát triển quá nhanh không kịp can thiệp y tế. Nếu không được can thiệp kịp thời, các cơn co cứng cơ có thể khiến bệnh nhân ngạt thở và tử vong nhanh chóng.

Việc không tiêm phòng vắc xin uốn ván là rất nguy hiểm vì đây là căn bệnh gây ra nhiều ca tử vong thương tâm cho những người khỏe mạnh, đặc biệt là trụ cột lao động trong gia đình do tai nạn lao động. Mặc dù đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh uốn ván, nhưng bệnh có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng việc tiêm vắc xin.

Các tổn thương trên da tạo thành vết thương hở, rách da cần được tiêm ngừa uốn ván do nguy cơ vi khuẩn xâm nhập rất cao. Đặc biệt, những vết thương nghiêm trọng do tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp hoặc do dẫm phải vật sắc nhọn. Hầu hết các trường hợp tử vong đều do chủ quan, không điều trị kịp thời khi bệnh khởi phát. Vì vậy, việc chủ động tiêm ngừa vắc xin uốn ván cho người khỏe mạnh và người có nguy cơ cao là rất cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe và hạn chế những rủi ro không đáng có trong các trường hợp tai nạn.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, bất kể có thai hay không, đều cần được tiêm phòng uốn ván để tạo kháng thể bảo vệ cả mẹ và bé khi không may bị vi khuẩn uốn ván xâm nhập. Hiện nay, do phần lớn phụ nữ mang thai chưa từng được tiêm vắc xin uốn ván nên không có miễn dịch với bệnh, vì vậy việc tiêm phòng uốn ván trở thành bước cực kỳ quan trọng để bảo vệ cả mẹ và bé.

Vắc xin uốn ván tiêm mấy mũi là đủ liều quy định hiện nay?

Số mũi tiêm vắc xin uốn ván cần thiết để đạt liều quy định là vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người có nguy cơ cao mắc bệnh. Vắc xin này có thể được tiêm riêng lẻ hoặc phối hợp với các loại vắc xin khác như bạch hầu, bại liệt, ho gà, viêm gan B và các bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp B (Hib) gây ra.

Theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, trẻ em cần tiêm tổng cộng 5 mũi vắc-xin
Theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, trẻ em cần tiêm tổng cộng 5 mũi vắc-xin uốn ván. 

Số mũi tiêm cụ thể sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng và loại vắc xin được sử dụng. Vậy nên, người tiêm cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ tiêm chủng và chỉ định của nhà sản xuất cũng như hướng dẫn của bác sĩ để tăng hiệu quả bảo vệ.

Vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa

Vắc xin Infanrix Hexa hay còn gọi là vắc xin 6 trong 1 do tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học Glaxosmithkline (GSK) – Bỉ sản xuất. Đây là loại vắc xin phối hợp  thành phần ho gà vô bào, phòng được nhiều bệnh trong một lần tiêm bao gồm: ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B, bại liệt và các bệnh xâm lấn do vi khuẩnHaemophilus influenzae týp B (Hib).

Vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa được khuyến cáo tiêm cho trẻ từ 2 tháng đến dưới 2 tuổi theo lịch trình 4 mũi:

  • Mũi 1: Mũi tiêm đầu tiên
  • Mũi 2: Cách mũi thứ nhất 1 một tháng
  • Mũi 3: Cách mũi thứ 2 một tháng
  • Mũi 4: Cách mũi thứ 3 một năm (hoặc tối thiểu 6 tháng nếu tiêm mũi 3 khi trẻ ≥ 12 tháng tuổi).

Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim

Vắc xin Hexaxim 6 trong 1 được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới chuyên dược phẩm và chế phẩm sinh học Sanofi Pasteur (Pháp).

Đây là vắc xin kết hợp thế hết mới phòng được 6 bệnh truyền nhiễm, bao gồm ho gà, bại liệt, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B và các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do H.Influenzae týp B (Hib) gây ra. Việc kết hợp 6 loại vắc-xin trong một mũi tiêm giúp giảm số lần tiêm, nhờ đó giảm đau cho trẻ và tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí đi lại cho gia đình.

Vắc xin Hexaxim được chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 2 tuổi phòng 6 bệnh. 
Vắc xin Hexaxim được chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 2 tuổi phòng 6 bệnh. 

