Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng 4 17, 2023
Mục Lục Bài Viết
Hiện nay có nhiều phương pháp chẩn đoán polyp đại tràng như:
Nội soi đại tràng bằng thiết bị soi mềm giúp bác sĩ chẩn đoán có polyp hay không từ đó sinh thiết polyp đại tràng làm chẩn đoán mô bệnh học để xem nó là lành tính hoặc ung thư nhằm tiến hành điều trị polyp.
Với các thế hệ máy nội soi phóng đại – kết hợp với nhuộm màu, nội soi với dải tần ánh sáng hẹp có khả năng đánh giá polyp đại tràng là lành hay ác tính rất tốt và chẩn đoán được bệnh từ giai đoạn sớm.
Hiện nay có nhiều phương pháp nhằm chẩn đoán polyp trong đó phải kể đến nội soi đại tràng. Đây là kỹ thuật tốt nhất để kiểm tra đại tràng vì giúp quan sát được toàn bộ niêm mạc của đại tràng.
Như đã đề cập bên trên, nhờ nội soi đại tràng bác sĩ có thể quan sát toàn bộ bên trong đại tràng, giúp phát hiện những tổn thương, số lượng, vị trí và kích thước của polyp. Sau đó sinh thiết polyp để chẩn đoán tế bào là lành hay ác tính.
Sinh thiết polyp đại tràng có thể được thực hiện qua phương pháp nội soi đại tràng. Bác sĩ tiến hành lấy mẫu mô bệnh phẩm qua quá trình nội soi và đem sinh thiết dưới kính hiển vi. Nếu kết quả lành tính thì người bệnh không cần phải cắt polyp đại tràng.
Trong trường hợp kết quả sinh thiết polyp đại tràng ác tính thì bệnh nhân cần phải cắt polyp, theo dõi tình hình sức khỏe bản thân. Nếu xuất hiện triệu chứng bất thường nào hoặc nghi ngờ có khối u đại tràng cần được phẫu thuật lại lúc này bác sĩ sẽ cắt bỏ một hoặc toàn bộ đại tràng. Điều này phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý và sức khỏe của bệnh nhân.
Sinh thiết polyp đại tràng chủ yếu được thực hiện qua nội soi đại tràng. Trước khi nội soi, bệnh nhân sẽ làm sạch đại tràng bằng thuốc. Sau đó bác sĩ sử dụng thiết bị nội soi mềm có gắn camera được đưa từ hậu môn lên để quan sát toàn bộ bên trong đại tràng, giúp phát hiện những tổn thương tại khu vực này cùng với các polyp (số lượng, kích thước, vị trí của chúng).
Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp và số lần cắt. Đối với bệnh nhân có nhiều khối polyp thường phải tiến hành cắt 2 – 3 lần đến khi nó được loại bỏ hoàn toàn. Lựa chọn phương pháp cắt thích hợp phần lớn dựa trên kích thước của polyp.
Trường hợp polyp lớn không thể cắt qua nội soi có thể áp dụng thủ thuật phẫu thuật, cụ thể:
Sau khi cắt polyp, mẫu bệnh phẩm sẽ được giữ lại gửi đến phòng xét nghiệm để xác định tính chất lành hay ác tính của khối u. Trường hợp khối u lành tính, bệnh nhân chỉ cần tái khám định kỳ theo chỉ định từ bác sĩ. Còn nếu polyp có liên quan đến ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm như chụp X quang, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ,… để xác định mức độ lan rộng của tế bào ung thư từ đó chẩn đoán giai đoạn bệnh.
Polyp đại tràng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư. Vì vậy bệnh nhân đã cắt polyp vẫn nên tái khám sức khỏe và tầm soát ung thư đại tràng định kỳ.
Sinh thiết polyp đại tràng thường có sau 1 – 2 ngày lấy mẫu, thỉnh thoảng lâu hơn tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh nhân. Thời gian cho kết quả lâu vì bác sĩ cần phân tích mẫu bằng phương pháp khác hoặc phải kiểm tra thêm một mẫu mô khác.
Polyp đại tràng về bản chất không phải là u, mà là một tổn thương với hình dạng giống khối u, có cuống hoặc không. Tổn thương này do tổ chức dưới lớp niêm mạc và niêm mạc đại tràng tăng sinh tạo thành.
