Siêu âm buồng trứng giúp phát hiện bệnh lý gì?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Bệnh Phụ Khoa > Siêu âm buồng trứng giúp phát hiện bệnh lý gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười 1, 2020

Buồng trứng – cơ quan sinh sản của nữ giới luôn cần được chăm sóc và bảo vệ. Siêu âm buồng trứng là một trong những phương pháp giúp chị em theo dõi sức khỏe sinh sản, phát hiện sớm các bất thường và có phác đồ điều trị kịp thời.  

Siêu âm buồng trứng là gì?

Siêu âm buồng trứng (hay còn gọi siêu âm đầu dò âm đạo) là một kỹ thuật y tế cho phép bác sĩ quan sát trực tiếp tình trạng buồng trứng. Phương pháp này giúp phát hiện các bất thường ở buồng trứng và tử cung, theo dõi sự phát triển của khối u, chẩn đoán u nang buồng trứng, u xơ tử cung và một số bệnh phụ khoa khác dựa trên hình ảnh siêu âm.

Siêu âm buồng trứng là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, được sử dụng rộng rãi trong khám phụ khoa.
Siêu âm buồng trứng là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, sử dụng rộng rãi trong khám phụ khoa.

Có hai phương pháp siêu âm buồng trứng chính được các bác sĩ chỉ định:

Bệnh ung thư buồng trứng

Siêu âm buồng trứng không chỉ giúp phát hiện xoắn buồng trứng mà còn có thể phát hiện ung thư buồng trứng. Ung thư buồng trứng có thể là nguyên phát hoặc thứ phát từ các bệnh ung thư khác như ung thư tử cung, âm đạo hay cổ tử cung. Đây là một căn bệnh nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của con người. 

Ung thư buồng trứng, dù nguyên nhân là gì, đều là một mối nguy hiểm lớn đối với sức khỏe và tính mạng của phụ nữ. Do đó, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng để hạn chế những nguy cơ tiềm ẩn.

 Tắc vòi trứng do viêm nhiễm

Tắc vòi trứng do viêm nhiễm là tình trạng ống dẫn trứng (vòi trứng) bị hẹp hoặc bị tắc hoàn toàn do các tổn thương gây ra bởi viêm nhiễm. Vòi trứng đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai, khi bị tắc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của nữ giới.

Tắc vòi trứng là tình trạng vòi trứng bị tắc nghẽn, cản trở quá trình di chuyển của trứng từ buồng trứng đến tử cung.
Tắc vòi trứng cản trở quá trình di chuyển của trứng từ buồng trứng đến tử cung.

Một số bệnh lý khác

Ngoài việc phát hiện xoắn buồng trứng và ung thư buồng trứng, siêu âm tử cung buồng trứng còn giúp phát hiện các bệnh lý khác:

  • U xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, xuất huyết trong nang buồng trứng…
  • Xác định vị trí thai ngoài tử cung và thai trong tử cung.
  • Theo dõi sự phát triển của buồng trứng, độ dày niêm mạc,…
  • Kiểm tra sức khỏe sinh sản, chẩn đoán thai kỳ,…
  • Phát hiện các dị tật bẩm sinh ở tử cung, buồng trứng như không có tử cung, buồng trứng, dị dạng tử cung,…

Siêu âm buồng trứng khi nào?

Siêu âm buồng trứng là phương pháp thường xuyên được bác sĩ chỉ định trong khám sức khỏe và khám phụ khoa, giúp phụ nữ hiểu rõ về sức khỏe sinh sản của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết khi nào nên đi siêu âm buồng trứng. Ngoài việc khám định kỳ 6 tháng một lần, chị em nên chú ý đến các biểu hiện:

  • Kinh nguyệt không đều, rong kinh, kinh nguyệt quá ít hoặc mất kinh.
  • Đau bụng kinh quằn quại.
  • Đau bụng dưới âm ỉ không rõ nguyên nhân.
  • Tiết dịch âm đạo bất thường, có màu sắc, mùi hôi khác lạ (có màu nâu, xanh, đôi lúc giống như bã đậu).
  • Đau rát trong khi quan hệ vợ chồng.
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, giảm ham muốn vợ chồng.
  • Chảy máu âm đạo bất thường ngoài kỳ hành kinh, khó xác định nguyên nhân.
  • Siêu âm để đo kích thước buồng trứng và canh thời gian rụng trứng nhằm thực hiện kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (IVF).
  • Không có kinh nguyệt khi đã đến tuổi dậy
  • Bác sĩ nghi ngờ dấu hiệu thai ngoài tử cung.

Quy trình siêu âm buồng trứng

Quy trình siêu âm buồng trứng thường diễn ra theo các bước như sau:

Quy trình này thường diễn ra nhanh chóng và không gây đau đớn.
Quy trình này thường diễn ra nhanh chóng và không gây đau đớn.

Chuẩn bị trước khi siêu âm

Siêu âm buồng trứng qua ngả âm đạo là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng siêu âm để quan sát trực tiếp buồng trứng, tử cung và các cơ quan sinh sản khác của phụ nữ. Thay vì đặt đầu dò siêu âm lên bụng, bác sĩ sẽ đưa một đầu dò nhỏ, có bọc bao cao su vào âm đạo để thu thập hình ảnh nên chị em không cần chuẩn bị nhiều.

Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh đi tiểu để bàng quang trống. Nếu mặc quần áo thường, bệnh viện sẽ cung cấp áo choàng để thay. Để thuận tiện cho việc siêu âm, chị em nên chọn trang phục là váy hoặc đầm khi đến khám.

