Khi Nào Thực Hiện Siêu Âm Đầu Dò Trực Tràng?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Khoa tiêu hoá > Khi Nào Thực Hiện Siêu Âm Đầu Dò Trực Tràng?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 15, 2023

Siêu âm đầu dò trực tràng là một trong những xét nghiệm hình ảnh đánh giá tử cung, buồng trứng (nữ), tiền liệt tuyến, túi tinh (nam) và các thành phần trong tiểu khung với độ chính xác nhanh chóng. Vậy khi nào cần thực hiện kỹ thuật này? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Siêu âm đầu dò trực tràng là gì?

Siêu âm đầu dò trực tràng là một phương pháp đánh giá hình ảnh phổ biến có độ chính xác cao. Siêu âm đầu dò trực tràng là kỹ thuật thăm khám chuyên sâu, được thực hiện bởi các bác sĩ có thâm niên về bệnh học, phương pháp siêu âm sản phụ khoa nhằm đánh giá tình trạng tử cung, buồng trứng (nữ), tiền liệt tuyến, túi tinh (nam) và những thành phần trong tiểu khung với độ chính xác cao.

Siêu âm đầu dò trực tràng là gì?
Kết quả siêu âm đầu dò thực tràng có độ chẩn đoán chính xác cao

Một số bệnh lý thường gặp ở trực tràng

Trực tràng là bộ phận trực thuộc đại tràng của cơ quan tiêu hóa. Đây thực chất là một đoạn ruột nối giữa ống hậu môn và đại tràng dài từ 11 – 15 cm. Trực tràng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chất thải cũng như tham gia trực tiếp vào quá trình đào thải. Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp ở trực tràng mà bạn nên biết:

Viêm trực tràng

Viêm trực tràng là trạng thái cơ thể xuất hiện những tổn thương viêm loét quanh niêm mạc bên ngoài của trực tràng. Đây được xem là một căn bệnh không phân biệt giới tính, tuổi tác vì ai cũng có thể mắc phải.

Nhất là những người duy trì thói quen như: Thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn (rượu, bia, thực phẩm chưa được nấu chín), người dùng kháng sinh trong thời gian dài. Ngoài ra, các nguyên nhân khác cũng dẫn đến viêm trực tràng như: Lây truyền lậu, tâm lý căng thẳng, stress kéo dài, thói quen tiêu thụ ít chất xơ, không uống đủ nước,…

Đây là căn bệnh phổ biến liên quan đến trực tràng. Nó có thể làm ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.

U trực tràng

Vì trực tràng là cơ quan cuối cùng của ống tiêu hóa. Chính vì vậy nó dễ xuất hiện khối u hơn so với những bộ phận khác trong cơ thể. Khối u này được gọi là u trực tràng, phân thành 2 loại: Lành tính và ác tính.

U trực tràng
U trực tràng là căn bệnh khá phổ biến thường gặp ở hệ tiêu hóa

Đa số các khối u trực tràng đều lành tính. Tuy nhiên, chúng cũng có khả năng phát triển thành ác tính dẫn đến ung thư, gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Do đó, việc phân biệt loại u chính xác sẽ giúp bác sĩ chủ động đưa ra hướng phòng, điều trị kịp thời.

Sa trực tràng

Sa trực tràng là hiện tượng một phần hoặc toàn bộ trực tràng bị sa, nhô ra ngoài qua lỗ hậu môn. Chúng ta có thể nhìn hoặc sờ thấy bằng tay. Bệnh xuất hiện phổ biến bất kể độ tuổi và giới tính.

Sa trực tràng được chia thành 2 loại: Sa niêm mạc trực tràng và sa toàn bộ trực tràng. Căn bệnh này thông thường không có dấu hiệu nhận biết. Ở các trường hợp nặng hơn xuất hiện triệu chứng: Dịch nhầy tại vị trí hậu môn, chảy máu trực tràng gây ra tình trạng tắc nghẽn phân.

Siêu âm đầu dò trực tràng chỉ định khi nào?

Hầu hết mọi người đều cho rằng siêu âm đầu dò trực tràng là phương pháp an toàn, không có bất cứ tác dụng phụ nào nên thường thực hiện một cách tràn lan. Tuy nhiên điều này cần phải được kiểm chứng cẩn thận để tránh làm hại đến sức khỏe.

