Vaccine Sởi Quai Bị Rubella Tiêm Khi Nào? 

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Vaccine Sởi Quai Bị Rubella Tiêm Khi Nào? 

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng chín 16, 2022

Sởi, quai bị, Rubella đều là các bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhất là với trẻ nhỏ và mẹ bầu. Do đó, chủng ngừa vaccine là việc làm vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết vaccine sởi quai bị Rubella tiêm khi nào là phù hợp để nhận được hiệu quả tốt ưu. Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Tổng quan về bệnh sởi, quai bị, Rubella

Để giải đáp thắc mắc vaccine sởi quai bị Rubella tiêm khi nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số thông tin tổng quan về những bệnh lý này trước nhé. 

Bệnh sởi

Sởi là bệnh gây ra bởi virus, lây lan thông qua đường hô hấp, nước bọt, nước mũi của người mang mầm bệnh. Bất kỳ ai cũng có thể nhiễm bệnh, nhất là người chưa sở hữu miễn dịch đặc hiệu. Bệnh sởi nguy hiểm vì có khả năng gây ra tình trạng viêm màng não, viêm phế quản – phổi, viêm thanh quản, viêm tai giữa,… Khi khởi phát, bệnh nhân sẽ bị sốt, phát ban. Lúc đầu ban sẽ xuất hiện ở mặt sau đó lan ra toàn cơ thể, có khả năng kèm theo triệu chứng chảy nước mắt, đỏ mắt, ho, chảy nước mũi,… 

Bệnh quai bị

Virus quai bị là tác nhân gây ra bệnh, lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, tiềm ẩn nguy cơ tạo thành dịch trong cộng đồng. Quai bị có biểu hiện lâm sàng phổ biến là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ, kèm theo triệu chứng sưng đau hạch góc hàm, sốt. Biến chứng đáng lo của quai bị là khiến 20 – 35% phái mạnh sau tuổi dậy thì bị mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến vô sinh.

Bệnh Rubella

Bệnh gây ra bởi virus Rubella. Biểu hiện của Rubella tương tự như bệnh sởi nhưng thường nhẹ hơn. Tuy nhiên bệnh đặc biệt nguy hiểm với mẹ bầu vì có thể gây dị tật thai nhi như chậm phát triển trí tuệ, khuyết tật tim bẩm sinh, điếc, đục thủy tinh thể,… thậm chí khiến em bé trong bụng mẹ ngừng phát triển. 

Nhìn chung, sởi, quai bị, Rubella đều là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây truyền qua đường hô hấp. Nó có nguy cơ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, nhất là với mẹ bầu và trẻ nhỏ. Do đó, chúng ta cần chủ động tiêm ngừa vaccine. Vậy tiêm vaccine sởi quai bị Rubella mang lại hiệu quả như thế nào? Vaccine sởi quai bị Rubella tiêm khi nào?

Tổng quan về bệnh sởi, quai bị, Rubella
Sởi là bệnh gây ra bởi virus, lây lan thông qua đường hô hấp, nước bọt, nước mũi của người mang mầm bệnh

Tiêm vaccine sởi, quai bị, Rubella mang lại hiệu quả như thế nào?

Sởi, quai bị, Rubella là các bệnh lý có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch kém hoặc chưa được chủng ngừa đầy đủ bị nhiễm bệnh sẽ có tiến triển nhanh hơn. Những căn bệnh này sẽ dễ dàng lây truyền ra môi trường xung quanh, thậm chí bùng phát trở thành dịch trên diện rộng. Trẻ nhiễm bệnh đã được tiêm ngừa đầy đủ sẽ có biểu hiện nhẹ và tự khỏi. Tuy nhiên, mẹ bầu nếu nhiễm virus thì thai nhi có nguy cơ bị dị tật.

Trẻ nhỏ mắc sởi, quai bị, Rubella nếu không kịp thời chữa trị sẽ để lại nhiều di chứng, thậm chí dẫn đến tử vong. Với những tác hại nghiêm trọng kể trên, chủng ngừa vaccine sởi, quai bị, Rubella là việc làm vô cùng cần thiết. Mặc dù hiện vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh sởi, quai bị, Rubella nhưng vaccine sẽ giúp chúng ta phòng ngừa hiệu quả. Chủng ngừa vaccine sẽ giúp ngăn ngừa bệnh lên đến 95%. Vậy chúng ta có thể phòng bệnh sởi, quai bị, Rubella bằng cách nào? Vaccine sởi quai bị Rubella tiêm khi nào? 

Phòng bệnh sởi, quai bị, Rubella bằng cách nào?

