Sầu Riêng Bao Nhiêu Calo? Ăn Sầu Riêng Có Béo Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Sầu Riêng Bao Nhiêu Calo? Ăn Sầu Riêng Có Béo Không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười hai 27, 2023

Sầu riêng là loại trái cây với mùi hương đặc trưng và vị béo ngọt, dễ chế biến thành nhiều món ăn vặt hấp dẫn như sinh tố, bánh, kem. Tuy nhiên mọi người thường thắc mắc sầu riêng bao nhiêu Calo? Ăn sầu riêng có béo không? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Giá trị dinh dưỡng của sầu riêng

Trước khi tìm hiểu “Sầu riêng bao nhiêu Calo?” thì hãy cùng Đa khoa Phương Nam khám phá xem giá trị dinh dưỡng của loại trái cây này nhé! Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong sầu riêng người ta tìm thấy các thành phần:

Carbohydrate

Một cốc sầu riêng cung cấp khoảng 357 Calo, với hầu hết năng lượng đến từ Carbohydrate. Sầu riêng có chỉ số đường huyết là 49 – thấp hơn so với các loại trái cây nhiệt đới khác như đu đủ, dưa hấu và dứa.

Chất béo

Trong danh sách các loại trái cây tươi, sầu riêng có nhiều chất béo nhất với 13 g chất béo trong một khẩu phần. Chất béo này đóng vai trò cung cấp năng lượng và hỗ trợ quá trình hấp thụ các loại Vitamin tan trong chất béo như vitamin A.

Giá trị dinh dưỡng của sầu riêng
Sầu riêng là nguồn cung cấp chất béo dồi dào

Chất đạm

Sầu riêng chỉ cung cấp một lượng nhỏ Protein (chất đạm) với khoảng 3,6 g Protein trong một khẩu phần.

Vitamin và khoáng chất

Sầu riêng là một nguồn thực phẩm phong phú với nhiều loại Vitamin như vitamin C, B6, Riboflavin, Thiamin, Folate và Niacin. Ngoài ra, nó cũng nguồn cung cấp dồi dào các khoáng chất như Sắt, Kali, Magie, Đồng, Mangan và một lượng nhỏ Kẽm, Phốt Pho, Canxi.

Sầu riêng bao nhiêu Calo?

Sầu riêng, một loại trái cây nhiệt đới xuất phát từ các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng đặc biệt. Trong mỗi quả sầu riêng (có trọng lượng khoảng 243 gram), chứa khoảng 357 Calo và một số thành phần như:

  • Carbs: 66 gram.
  • Chất xơ: 9 gram.
  • Chất béo: 13 gram.
  • Chất đạm: 4 gram.
  • Vitamin C: Đạt 80% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV).
  • Nhóm vitamin B bao gồm: 38% DV vitamin B6, 61% DV vitamin B1, 29% DV vitamin B2,…
  • Các khoáng chất: 30% DV Kali, 39% DV Mangan, 25% DV Đồng, 18% DV Magie,…
  • Nhiều hợp chất thực vật có lợi cho sức khỏe: Flavonoid, Polyphenol, Carotenoid và Anthocyanin.

Hàm lượng Calo này cũng thay đổi tùy thuộc vào cách chế biến hoặc bộ phận khác của sầu riêng:

  • Bánh pía sầu riêng: Một chiếc bánh pía sầu riêng thường cung cấp khoảng 400 Calo.
  • Chè sầu riêng: Một ly chè sầu riêng chứa 650 Calo.
  • Xôi sầu riêng: Một gói xôi sầu riêng có khoảng 750 Calo.
  • Kem sầu riêng: Một cây kem hương vị sầu riêng thường chứa 456 Calo.
  • Sinh tố bơ sầu riêng: Một ly sinh tố bơ sầu riêng có 730 Calo.
  • Hạt sầu riêng: 100g hạt sầu riêng chứa 189 Calo.
Sầu riêng bao nhiêu Calo?
Một quả sầu riêng có trọng lượng khoảng 243 gram chứa khoảng 357 Calo

Như vậy chúng ta đã có câu trả lời “Sầu riêng bao nhiêu Calo?”. Trong phần tiếp theo hãy cùng Đa khoa Phương Nam khám phá xem “Ăn sầu riêng có béo không?”. 

