Siêu âm bìu giúp phát hiện bệnh gì? Thực hiện như thế nào?

Trang chủ > Chuyên khoa > Ngoại khoa > Bệnh nam khoa > Siêu âm bìu giúp phát hiện bệnh gì? Thực hiện như thế nào?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng chín 30, 2020

Để chẩn đoán các vấn đề về sinh sản ở nam giới, bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm tinh dịch hoặc siêu âm bìu. Siêu âm bìu là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, được sử dụng để chấn đoán những bất thường của tinh hoàn, mào tinh hoàn và thừng tinh gây vô sinh ở nam giới. 

Giải phẫu cấu trúc bìu

Bìu là bộ phận thuộc cơ quan sinh dục nam nằm dưới dương vật, bao chứa tinh hoàn, ống tinh, thừng tinh và mào tinh. Bên trong bìu có một lớp màng mỏng lót bọc khoang bìu và các bộ phận khác, lớp này bám chặt vào lớp xơ vỏ của tinh hoàn.

Bìu là cơ quan sinh dục nam nằm dưới dương vật
Bìu là một túi da mỏng, nhăn nheo, nằm bên dưới dương vật và bao quanh tinh hoàn ở nam giới.

Tinh hoàn là cơ quan có hình dạng giống hạt đậu, kích thước trung bình khoảng 4x3x2,5cm và trọng lượng 20g. Theo đó, tinh hoàn thực hiện cả chức năng ngoại tiết lẫn nội tiết của cơ thể.

Mào tinh hoàn có độ dày từ 0,6 – 1,5 cm, dài khoảng 6cm phủ sau trên tinh hoàn. Đuôi mào tinh tiếp nối lại thành các ống dẫn tinh, chạy lên phía trên và ra khỏi bìu. Thừng tinh chứa động mạch, tĩnh mạch, ống dẫn tinh và các mạch máu đám rối tĩnh mạch hình dây leo tạo thành thừng tinh, chạy qua ống bẹn để vào ổ bụng.

Siêu âm bìu thực hiện thế nào?

Bệnh nhân được hướng dẫn ở tư thế nằm ngửa với hai chân hơi dạng ra, dương vật được kéo nhẹ về phía đầu để bộc lộ rõ vùng bìu. Bác sĩ sử dụng đầu dò phẳng với tần số cao, thực hiện quét theo cả hai hướng – dọc và ngang. Kỹ thuật siêu âm được tiến hành đồng thời ở cả hai bên tinh hoàn để có thể so sánh, đối chiếu và đánh giá chính trúc giải phẫu.

Siêu âm sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh chi tiết về tinh hoàn, mào tinh hoàn và các cấu trúc xung quanh.
Siêu âm sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh chi tiết về tinh hoàn, mào tinh hoàn và các cấu trúc xung quanh.

Trong quá trình siêu âm bìu, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng để phát hiện các bất thường ở mào tinh và thừng tinh. Kỹ thuật siêu âm Doppler có vai trò đánh giá dòng chảy mạch máu vận tốc thấp,  chẩn đoán các bệnh lý như viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn, xoắn tinh hoàn và giãn tĩnh mạch thừng tinh. Để có được kết quả chẩn đoán toàn diện về hệ tiết niệu, thường kết hợp cả hai phương pháp là siêu âm Doppler năng lượng và Doppler phổ.

Nam giới nên thực hiện siêu âm tinh hoàn/bìu trong hai trường hợp chính: khám sức khỏe sinh sản trước khi kết hôn hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở cơ quan sinh dục. Các dấu hiệu cần đến ngay bệnh viện chuyên về nam khoa, bao gồm:

  • Phát hiện tình trạng sưng ở tinh hoàn hoặc mào tinh;
  • Xuất hiện cơn đau dữ dội ở tinh hoàn hoặc có khối u bất thường ở một trong hai bên bìu;
  • Có tiền sử chấn thương hoặc va đập mạnh vào vùng tinh hoàn;
  • Xuất hiện dịch tiết bất thường trong mào tinh hoặc bìu;
  • Nghi ngờ có tình trạng xoắn dây thừng tinh hoặc ung thư tinh hoàn.

Kết quả siêu âm bìu cho biết điều gì?

Thực hiện siêu âm toàn diện giúp các bác sĩ có thể quan sát và đánh giá về hình thái cũng như kích thước của bìu và các cơ quan sinh dục nam khác.

Siêu âm bìu nhằm chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý liên quan đến vùng sinh dục nam.
Siêu âm bìu nhằm chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý liên quan đến vùng sinh dục nam.

Kết quả siêu âm bình thường

  • Tinh hoàn bình thường có nhu mô đồng đều và có thể quan sát thấy một số mạch máu.
  • Viền bao quanh tinh hoàn thể hiện qua các đường tăng âm mỏng với dạng màng trắng.
  • Rốn tinh hoàn xuất hiện như một bảng mỏng tăng âm nằm bên trong tinh hoàn, kèm theo các lá thành và lá tạng hiện lên như đường đậm âm nhẹ.
  • Phần phụ tinh hoàn và mào tinh thường khó quan sát được qua siêu âm.
  • Mào tinh có cấu trúc âm tương tự nhưng nhẹ hơn so với tinh hoàn. Phần thân và đuôi có dạng mảnh và tăng âm nhẹ, trong khi đầu và đuôi thì thấy rõ hơn, đôi khi có thể quan sát thấy lớp dịch sinh lý trống âm.
  • Qua siêu âm Doppler, có thể quan sát rõ động mạch tinh với đường cong tương ứng trong vùng nhu mô, tĩnh mạch thể hiện qua dòng chảy vận tốc thấp. Thừng tinh hiện lên với nhiều đường giảm âm khi nhìn ở mặt cắt dọc và có hình tròn giảm âm khi quan sát ở mặt cắt ngang.