Hiện có nhiều loại vaccine phòng ngừa bệnh sởi, quai bị, Rubella. Trong đó, vaccine kết hợp 3 trong 1 được nhiều người lựa chọn. Vaccine 3 trong 1 được điều chế từ virus sởi chủng Edmonston-Zagreb, virus quai bị chủng L-Zagreb (L-Z) và virus Rubella chủng Wistar RA 27/3 sống, giảm độc lực.

Virus Rubella và sởi được nuôi cấy trên tế bào lưỡng bội người (HDC). Virus quai bị sẽ được nuôi cấy trên nguyên bào sợi từ trứng gà sạch SPF. Vaccine sẽ được đông khô lại và kèm theo nước hồi chỉnh. Vậy vaccine sởi quai bị Rubella tiêm khi nào? 

Phòng bệnh sởi, quai bị, Rubella bằng cách nào?
Hiện có nhiều loại vaccine phòng ngừa bệnh sởi, quai bị, Rubella

Vaccine sởi quai bị Rubella tiêm khi nào?  

Vaccine sởi quai bị Rubella tiêm khi nào? Phác đồ chủng ngừa vaccine sởi, quai bị, Rubella có điểm khác nhau giữa các độ tuổi, cụ thể như sau:

Đối với trẻ nhỏ từ 12 tháng – 7 tuổi

  • Mũi 1 là lần chủng ngừa đầu tiên.
  • Tiêm mũi 2 khi bé được 4 – 6 tuổi hoặc sớm hơn nếu xuất hiện dịch. Mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng.

Đối với trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn

  • Mũi 1 là lần chủng ngừa đầu tiên.
  • Tiêm mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng.

Vaccine sởi quai bị Rubella tiêm khi nào? Nếu có ý định mang thai, bạn nên chủng ngừa vaccine sởi, quai bị, Rubella trước đó tối thiểu 1 tháng (trước 3 tháng là tốt nhất). Mặc dù hiện vẫn chưa có báo cáo về việc vaccine sởi, quai bị, Rubella tác động tiêu cực đến thai nhi. Nhưng WHO vẫn khuyến cáo mẹ bầu không nên chủng ngừa vaccine sống trong thai kỳ. Đồng thời, tiêm ngừa vaccine sởi, quai bị, Rubella trước khi có thai 3 tháng sẽ giúp cơ thể người mẹ kịp thời tạo ra kháng thể bảo vệ bản thân và con yêu, nhất là trong những tháng đầu.

Lưu ý khi tiêm vaccine sởi, quai bị, Rubella

Bên cạnh việc tìm hiểu sởi quai bị Rubella tiêm khi nào. Bạn đọc cần lưu ý thêm những vấn đề dưới đây khi chủng ngừa vaccine sởi, quai bị, Rubella:

Chỉ định tiêm vaccine sởi, quai bị, Rubella trong trường hợp nào?

Vaccine sởi quai bị Rubella tiêm khi nào? Nên chủng ngừa vaccin sởi, quai bị, Rubella trong những trường hợp sau:

  • Tiêm ngừa cho trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng.
  • Có thể chủng ngừa vaccine sởi, quai bị, Rubella cho trẻ bị nhiễm hoặc nghi nhiễm virus HIV. 
  • Khuyến cáo tiêm nhắc lại vaccine sởi, Rubella với thanh thiếu niên, người trưởng thành và trẻ trên 10 tuổi.
  • Chủng ngừa nhắc lại có thể làm chuyển dịch huyết thanh cho người không có đáp ứng với mũi 1 hoặc gia tăng hiệu giá kháng thể ở đối tượng đã tiêm vaccine nhưng hiệu giá bị sụt giảm.
  • Ủy ban tư vấn về thực hành chủng ngừa (ACIP) khuyến cáo nên tiêm MMR mũi 1 khi được 12 – 15 tháng tuổi và mũi 2 ở giai đoạn 4 – 6 tuổi. 
  • Tiêm ngừa cho phái nữ ở độ tuổi thanh thiếu niên và trưởng thành không mang thai được chỉ định nếu có cảnh báo chắc chắn.
  • Có thể được chủng ngừa cùng với DTP, DT, TT, Td, BCG và vaccine Polio (OPV, IPV), viêm gan B, sốt vàng, Haemophilus Influenzae, bổ sung Vitamin A.
Chỉ định tiêm vaccine sởi, quai bị, Rubella trong trường hợp nào?
Chỉ định tiêm vaccine sởi, quai bị, Rubella trong trường hợp nào?

Chống chỉ định tiêm vaccine sởi, quai bị, Rubella trong trường hợp nào?

