Giải đáp thắc mắc: Vắc xin bại liệt tiêm mấy mũi là đủ? Và lịch tiêm cụ thể

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Giải đáp thắc mắc: Vắc xin bại liệt tiêm mấy mũi là đủ? Và lịch tiêm cụ thể

Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng 12 3, 2024

Trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng của Việt Nam, vắc xin bại liệt được xếp vào danh mục bắt buộc. Tiêm đủ số liều vắc xin bại liệt giúp bảo vệ trẻ em khỏi bệnh bại liệt và ngăn chặn sự lây lan của virus bại liệt trong cộng đồng. Vậy, vắc xin bại liệt tiêm mấy mũi là đủ? Nên tiêm loại vắc xin nào?

Bại liệt là bệnh gì?

Bệnh bại liệt (Poliomyelitis) là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính lây truyền qua đường tiêu hoá do vi rút Polio (Poliovirus) gây ra. Virus này thường lây nhiễm từ phân – miệng và có thể lan thành dịch. Bệnh được nhận biết qua biểu hiện của hội chứng liệt mềm cấp (Acute Flaccid Paralysis: AFP) như sốt, buồn nôn, táo bón, suy dinh dưỡng, mất nước, viêm phổi, teo cơ, tê liệt và suy giảm sức đề kháng. Nếu không được can thiệp y tế kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng gây liệt cơ hô hấp và dẫn đến tử vong cho người bệnh.

Hiện tại, không có thuốc đặc trị bệnh bại liệt.
Hiện tại, không có thuốc đặc trị bệnh bại liệt.

Vắc xin bại liệt tiêm mấy mũi là đủ?

Bại liệt là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus tấn công hệ thần kinh, trẻ em dưới 5 tuổi có khả năng nhiễm virus này cao hơn bất kỳ nhóm nào khác. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, cứ 200 trường hợp nhiễm bệnh thì có 1 trường hợp bị liệt vĩnh viễn.

Do có các loại vắc xin khác nhau, số mũi tiêm vắc xin bại liệt phụ thuộc vào loại vắc xin được sử dụng.

Vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa

Vắc xin Infanrix Hexa là vắc xin kết hợp phòng được 6 loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và phổ biến hàng đầu ở trẻ trong 1 mũi tiêm, bao gồm: Ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B, bại liệt và các bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ do H. Influenzae týp B (Hib).

Vắc xin Infanrix Hexa phòng ngừa sáu bệnh: ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và nhiễm trùng do vi khuẩn Hib (có thể gây viêm phổi và viêm màng não).
Vắc xin Infanrix Hexa phòng ngừa sáu bệnh: ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và nhiễm trùng do vi khuẩn Hib

Vắc xin Infanrix Hexa gồm hai thành phần chính, cụ thể: Thành phần hỗn dịch chứa vắc xin bạch hầu-uốn ván-ho gà vô bào, viêm gan B và bại liệt bất hoạt (DTPa-HBV-IPV); và thành phần bột đông khô chứa kháng nguyên Haemophilus influenzae type B (Hib).

Trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi cần tiêm 4 mũi vắc xin Infanrix Hexa 6 trong 1. Theo đó, ba mũi đầu cách nhau một tháng, mũi thứ tư cách mũi thứ ba ít nhất 6 tháng (thường là 12 tháng).

Vắc xin Infanrix Hexa được nghiên cứu và phát triển bởi hãng dược phẩm hàng đầu thế giới GlaxoSmithKline (GSK – Bỉ). Sau nhiều năm thử nghiệm lâm sàng, Infanrix Hexa đã chính thức ra mắt thị trường từ năm 2000.

Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim

Vắc xin Hexaxim được nghiên cứu và phát triển bởi hãng dược phẩm Sanofi Pasteur (Pháp). Đây là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu thế giới dẫn đầu trong lĩnh vực vaccine trong 100 năm, 12 nhà máy sản xuất cung cấp hàng triệu liều vắc xin mỗi năm để phòng ngừa nhiều bệnh truyền nhiễm trên toàn cầu.