Đây là một loại hình thức xét nghiệm có sự xâm nhập tối thiểu vào bên trong cơ thể. Do đó, bạn cần nắm rõ những chỉ định và chống chỉ định được Bộ Y Tế khuyến cáo. Ngoài ra, siêu âm đầu dò trực tràng cũng chỉ mang lại hiệu quả cao đối với một số trường hợp nhất định, cụ thể như sau:

Đối tượng chỉ định

  • Siêu âm đầu dò trực tràng nhằm phát hiện các bệnh lý ở trực tràng như khối u, trĩ, sa trực tràng, viêm trực tràng,… Do đó, khi người thực hiện có bất cứ triệu chứng nào như táo bón, đi cầu ra máu, sụt ký không rõ nguyên nhân,… thì bác sĩ nên cân nhắc chỉ định xét nghiệm này.
  • Siêu âm đầu dò trực tràng rất nhạy cảm để đánh giá buồng trứng, tử cung, túi tinh, tiền liệt tuyến,…
  • Nếu bệnh nhân hoặc gia đình không đồng ý xét nghiệm siêu âm đầu dò âm đạo có thể đổi thành phương pháp thăm khám qua ngả trực tràng.
Siêu âm đầu dò trực tràng chỉ định khi nào?
Táo bón, đi cầu ra máu,… không rõ nguyên nhân nên đi thực hiện siêu âm đầu dò trực tràng

Chống chỉ định

Các phương pháp thăm khám vào trong cơ thể ít nhiều cũng sẽ xuất hiện tác dụng phụ. Vì thế cần cân nhắc khi có ý định sử dụng kỹ thuật siêu âm đầu dò trực tràng. Đặc biệt chống chỉ định đối với những trường hợp sau:

  • Người bệnh có chứng máu khó đông, sử dụng thuốc chống đông.
  • Người thực hiện mắc bệnh lý hô hấp, tim mạch.
  • Bệnh nhân có khối u lớn chèn ép ở trực tràng.
  • U hoặc viêm nhiễm gây hẹp trực tràng.
  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần thuốc nào được sử dụng trong thủ thuật.

Cần làm gì trước khi siêu âm đầu dò trực tràng?

Khác với những phương pháp thăm khám thông thường có thể thực hiện ngay tại chỗ, siêu âm đầu dò trực tràng cần chuẩn bị kỹ lưỡng. Dưới đây là một số lưu ý mà bệnh nhân cần phải biết khi sử dụng kỹ thuật này:

  • Làm đầy đủ các xét nghiệm tổng quát sức khỏe để loại bỏ đi những trường hợp chống chỉ định.
  • Trao đổi với bác sĩ để hiểu hơn về thủ thuật cũng như những biến chứng, rủi ro có thể gặp phải. Điều này giúp bạn giữ tâm lý thoải mái trước khi thực hiện.
  • Nhịn ăn tối thiểu 6 giờ trước khi làm thủ thuật để có kết quả hình ảnh rõ nét.
  • Thụt tháo sạch sẽ đại tràng (nhân viên y tế hướng dẫn người bệnh thực hiện).
  • Được lắp đặt thiết bị theo dõi vì trong quá trình thực hiện có thể cần dùng đến thuốc gây mê, tê.
Cần làm gì trước khi siêu âm đầu dò trực tràng?
Làm đầy đủ xét nghiệm trước khi tiến hành siêu âm đầu dò qua ngả trực tràng

Các bước tiến hành siêu âm đầu dò trực tràng

Quy trình thực hiện siêu âm đầu dò trực tràng khá đơn giản, bao gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Bác sĩ khám tổng quát toàn thân cho người bệnh để loại trừ đi những yếu tố chống chỉ định của phương pháp này.
  • Bước 2: Thụt tháo sạch đại tràng và dùng thuốc kháng sinh dự phòng trước khi làm sinh thiết 1 ngày cho bệnh nhân. Người thực hiện cần nhịn ăn tối thiểu 6 giờ, đi tiểu trước lúc thực hiện siêu âm.
  • Bước 3: Hướng dẫn tư thế nằm nghiêng trái, cách co đầu gối cho người bệnh. Đặt đường truyền tĩnh mạch, tiến hành lắp máy theo dõi nhịp thở, mạch, huyết áp, điện tâm đồ,…
  • Bước 4: Tiến hành siêu âm qua ngả trực tràng bằng cách đưa đầu dò một cách nhẹ nhàng xung quanh hậu môn. Thiết bị sẽ phát sóng, thu lại tín hiệu.
  • Bước 5: Tiến hành sinh thiết dưới hướng dẫn của bác sĩ. Đặt mẫu sinh thiết trong các lọ chứa dung dịch giữ bệnh phẩm rồi gửi lại cho chuyên gia để họ đưa đến khoa giải phẫu bệnh.

Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp đến bạn đọc tất cả mọi thông tin về phương pháp siêu âm đầu dò trực tràng. Đây là kỹ thuật đơn giản nhưng vẫn có thể gây khó chịu ngắn hạn cho người thực hiện. Tuy nhiên cảm giác này sẽ không kéo dài lâu. Mặc dù vậy, bệnh nhân nên tìm địa chỉ uy tín tiến hành siêu âm đầu dò trực tràng để có hiệu quả cao. Để được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