Ăn sầu riêng có béo không?

Nhiều người cho rằng ăn sầu riêng có thể dẫn đến tăng cân. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác vì nó phụ thuộc vào lượng sầu riêng bạn tiêu thụ, cũng như chế độ ăn uống và mức độ hoạt động thể chất hàng ngày.

Cụ thể, mỗi khẩu phần sầu riêng chứa nhiều chất béo và Carbohydrate. Điều này đồng nghĩa với việc nếu bạn ăn quá nhiều trong mỗi bữa, chúng có thể tích tụ trong cơ thể dẫn đến tình trạng tăng cân.

Ngoài ra, người trưởng thành cần khoảng 2.000 – 2.400 Calo mỗi ngày để duy trì các hoạt động thường ngày, với mỗi bữa ăn trung bình chiếm khoảng 660 – 800 calo.

Với lượng Calo lớn trong mỗi quả sầu riêng (243 gram), chiếm hơn một nửa lượng Calo khuyến nghị trong mỗi bữa ăn. Do đó, nếu không kiểm soát lượng sầu riêng tiêu thụ, dễ dẫn tới tình trạng tăng cân không kiểm soát.

Ăn sầu riêng có tốt không?

Bên cạnh vấn đề “Sầu riêng bao nhiêu Calo?” thì nhiều người cũng quan tâm tới việc “Ăn sầu riêng có tốt không?”. Dựa trên các nghiên cứu, sầu riêng được đánh giá là loại trái cây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cụ thể:

Cải thiện sức khỏe tim mạch:

Sầu riêng có hàm lượng Kali cao nhất khi so sánh với các loại trái cây khác. Trong khi đó Kali được biết đến với khả năng giảm huyết áp – một trong những nguyên nhân chính gây bệnh tim mạch. Thêm vào đó, chất xơ và chất béo không bão hoà trong sầu riêng đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tim mạch. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, việc tiêu thụ sầu riêng có thể giảm mức Cholesterol toàn phần, Cholesterol LDL (“xấu”) với chất béo trung tính.

Ăn sầu riêng có tốt không?
Sầu riêng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch

Hỗ trợ thai kỳ khỏe mạnh:

Sầu riêng là nguồn vitamin B và Folate phong phú, đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai, nhất là trong giai đoạn đầu khi rủi ro thiếu hụt Folate cao. Folate cũng là yếu tố cần thiết cho sự phát triển ống thần kinh của thai nhi.

Ngăn ngừa đau khớp:

Với hàm lượng vitamin C cao, đặc biệt là khi ăn sống, sầu riêng giúp ngăn ngừa triệu chứng đau khớp. Việc bổ sung vitamin C thông qua thực phẩm như sầu riêng, được xem là an toàn và giúp ngăn chặn tình trạng đau khớp.

Cải thiện hệ tiêu hóa:

Sầu riêng, với đường tự nhiên lên men, là một Prebiotic tốt, cung cấp vi khuẩn axit lactic có lợi cho hệ vi sinh vật đường ruột. Đồng thời, nguồn chất xơ cao trong sầu riêng cũng hỗ trợ chức năng tiêu hoá và làm mềm phân, giúp cải thiện sức khỏe ruột kết.

Ngăn ngừa thiếu hụt chất dinh dưỡng ở người lớn tuổi:

Sầu riêng là nguồn cung cấp dồi dào năng lượng và Vitamin. Chính vì vậy nó là một lựa chọn tốt để bổ sung chất dinh dưỡng cho người cao tuổi, ngăn chặn tình trạng suy dinh dưỡng hay thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Cách ăn sầu riêng tốt cho sức khỏe

Sầu riêng là một loại trái cây hấp dẫn đối với những người sành ăn. Tuy nhiên để tiêu thụ nó đúng cách và không ảnh hưởng tới sức khỏe thì bạn có thể tham khảo một số mẹo dưới đây:

Không nên ăn quá nhiều:

Sầu riêng chứa nhiều đường và Carbs. Vì vậy việc ăn quá mức có thể làm tăng đột ngột đường huyết, đặc biệt là đối với những người có bệnh tiểu đường.

