Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tư 26, 2021
Mục Lục Bài Viết
Siêu âm thai không thấy mặt bé vì quay mặt vào trong chủ yếu do vị trí nằm. Thông thường, bác sĩ sẽ rất khó khảo sát vùng mặt như mũi và môi nếu trẻ nằm sấp, cuộn tròn. Lúc này, bác sĩ sẽ khuyên bạn đi lại trong thời gian ngắn hoặc trò chuyện để em bé thay đổi tư thế, tự xoay trở và thuận tiện cho việc quan sát khi siêu âm.
Với mục đích khảo sát hình thái thai nhi, phương pháp siêu âm đa chiều thường được áp dụng. Thai nhi phải có đủ dịch ối bao quanh khuôn mặt và quay mặt ra thì mới nhận được kết quả siêu âm tốt nhất. Thông thường, chúng ta có thể quan sát được khuôn mặt, tay, chân, lưng, vai và mông bé. Trong trường hợp siêu âm không thấy mặt bé, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ áp dụng một số mẹo vừa kể ở trên. Thế nhưng, nếu bé vẫn chưa chịu để lộ gương mặt thì sao? Siêu âm em bé quay mặt vào trong có nguy hiểm không?
Theo bác sĩ, mẹ bầu hãy cứ bình tĩnh đừng quá lo lắng vì:
Sau khi tìm hiểu về hiện tượng siêu âm thai không thấy mặt bé. Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ tiếp tục giải đáp giúp mẹ thắc mắc vì sao thai nhi thường lấy tay che mặt nhé.
Em bé đã được hình thành và phát triển đầy đủ những bộ phận trên cơ thể từ tháng thứ 5 của thai kỳ. Thời điểm này, thai nhi đã bắt đầu vận động trong bụng mẹ và có ý thức. Mẹ có thể dễ dàng cảm nhận cự động của con, ví dụ như xoay đầu, nhào lộn, mút tay, đạp bụng,…
Đặc biệt, nếu tiến hành siêu âm thai khi tay chân của bé đã hoàn thiện. Thai nhi có thể dùng một bên tay che mặt lại. Nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng, không biết con mình có bị dị tật bẩm sinh hay không? Tuy nhiên, đây chỉ là phản ứng bình thường của trẻ với môi trường bên ngoài.
Nếu mắt của thai nhi đã hình thành trong bụng mẹ nhưng vẫn chưa hoàn thiện, thì bé sẽ cảm thấy khó chịu khi ánh sáng quá mạnh tác động. Do đó, lúc ánh sáng từ máy siêu âm chiếu vào, trẻ sẽ nheo mắt và dùng tay che lại theo cơ chế của phản xạ tự nhiên. Nên mẹ bầu không cần căng thẳng hay suy nghĩ quá nhiều.
Thắc mắc vì sao thai nhi hay lấy tay che mặt vừa được giải đáp xong, bạn hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm cách khắc phục biểu hiện này nhé.
Bất kỳ mẹ bầu nào khi đi siêu âm cũng mong nhìn thấy gương mặt của con. Tuy nhiên có thể bạn sẽ gặp trường hợp siêu âm thai không thấy mặt bé, khiến tâm lý trở nên hoang mang, bất an, lo lắng. Vậy có cách nào để nhìn thấy gương mặt của bé khi siêu âm không?
Theo kinh nghiệm của các chị em, bạn nên cho thai nhi làm quen dần với ánh sáng. Để khi siêu âm, trẻ sẽ không dùng tay che hay giấu mặt đi vì quá nhạy cảm với ánh sáng từ thiết bị nữa. Từ đó, giúp mẹ nhìn thấy được gương mặt của con yêu. Mẹ hãy thử cách này bằng việc tiếp xúc với ánh nắng sáng hoặc chiều tối.
Ngoài ra, bác sĩ khuyên mẹ bầu nên đi bộ khoảng 20 phút trước khi tiến hành siêu âm. Thông qua phương pháp này, bé sẽ được đánh thức và làm quen với ánh sáng ban ngày bằng cách vận động trong bụng mẹ. Song song đó, để dễ nhìn thấy mặt của bé khi siêu âm, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ nằm nghiêng.
Thế nhưng, tất cả những cách trên chỉ phát huy hiệu quả một cách tương đối. Vì nhiều trường hợp dù đã thực hiện đủ các phương pháp nhưng bé vẫn lấy tay che mặt, chẳng có tác dụng gì. Tuy nhiên, ngay cả khi siêu âm thai không nhìn thấy mặt bé mẹ cũng đừng quá bận tâm. Điều quan trọng là sức khỏe của trẻ vẫn tốt và đang phát triển ngày càng hoàn thiện hơn.