Vắc xin Hexaxim 6 trong 1 được dùng cho trẻ từ 2 tháng đến dưới 2 tuổi, với lịch tiêm 4 mũi:

  • Mũi 1: Mũi tiêm lần đầu tiên
  • Mũi 2: Cách mũi thứ 1 một tháng
  • Mũi 3: Cách mũi thứ 2 một tháng 
  • Mũi 4: Cách mũi thứ 3 một năm (hoặc tối thiểu 6 tháng nếu tiêm mũi 3 khi trẻ ≥ 12 tháng tuổi). 

Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim 

Vắc xin Pentaxim là loại vắc xin kết hợp phòng được 5 bệnh nguy hiểm trong 1 mũi tiêm, bao gồm: Ho gà, bại liệt, uốn ván, bạch hầu và các bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ do H. Influenzae týp B (Hib). Vắc xin Pentaxim được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học Sanofi Pasteur (Pháp).

Vắc xin Pentaxim 5 trong 1 được chỉ định cho trẻ từ 2 tháng đến dưới 2 tuổi. Lịch tiêm gồm 4 mũi:

  • Mũi 1: Mũi tiêm đầu tiên
  • Mũi 2: Một tháng sau mũi thứ 1
  • Mũi 3: Một tháng sau mũi thứ 2
  • Mũi 4: Một năm sau mũi thứ 3

 Vắc xin 4 trong 1 Tetraxim

Vắc xin Tetraxim là một loại vắc xin tổ hợp 4 trong 1 do tập đoàn dược phẩm và chế phẩm sinh học Sanofi Pasteur (Pháp) nghiên cứu và phát triển, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Đây là loại vắc xin hấp phụ bạch hầu – ho gà – uốn ván (có thành phần vô bào) và bại liệt (bất hoạt) được chỉ định để phòng ngừa 4 loại bệnh nguy hiểm là bạch hầu, ho gà, uốn ván và bại liệt ở trẻ em. 

Vắc xin Tetraxim là một loại vắc xin tổ hợp 4 trong 1, được chỉ định để phòng ngừa 4 loại bệnh nguy hiểm là bạch hầu, ho gà, uốn ván và bại liệt ở trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên.
Vắc xin Tetraxim được chỉ định phòng ngừa 4 loại bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván và bại liệt ở trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên.

Vắc xin Tetraxim 4 trong 1 được dùng cho trẻ từ 2 tháng đến 13 tuổi (tùy theo quy định của từng quốc gia). Lịch tiêm gồm 5 mũi:

  • Mũi 1: Mũi tiêm lần đầu tiên.
  • Mũi 2: Cách mũi đầu tiên 1 tháng
  • Mũi 3: Cách mũi thứ hai 1 tháng
  • Mũi 4: Cách mũi thứ 3 một năm
  • Mũi 5: Ba năm sau mũi 4 (khi trẻ khoảng 4-6 tuổi).

Vắc xin 3 trong 1 Adacel

Vắc xin Adacel tạo miễn dịch chủ động nhắc lại để phòng ngừa các bệnh ho gà – bạch hầu – uốn ván, được chỉ định cho trẻ em từ 4 tuổi trở lên và người lớn đến 64 tuổi. Vắc xin 3 trong 1 Adacel được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học Sanofi Pasteur (Pháp).

Vắc xin 3 trong 1 Adacel (Canada) sẽ có lịch tiêm như sau:

Trẻ từ 7 đến 10 tuổi chưa từng hoặc không rõ lịch sử tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván. Lịch tiêm gồm 3 mũi như sau

  • Mũi 1: Mũi tiêm đầu tiên
  • Mũi 2: Cách tối thiểu 1 tháng sau khi tiêm mũi đầu tiên
  • Mũi 3: Cách tối thiểu 6 tháng sau mũi thứ hai
  • Sau đó nên tiêm liều nhắc lại với khoảng thời gian tối thiểu 5 năm so với mũi 3 và sau đó nhắc lại mỗi 10 năm.

Người từ 10 tuổi trở lên, đã từng tiêm hoặc chưa từng tiêm, hoặc không rõ lịch sử tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván. Lịch tiêm gồm 3 mũi với các khoảng thời gian như sau:

  • Mũi 1: Mũi tiêm đầu tiên
  • Mũi 2: Cách tối thiểu một tháng sau mũi thứ nhất 1.
  • Mũi 3: Cách mũi thứ hai tối thiểu 6 tháng
  • Liều nhắc lại cần được tiêm ít nhất 10 năm sau liều tiêm trước đó.