Kết quả siêu âm bệnh lý

Hình ảnh siêu âm bìu bất thường do bệnh lý thấy:

  • Hình ảnh tinh hoàn cho thấy sự tăng hoặc giảm kích thước;
  • Giảm âm đồng âm, tăng âm hoặc âm hỗn hợp;
  • Hình ảnh siêu âm cho thấy cấu trúc mạch máu giãn trong bệnh lý giãn tĩnh mạch tinh;
  • Các tổn thương khu trú như nang, ổ áp xe, vôi hóa, u;…..
  • Các tổn thương lan tỏa như vi vôi hóa lan tỏa, viêm; …

Siêu âm bìu và những bệnh lý thường gặp

Siêu âm bìu là một thủ thuật đơn giản, không gây đau. Các bệnh lý thường gặp ở bìu, hầu hết được chẩn đoán và phát hiện thông qua kết quả siêu âm:

Bệnh lý bẩm sinh

  • Tinh hoàn lạc chỗ: Bìu có kích thước nhỏ hơn bình thường, giảm hoặc mất hồi âm ở ống bẹn và hố chậu, dễ bị tổn thương do áp lực từ xương mu và xoắn tinh hoàn;
  • Teo tinh hoàn;
  • Đa tinh hoàn.
tinh hoàn lạc chỗ là tình trạng một hay cả hai tinh hoàn không di chuyển xuống bìu
Tinh hoàn lạc chỗ là tình trạng một hay cả hai tinh hoàn không di chuyển xuống bìu

Bệnh lý viêm nhiễm

Viêm mào tinh hoàn: Là tình trạng viêm nhiễm ở mào tinh hoàn – một ống cuộn ở phía sau tinh hoàn có chức năng lưu trữ và vận chuyển tinh trùng. Bệnh thường gây đau nhức ở vùng bìu, có thể kèm theo sốt và các triệu chứng khác. Bệnh lý có thể gây vô sinh, áp xe hóa , xơ hóa, teo tinh hoàn và nhồi máu tinh hoàn.

Giang mai: Đây là một bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tim, mạch máu, hệ thần kinh và các cơ quan khác. Bệnh ít thấy trên siêu âm, có đặc trưng là viêm tinh hoàn lan tỏa với các vùng xơ hóa.

Sỏi bìu: Đây là tình trạng ít gặp, xảy ra khi các chất khoáng trong dịch bao bọc tinh hoàn kết tụ lại thành những hạt nhỏ, tương tự như sỏi thận. Những hạt sỏi này có thể di chuyển tự do trong dịch bao tinh hoàn, gây ra một số triệu chứng khó chịu.

Lao tinh hoàn: Một biến chứng hiếm gặp của bệnh lao, thường xảy ra khi vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) lan đến hệ sinh dục nam. Bệnh thường tiến triển âm thầm và có thể không có triệu chứng rõ ràng trong thời gian dài. Quan sát kết quả siêu âm thấy tình trạng áp xe, đám vôi hóa lớn dần, có thể có hoặc không dịch hóa.

Viêm mào tinh hoàn thường gây đau nhức ở vùng bìu, có thể kèm theo sốt và các triệu chứng khác.
Viêm mào tinh hoàn thường gây đau nhức ở vùng bìu, có thể kèm theo sốt và các triệu chứng khác.

U ở bìu

U ngoài tinh hoàn xuất hiện ở thành bìu hoặc mào tinh hoàn.

U tinh hoàn lành tính thường không xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể.

U ác tính thứ phát có thể phát triển mạnh và di căn (lây lan) sang các bộ phận khác của cơ thể, phổ biến nhất là các hạch bạch huyết, hệ thần kinh trung ương, phổi, gan,… dạng ung thư di căn.

U ở bìu là một tình trạng khá phổ biến ở nam giới
U ở bìu là một tình trạng khá phổ biến ở nam giới.

Do chấn thương

Chấn thương bìu do tai nạn lao động hoặc va đập mạnh có thể gây tổn thương tinh hoàn, xoắn tinh và mào tinh. Hình ảnh siêu âm bìu thường cho thấy giảm hồi âm, tăng âm và tràn dịch màng cợn hồi âm.

Hematocele là một khối máu tụ hình thành trong màng bao bọc tinh hoàn (tunica vaginalis), được gọi là tụ máu bìu. Các khối máu tụ này lớn và gây áp lực lên các cấu trúc xung quanh như tinh hoàn, mào tinh hoàn, khiến chúng bị đẩy lệch hoặc biến dạng.

Ngoài ra, phương pháp siêu âm giúp bác sĩ chẩn đoán bìu bất thường do các bệnh lý khác như thoát vị bìu, nang thừng tinh, nang tinh hoàn, nang mào tinh,…

Siêu âm bìu là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện các vấn đề về sức khỏe sinh sản ở nam giới, đặc biệt là vô sinh. Kết quả siêu âm có thể được kết hợp với các xét nghiệm khác để xác định chính xác nguyên nhân bệnh. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào ở bộ phận sinh dục, hãy đến cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị kịp thời.

Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