Vắc xin Hexaxim là vắc xin kết hợp phòng được 6 bệnh trong 1 mũi tiêm.
Vắc xin Hexaxim là vắc xin kết hợp phòng được 6 bệnh trong 1 mũi tiêm.

Vắc xin Hexaxim là vắc xin kết hợp phòng được 6 bệnh truyền nhiễm như ho gà, bạch hầu, bại liệt, viêm gan B, uốn ván và các bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ do H.Influenzae týp B (Hib). Việc kết hợp các loại vắc xin này giúp giảm số lần tiêm, giảm đau cho trẻ và tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí cho gia đình. Hexaxim được chỉ định tiêm cho trẻ em từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi.

Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim

Vắc-xin Pentaxim hay còn gọi là vắc-xin 5 trong 1 được sản xuất bởi công ty dược phẩm và sinh học Sanofi Pasteur, thuộc tập đoàn Sanofi-Aventis (Pháp).

Vắc xin 5 trong 1 pentaxim phòng bệnh: ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt và viêm màng não do Hib. 

Vắc xin Pentaxim 5 trong 1 phòng ngừa các bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ em chỉ trong một mũi tiêm, bao gồm: ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, các bệnh viêm phổi và viêm màng não mủ do H.Influenzae týp B (Hib). Pentaxim được chỉ định tiêm 4 mũi cho trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi, 3 mũi đầu cách nhau 1-2 tháng, mũi thứ 4 cách mũi thứ 3 ít nhất 6 tháng (thường là 12 tháng).

Vắc xin bại liệt OPV

Vắc xin bại liệt OPV (Oral Polio Vaccine) là một loại vắc xin sống giảm độc lực, được dùng đường uống để phòng ngừa bệnh bại liệt. Vắc xin OPV chứa virus bại liệt sống nhưng đã được làm yếu đi rất nhiều, không gây bệnh cho người được tiêm.

Trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, OPV đã được sử dụng để phòng ngừa bệnh bại liệt cho trẻ từ 2-4 tháng tuổi (3 liều ở các tháng 2, 3 và 4) nhằm tạo miễn dịch bảo vệ trẻ khỏi bệnh bại liệt.

Vắc xin phòng bệnh bại liệt IPV

IPV là vắc xin phòng bệnh bại liệt được tạo từ virus đã bị bất hoạt, được tiêm để kích thích cơ thể tạo kháng thể chống lại virus bại liệt. Vắc xin này được sử dụng phổ biến trong các chương trình tiêm chủng quốc gia, nhất là ở các vùng có nguy cơ mắc bệnh cao. Vắc xin phòng bệnh bại liệt IPV có thể được tiêm riêng lẻ hoặc phối hợp với các loại vắc xin khác tùy theo hướng dẫn của mỗi quốc gia.

Theo chương trình Tiêm chủng Mở rộng (TCMR) hiện hành, trẻ sẽ được uống vắc xin bại liệt OPV ba lần và được tiêm một mũi vắc xin bại liệt IPV khi đạt 5 tháng tuổi nhằm phòng bệnh hiệu quả.

Trẻ em khi nào tiêm vắc xin bại liệt?

Vắc xin bại liệt thường được tiêm cho trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi, với liều nhắc lại khi trẻ được 16-18 tháng tuổi (áp dụng cho vắc xin 5in1 Pentaxim và 6in1 Infanrix Hexa, Hexaxim) hoặc vào năm thứ hai (đối với vắc xin Tetraxim). Đối với người lớn, vắc xin được chỉ định cho các nhóm có nguy cơ cao như nhân viên y tế, người chăm sóc trẻ em và kỹ thuật viên phòng xét nghiệm.

Vắc xin bại liệt thường được tiêm cho trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi
Vắc xin bại liệt thường được tiêm cho trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi

Trẻ không tiêm phòng bại liệt có sao không?