Kết hợp dùng với trái cây có tính mát:

Do sầu riêng có tính nóng, sau khi ăn bạn nên bổ sung bằng việc ăn rau quả hoặc uống nước mát để giảm cảm giác nhiệt trong cơ thể. Hoặc có thể kết hợp sầu riêng với trái cây có tính mát như dưa hay thanh long để giúp làm mát cơ thể.

Cách ăn sầu riêng tốt cho sức khỏe
Kết hợp dùng sầu riêng với trái cây có tính mát

Hạn chế ăn khi đang giảm cân:

Với lượng Calo đáng kể trong sầu riêng, bạn cần hạn chế nếu bạn đang trong quá trình giảm cân hoặc duy trì cân nặng.

Cân nhắc đối với một số vấn đề sức khỏe:

  • Người bệnh tiểu đường và béo phì nên cân nhắc khi tiêu thụ sầu riêng.
  • Lượng Kali nhiều trong sầu riêng có thể ảnh hưởng đến tim mạch vì vậy người có vấn đề về tim cần cẩn thận.
  • Người có cơ địa nóng nhiệt, làn da nhạy cảm hoặc bệnh thận nên hạn chế ăn sầu riêng.

Tránh ăn sau khi uống rượu:

Hợp chất lưu huỳnh trong sầu riêng có thể ảnh hưởng đến quá trình phân giải rượu, tăng nồng độ cồn trong máu và gây ra các vấn đề như buồn nôn, nhịp tim nhanh.

Những ai không nên ăn sầu riêng?

Mặc dù sầu riêng mang lại nhiều lợi ích đối với cơ thể. Tuy nhiên những đối tượng dưới đây không nên tiêu thụ loại trái cây này:

Đối tượng có cơ địa nóng, nhạy cảm:

Theo lý thuyết Đông Y, sầu riêng có tính nóng, vì vậy nếu bạn đang nổi mụn, nhiệt miệng nên tránh ăn sầu riêng.

Người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp:

Do sầu riêng chứa nhiều đường nên tiêu thụ nhiều có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng. Người tiểu đường nên hạn chế ăn sầu riêng để tránh gây hại cho sức khỏe. Đồng thời, tính nóng của sầu riêng có thể làm tăng huyết áp đột ngột nên không phù hợp cho người cao huyết áp.

Phụ nữ mang thai:

Phụ nữ mang thai nên tránh ăn sầu riêng do tính nóng và lượng đường cao có thể gây tăng huyết áp, khó tiêu, đầy hơi, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Bệnh nhân suy thận:

Sầu riêng chứa lượng Kali lớn, không tốt cho người suy thận. Việc ăn sầu riêng có thể làm tăng hàm lượng Kali trong máu, gây nguy cơ động kinh và đột quỵ. Do đó người suy thận nên hạn chế tiêu thụ sầu riêng.

Người vừa uống rượu bia:

Ăn sầu riêng sau khi uống rượu có thể gây rối loạn tiêu hóa. Sầu riêng cũng tạo cảm giác mệt mỏi khi kết hợp với thức uống có cồn, do đó nên tránh ăn sầu riêng khi uống bia, rượu.

Người có hệ tiêu hóa yếu:

Người có hệ tiêu hóa yếu nên ăn sầu riêng một cách hợp lý để tránh triệu chứng buồn nôn, khó tiêu, đầy hơi. 

Người đang bị cảm, táo bón, trĩ:

Những người đang bị cảm, táo bón hoặc vấn đề về trĩ nên hạn chế ăn sầu riêng để tránh tình trạng khó chịu và làm tăng áp lực trong đường ruột.

Với những thông tin mà Đa khoa Phương Nam đã chia sẻ hy vọng bạn đã nắm được câu trả lời “Sầu riêng bao nhiêu Calo?” và “Ăn sầu riêng có béo không?”. Nếu có câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 .

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