Đa số polyp đại tràng là lành tính nhưng một số trường hợp có thể trở thành ác tính (ung thư). Chính vì vậy, một người càng xuất hiện nhiều polyp đại trạng hoặc một số polyp với kích thước lớn cần phải chú ý vì chúng có thể tiến triển thành ung thư bất cứ lúc nào.
Bác sĩ chuyên khoa phân ra làm 2 loại polyp đại tràng phổ biến là polyp u tuyến và polyp tăng sản. Trong đó:
Bên cạnh đó, các polyp có chân rộng, không có cuống, khả năng ác tính cao hơn những loại có chân nhỏ hay cuống dài và trên một cơ thể càng có nhiều polyp thì khả năng ác tính ngày càng cao. Đặc biệt là trường hợp nhiều polyp đại tràng di truyền khả năng trở thành ung thư là rất lớn. Do đó người bệnh tuyệt đối không được chủ quan với căn bệnh này.
Để chẩn đoán polyp đại tràng, cần chụp X quang đại tràng có chuẩn bị, tốt nhất là nội soi đại tràng. Nội soi là kỹ thuật hiệu quả nhất nhằm kiểm tra đại tràng vì nó giúp quan sát được toàn bộ lớp niêm mạc của đại tràng và sinh thiết với mục đích phát hiện tế bào lạ (ác tính). Ngoài ra có thể tiến hành chụp cộng hưởng từ.
Thực tế cho thấy polyp đại tràng cần được cắt bỏ nhằm ngăn ngừa ung thư. Những khối u nhỏ có thể loại bỏ qua soi đại tràng hoặc soi đại tràng Sigma. Trong khi đó các khối u lớn, khó làm phẫu thuật mở ổ bụng. Một số trường hợp bị hội chứng polyp đại tràng có tính gia đình, cần phải cắt bỏ toàn bộ trực tràng và đại tràng.
Sau khi cắt polyp đại tràng, nếu thực hiện kỹ thuật tốt thì chúng hiếm khi mọc trở lại song thực tế lên tới 30% bệnh nhân sau phẫu thuật xuất hiện khối đại tràng phát triển. Vị trí mọc polyp đại tràng mới có thể trùng hoặc không trùng khớp với chỗ cũ.
Tình trạng mọc lại polyp phần lớn do 2 nguyên nhân:
Mỗi bệnh nhân, hình dạng và kích thước của polyp là khác nhau. Vì thế khi nội soi cắt bỏ polyp dễ gặp phải tình trạng bỏ sót một phần polyp, nhất là các polyp có kích thước nhỏ hơn 5 mm.
Theo thời gian, những polyp đại tràng đã bị bỏ sót này tiếp tục phát triển nên lúc tái khám sẽ thấy mọc polyp trở lại. Các polyp đại tràng này dễ biến chứng thành ung thư và cũng cần cắt bỏ khi cần thiết.
Theo kích thước, polyp đại tràng thường được chia thành nhiều loại: Polyp nhỏ (kích thước dưới 5 mm), polyp trung bình (kích thước dưới 10 mm), polyp lớn (lớn hơn 1 cm). Thêm vào đó, polyp đại tràng lớn thỉnh thoảng có hình dạng răng cưa, loại này cần phải cắt bỏ từng phần. Do đó, nội soi cắt bỏ rất dễ bỏ sót polyp khiến chúng tiếp tục sinh trưởng, phát triển và tiến triển thành ung thư.
Như vậy, để kiểm soát tình trạng polyp đại tràng có thể mọc lại sau khi cắt, bệnh nhân nên tái khám thường xuyên sau phẫu thuật. Thời gian lý tưởng 6 tháng – 1 năm một lần. Ngoài ra, sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ được chỉ định uống một số thuốc để ngăn ngừa polyp đại tràng phát triển.
Polyp đại tràng ác tính thường tiến triển thành ung thư đại tràng hoặc ung thư tổ chức liên kết gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Những triệu chứng của polyp đại tràng ác tính thường gồm: Chán ăn, ăn không tiêu, đi ngoài ra phân nhỏ và mỏng, phân đen có lẫn máu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, sụt giảm cân bất thường.
Những người có polyp đại tràng ác tính thường được chỉ định nhập viện để làm một số kiểm tra, xét nghiệm chuyên sâu giúp chẩn đoán, đánh giá chính xác tình trạng polyp. Căn cứ trên tình trạng thực tế của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn và hướng điều trị thích hợp cho bệnh nhân.