Việc không tiêm phòng bại liệt có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho trẻ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ không được tiêm phòng rất dễ nhiễm virus Polio, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy giảm vận động, tổn thương thần kinh, bại liệt vĩnh viễn và thậm chí tử vong.

Vì vậy, tiêm phòng vắc xin bại liệt được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh nguy hiểm này. Các bậc phụ huynh cần đảm bảo cho con được tiêm đầy đủ các mũi vắc xin theo đúng lịch tiêm chủng để phòng ngừa những biến chứng có thể đe dọa tính mạng của trẻ.

Hiệu quả phòng bệnh của vắc xin bại liệt cho trẻ

Vắc xin phòng bệnh bại liệt là phương pháp đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm nhất trong việc phòng ngừa bệnh. Khi được tiêm vắc xin, cơ thể trẻ sẽ được kích thích tạo ra kháng thể tự nhiên để chống lại virus Polio gây bệnh.

Nhờ việc tiêm chủng vắc xin bại liệt được triển khai rộng rãi, Việt Nam đã thành công trong việc thanh toán bệnh bại liệt từ năm 2000 và duy trì thành tựu này suốt gần 23 năm qua. Điều này cho thấy hiệu quả rõ rệt của vắc xin trong việc kiểm soát và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh.

Nhiều nghiên cứu được thực hiện trên hàng triệu trẻ em, các nhà khoa học đã chứng minh vắc xin bại liệt có khả năng tạo miễn dịch cho hơn 95% người được tiêm. Việc tiêm phòng đúng lịch không chỉ bảo vệ trẻ mà còn giúp ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng, mang lại sự an tâm cho các bậc phụ huynh về sự phát triển của con.

Một số tác dụng phụ của vắc xin bại liệt

Trẻ em có thể bị một số tác dụng phụ thông thường sau khi tiêm vắc-xin bại liệt, cụ thể như sau: 

  • Sau khi tiêm chủng vắc xin bại liệt, trẻ em thường có thể bị sốt. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể trong quá trình đáp ứng miễn dịch. Phụ huynh không cần quá lo lắng về tình trạng này vì sốt sẽ tự giảm dần và biến mất sau vài ngày kể từ khi tiêm chủng.
  • Một trong những phản ứng phổ biến khác của vắc xin bại liệt là đau tay hoặc chân. Triệu chứng này thường kéo dài từ vài giờ đến vài ngày và không cần điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ tư vấn.
  • Tại vị trí tiêm vắc xin bại liệt, trẻ có thể xuất hiện các phản ứng như sưng hoặc đỏ da. Những phản ứng này khá phổ biến và thường tự khỏi sau một khoảng thời gian từ vài giờ đến vài ngày, không để lại biến chứng gì nghiêm trọng.
  • Ngoài các triệu chứng kể trên, trẻ còn có thể gặp một số phản ứng khác sau khi tiêm hoặc uống vắc xin bại liệt như quấy khóc, biếng ăn và sưng tấy tại vị trí tiêm.

Ngoài những tác dụng phụ thông thường, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý và đưa trẻ đi khám ngay nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm sau đây:

  • Trẻ bị sốt cao liên tục (> 38.5 độ C) kéo dài
  • Trẻ quấy khóc nhiều, dấu hiệu mệt mỏi,…
  • Trẻ xuất hiện các triệu chứng như phát ban, thở nhanh và khó thở.

Số mũi tiêm vắc xin bại liệt phụ thuộc vào loại vắc xin sử dụng (như Infanrix Hexa, Hexaxim, Pentaxim hay Tetraxim). Dù chọn loại vắc xin nào, việc tiêm chủng tại các cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng vắc xin và tuân thủ quy trình an toàn theo Bộ Y tế là rất quan trọng để đảm bảo tiêm chủng hiệu quả và an toàn.

Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo:

Lĩnh vực hoạt động. (2024). Sanofi.com. https://www.sanofi.com/vi/vietnam/your-health

Infanrix-Hexa – Immunisation Advisory Centre. (n.d.). https://www.immune.org.nz/vaccine/infanrix-hexa

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