Trẻ em từ 7 đến 10 tuổi đã hoàn thành đủ 4 mũi tiêm vắc xin 6 trong 1, 5 trong 1 và 4 trong 1.

  • Lịch tiêm 1 mũi cần cách mũi vắc xin có chứa thành phần ho gà – bạch hầu – uốn ván trước đó ít nhất 5 năm.
  • Liều nhắc lại nên được tiêm sau tối thiểu 10 năm so với liều tiêm trước.

Đối với người từ 10 tuổi trở lên đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin ho gà – bạch hầu – uốn ván

Lịch tiêm 1 mũi và mũi nhắc lại sau đó cách tối thiểu 10 năm.

Vắc xin uốn ván hấp phụ (TT)

Vắc xin uốn ván hấp phụ (TT) được nghiên cứu và sản xuất bởi Viện vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang IVAC – Việt Nam, có khả năng tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh uốn ván cho người lớn và trẻ em.

 Vắc xin uốn ván hấp phụ được bào chế từ giải độc tố uốn ván tinh khiết
Vắc xin uốn ván hấp phụ được bào chế từ giải độc tố uốn ván tinh khiết.

Lịch tiêm theo khuyến cáo của bác sĩ được thực hiện như sau:

Lịch tiêm cơ bản 3 mũi

  • Mũi 1: Tiêm mũi đầu tiên
  • Mũi 2: Cách 1 tháng sau lần tiêm mũi thứ nhất
  • Mũi 3: Cách 6 tháng sau khi tiêm mũi thứ hai

Lưu ý: Thực hiện tiêm liều nhắc mỗi 5 – 10 năm

Lịch tiêm ở phụ nữ mang thai

Mang thai lần đầu tiên: tiêm 2 mũi vắc xin uốn ván hấp phụ (TT)

  • Mũi 1: Tiêm khi phát hiện mang thai, thường vào 3 tháng giữa thai kỳ;
  • Mũi 2: Cách mũi thứ nhất tối thiểu một tháng, yêu cầu phải đảm bảo trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng

Lần mang thai thứ 2, 3, 4

Tiêm 01 mũi, cần đảm bảo trước ngày dự sinh tối thiểu 1 tháng.

Lịch tiêm khách hàng đang bị phơi nhiễm

Dựa trên tình trạng vết thương, lịch sử tiêm phòng uốn ván, sức khỏe và thời gian tiêm phòng trước đó của khách hàng, bác sĩ sẽ chỉ định khách hàng tiêm phòng. 

Huyết thanh uốn ván (SAT)

Huyết thanh uốn ván SAT được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC – Việt Nam), được chỉ định trong việc phòng ngừa uốn ván ở những người vừa mới bị vết thương nghi ngờ nhiễm bào tử uốn ván, bao gồm những người không tiêm ngừa uốn ván trong 10 năm gần đây, hoặc không nhớ rõ lịch sử tiêm uốn ván.

Dự phòng uốn ván sau khi bị thương

Liều thông thường huyết thanh kháng độc tố uốn ván dự phòng sau khi bị thương ở cả người lớn và trẻ em sẽ là 1500 đơn vị quốc tế (đvqt), nên tiêm càng sớm càng tốt. Đối với vết thương nặng hoặc tiêm trễ, liều lượng có thể tăng gấp đôi, hoặc điều chỉnh liều cho người có trọng lượng lớn.

Liều điều trị uốn ván

  • Người lớn và trẻ em cần tiêm liều uốn ván: 3.000 – 6.000 đơn vị;
  • Uốn ván sơ sinh là 5000 – 10.000 đvqt
  • Trẻ em và người lớn: liều điều trị 50.000 – 100.000 đvqt, tiêm dưới da 1/2 liều và nửa còn lại tiêm bắp.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp thắc mắc “Vắc xin uốn ván tiêm mấy mũi là đủ liều quy định hiện nay?”. Tiêm đầy đủ các mũi uốn ván mang hiệu quả bảo vệ cao trên 95% cho người được tiêm, an toàn kể cả phụ nữ đang mang thai. Miễn dịch từ vắc xin uốn ván chỉ kéo dài khoảng 10 năm, nên bạn cần tiêm nhắc lại định kỳ để duy trì hiệu quả bảo vệ. Nếu nghi ngờ tiếp xúc với vi khuẩn uốn ván, cần tiêm nhắc lại sớm hơn.

Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