Dưới đây là các trường hợp chống chỉ định tiêm vaccine sởi, quai bị, Rubella:

  • Người dùng Corticosteroids, các loại thuốc ức chế miễn dịch khác hoặc đang trong quá trình xạ trị có thể không đáp ứng miễn dịch tối ưu.
  • Không chủng ngừa vaccine cho người mang thai, bị sốt, mắc bệnh bạch cầu, truyền nhiễm cấp tính, thiếu máu nghiêm trọng và những bệnh lý nặng khác về máu, chức năng thận tổn thương, đang truyền máu, dùng Gamma Globulin hoặc dị ứng với thành phần của vaccine.
  • Người có tiền sử phản ứng quá mẫn hoặc dạng quá mẫn với trứng. Người phản ứng quá mẫn hoặc có dạng quá mẫn với thành phần Neomycin. 
  • Chống chỉ định tiêm cho người có hệ miễn dịch bị tổn thương nghiêm trọng do mắc bệnh bẩm sinh, ác tính, HIV, lympho tiến triển, bạch cầu hoặc đang sử dụng Steroid liều cao, tác nhân Alky hóa hay các chất chống chuyển hóa, đang xạ trị để chữa trị suy giảm miễn dịch.
  • Không chủng ngừa vaccine sởi, quai bị, Rubella cho mẹ bầu vì tiềm ẩn nguy cơ gây dị tật thai nhi dù chưa được chứng minh. Vô tình chủng ngừa vaccine MMR không phải là điều kiện để chỉ định chấm dứt thai kỳ. Vì vaccine MR được chỉ định cho người trưởng thành. Nếu có kế hoạch mang thai phải cách 3 tháng sau khi chủng ngừa vaccine MMR.

Phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine sởi, quai bị, Rubella

Thắc mắc vaccine sởi quai bị Rubella tiêm khi nào đã được Đa khoa Phương Nam giải đáp. Vậy sau khi tiêm vaccine sởi, quai bị, Rubella có thể gặp phản ứng phụ gì?

 Phản ứng do thành phần có trong vaccine sởi:

  • Vaccine sởi có thể làm vùng tiêm nhạy cảm, đau nhẹ trong vòng 24 tiếng sau khi chủng ngừa. Các triệu chứng đa phần đều tự khỏi sau 2 – 3 ngày mà không cần chữa trị.
  • Trong 7 – 12 ngày sau tiêm có thể gây ra tình trạng sốt nhẹ và kéo dài từ 1 – 2 ngày, chiếm tỷ lệ khoảng 5 – 15% người được chủng ngừa.
  • Phát ban xảy ra ở khoảng 2% người được tiêm, thường xuất hiện từ 7 – 10 ngày sau chủng ngừa và kéo dài 2 ngày.
  • Tỷ lệ viêm não sau khi tiêm vaccine sởi ở mức rất thấp. Tuy nhiên tình trạng này có liên quan đến vaccine hay không vẫn chưa được chứng minh.

 Phản ứng phụ do thành phần có trong vaccine quai bị

  • Thành phần quai bị trong vaccine có thể gây sốt nhẹ và viêm tuyến mang tai.
  • Viêm tinh hoàn và sốt động kinh cũng có thể xảy ra.
  • Viêm màng não vô khuẩn hiếm khi xảy ra. Phản ứng phụ liên quan đến viêm màng não vô khuẩn thường được phát hiện sau tiêm từ 15 – 35 ngày.

 Phản ứng phụ do thành phần có trong vaccine Rubella

  • Thành phần Rubella có thể dẫn đến các triệu chứng viêm khớp (10%), đau khớp (25%) ở phái nữ thanh thiếu niên và trưởng thành. Tình trạng này thường kéo dài vài ngày đến 2 tuần. Tuy nhiên, phản ứng phụ kể trên hiếm gặp ở trẻ nhỏ và phái mạnh (0 – 3%). Triệu chứng điển hình sẽ xuất hiện sau tiêm từ 1 – 3 tuần và kéo dài khoảng 1 ngày – 2 tuần. 
  • Người được tiêm có thể bị ngứa, sốt nhẹ, đau cơ, nổi hạch bạch huyết, khó chịu.
  • Hiếm khi bị giảm lượng tiểu cầu. Tỷ lệ ở mức dưới 1/30.000 người.
  • Những phản ứng sốc phản vệ cũng hiếm khi gặp.
Phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine sởi, quai bị, Rubella
Trong 7 – 12 ngày sau tiêm có thể gây ra tình trạng sốt nhẹ

Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp thắc mắc vaccine sởi quai bị Rubella tiêm khi nào. Chúng ta cần tuân thủ thực hiện theo lịch tiêm được khuyến cáo để vaccine phát huy tối ưu công dụng. Nếu còn câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