Các bước thực hiện

Trong quá trình siêu âm, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn nằm ở tư thế sản phụ khoa với một gối nhỏ đặt dưới mông để tạo tư thế thuận lợi. Bác sĩ sẽ sử dụng đầu dò đã được bọc bao cao su và bôi gel để đưa vào âm đạo. Mặc dù ban đầu có thể cảm thấy hơi khó chịu, nhưng bệnh nhân cần giữ cơ thể thật thư giãn và thả lỏng để quá trình siêu âm.

Quá trình siêu âm, đầu dò sẽ phát ra và thu nhận sóng siêu âm để tạo hình ảnh buồng trứng và vùng âm đạo, hiển thị trực tiếp trên màn hình trước mặt bệnh nhân. Bác sĩ sẽ nhẹ nhàng điều chỉnh đầu dò để quan sát kỹ các bộ phận trong vùng chậu. Sau khi hoàn tất, gel siêu âm sẽ được lau sạch và bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường ngay mà không cần thời gian nghỉ ngơi.

Khác với siêu âm qua ngả âm đạo, khi thực hiện siêu âm tử cung buồng trứng qua đường bụng, bệnh nhân cần giữ nước tiểu trong bàng quang giúp bác sĩ quan sát rõ hơn hình ảnh buồng trứng.

Sau khi siêu âm

Sau khi hoàn thành siêu âm, bác sĩ sẽ tiến hành phân tích hình ảnh thu được, từ đó đưa ra nhận xét và kết luận chi tiết về tình trạng tử cung buồng trứng của bệnh nhân thông qua phiếu kết quả.

Ưu/nhược điểm của siêu âm buồng trứng

Giống như các phương pháp siêu âm khác, siêu âm buồng trứng qua ngả âm đạo cũng có những điểm mạnh và hạn chế riêng. Hãy cùng tìm hiểu các ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này để có cái nhìn tổng quan hơn.

Siêu âm buồng trứng là một phương pháp chẩn đoán an toàn, không xâm lấn
Siêu âm buồng trứng là một phương pháp chẩn đoán an toàn, không xâm lấn

Ưu điểm

Siêu âm sử dụng sóng siêu âm, không gây bức xạ ion hóa nên rất an toàn cho sức khỏe, kể cả phụ nữ mang thai. Thủ thuật đơn giản, nhanh chóng và không gây đau đớn. Đặc biệt là với siêu âm qua ngả âm đạo, hình ảnh thu được rất chi tiết, giúp bác sĩ dễ dàng phát hiện các bất thường nhỏ.

Phương pháp này không chỉ đảm bảo an toàn, hạn chế biến chứng khi thăm khám mà còn có chi phí hợp lý, phù hợp với điều kiện tài chính của đa số chị em.

Hạn chế

Siêu âm buồng trứng qua đường âm đạo chỉ áp dụng cho phụ nữ đã có quan hệ tình dục, không phù hợp với người chưa từng quan hệ. Phương pháp này chỉ cho phép quan sát được các cơ quan trong vùng tiểu khung như tử cung, buồng trứng và u cạnh buồng trứng tai vòi. Tuy nhiên, đầu dò có giới hạn về phạm vi quan sát, không thể phát hiện được các khối u kích thước lớn hoặc các cơ quan nằm xa vị trí đầu dò.

Những câu hỏi thường gặp

Siêu âm buồng trứng là một xét nghiệm phổ biến để đánh giá sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp liên quan đến xét nghiệm này:

Siêu âm buồng trứng mất thời gian bao lâu?

Thời gian siêu âm buồng trứng thường kéo dài từ 3 đến 5 phút, tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân. Trong khoảng thời gian này, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán, chụp hình và đánh dấu các vùng tổn thương (nếu có) để đưa ra kết luận về tình trạng buồng trứng của bệnh nhân.

Kỹ thuật siêu âm buồng trứng bao nhiêu tiền?

Với mức chi phí dao động từ 100.000 đến 400.000 đồng, siêu âm buồng trứng là một phương pháp thăm khám phù hợp về mặt tài chính và là lựa chọn tốt cho chị em muốn kiểm tra sức khỏe sinh sản.

Mọi giá dịch vụ được đề cập trên chỉ mang tính chất tham khảo tại thời điểm bài viết được cập nhật. Để biết chính xác chi phí hiện tại, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với bệnh viện để được tư vấn chi tiết.

Siêu âm buồng trứng có cần nhịn ăn không?

Khi siêu âm ổ bụng, bệnh nhân cần nhịn ăn 6-8 tiếng và nhịn tiểu trước khi kiểm tra để các cơ quan trong ổ bụng được hiển thị rõ nét. Tuy nhiên, đối với siêu âm buồng trứng bằng đầu dò âm đạo, bệnh nhân lại cần đi tiểu trước khi siêu âm để bàng quang trống và bệnh nhân được ăn nhẹ trước khi siêu âm. 

Siêu âm buồng trứng có gây ra ảnh hưởng nào không?

Siêu âm buồng trứng là một kỹ thuật an toàn và không gây hại cho sức khỏe. Sử dụng sóng siêu âm để thăm khám, không hề sử dụng tia xạ, nên chị em phụ nữ có thể hoàn toàn yên tâm và gác bỏ những lo lắng về ảnh hưởng của phương pháp này.

Để bảo vệ sức khỏe sinh sản, các chị em nên thực hiện siêu âm buồng trứng định kỳ 6 tháng đến 1 năm một lần, đặc biệt là những người có tiền sử bệnh lý phụ khoa, rối loạn kinh nguyệt hoặc có kế hoạch mang thai. Vì vậy, đừng ngần ngại đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và siêu âm định kỳ.

Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo: Tests for ovarian cancer | How is ovarian cancer diagnosed? (n.d.). American Cancer Society. https://www.cancer.org/cancer/types/ovarian-cancer/detection-diagnosis-staging/how-diagnosed.html

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