Điều Trị Và Phòng Ngừa Sốt Thương Hàn Không Khó Như Bạn Nghĩ

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Bệnh truyền nhiễm > Điều Trị Và Phòng Ngừa Sốt Thương Hàn Không Khó Như Bạn Nghĩ

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 9, 2023

Sốt thương hàn hay thương hàn là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do khuẩn Salmonella gây ra. Mỗi năm, căn bệnh này gây ảnh hưởng lớn đến hơn 20 triệu người, chủ yếu tại các nước trong khu vực Đông Nam Á, châu Phi, Ấn Độ và Nam Mỹ. Thương hàn khá nguy hiểm có thể phát triển thành dịch. Nó cướp đi 200.000 sinh mạng mỗi năm. Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu tổng quan về căn bệnh này cũng như phương pháp điều trị, cách phòng ngừa bạn nhé!

Tổng quan về bệnh sốt thương hàn

Sốt thương hàn hay thương hàn là một bệnh lý lây truyền cấp tính gây ra bởi khuẩn Salmonella. Tùy thuộc vào số lượng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể mỗi người, thời gian ủ bệnh trung bình sẽ kéo dài từ 8 – 14 ngày. 

Thương hàn khởi phát khá đột ngột và thường không có triệu chứng. Đối với những trường hợp nặng hơn, bệnh nhân sẽ có dấu hiệu sốt cao kéo dài, mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, nôn khan, táo bón, tiêu chảy. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, người mắc sốt thương hàn có thể bị loét thanh mạc, thủng ruột thậm chí là tử vong. Vậy làm cách nào để nhận biết cơ thể mình có mang khuẩn Salmonella hay không? Nó lây truyền như thế nào?

Tổng quan về bệnh sốt thương hàn
Sốt thương hàn là căn bệnh do khuẩn Salmonella gây ra

Đường lây truyền

Con người là vật chủ tự nhiên duy nhất. Khuẩn thương hàn được tìm thấy trong phân của những người mang mầm Salmonella không triệu chứng. Chúng cũng có trong nước tiểu, phân của bệnh nhân. 

Thông thường, mọi người bị nhiễm khuẩn khi tiêu thụ thức ăn, nước mang mầm bệnh hoặc không rửa tay sau khi đi vệ sinh. Ruồi cũng là nguyên nhân làm lây truyền sốt thương hàn.

Các sinh vật sau khi xâm nhập vào cơ thể thông qua đường tiêu hóa, nhân lên tại hạch bạch huyết và di chuyển đến máu. Khi lượng khuẩn thương hàn đạt đến một mức độ nhất định sẽ xuất hiện các biểu hiện như đau đầu, nhức mỏi, chán ăn, buồn nôn. Đối với những trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể bị loét, thủng ruột, xuất huyết.

Khuẩn Salmonella sinh sống trong ruột người, động vật và chim. Hầu hết ca bệnh nhiễm thương hàn đều do tiêu thụ thực phẩm hoặc dùng nước bị ô nhiễm, bao gồm các trường hợp như sau:

  • Thực phẩm và nước nhiễm Salmonella
  • Hải sản, thịt sống, gia cầm: Phân chứa khuẩn có thể dính vào thịt, hải sản trong môi trường không đạt chuẩn an toàn.
  • Sữa và chế phẩm từ sữa: Sữa, các chế phẩm của nó dễ bị nhiễm khuẩn trong giai đoạn thanh trùng.
  • Trái cây, rau củ: Rau củ quả tươi có khả năng nhiễm Salmonella trong quá trình chăm sóc và sơ chế.
  • Thực phẩm chứa mầm bệnh.
  • Thực phẩm xử lý chưa đúng cách

Thực phẩm nhiễm khuẩn thương hàn do quá trình chế biến không đảm bảo vệ sinh. Phần lớn là do mọi người không rửa tay với xà phòng trước khi thực hiện.

  • Nguồn lây từ động vật

Các loại động vật như thú nuôi, chim, bò sát đều có khả năng chứa khuẩn trên lông, da và phân. Do đó, người dân cũng nên chú ý đến nguồn lây nhiễm này. 

  • Các yếu tố khác

Các hoạt động diễn ra hàng ngày khiến cơ thể có nhiều điều kiện tiếp xúc với khuẩn Salmonella, bao gồm:

  • Thể trạng: Phụ thuộc vào tình hình sức đề kháng, cơ địa mỗi cá nhân mà khả năng miễn dịch cũng khác nhau.
  • Du lịch quốc tế: Khách tham quan dễ bị nhiễm bệnh khi đi đến các khu vực đang phát triển với điều kiện vệ sinh kém.
  • Tiếp xúc với động vật: Nhiều loài vật có khả năng mang mầm bệnh khá cao.

Trạng thái mang Salmonella

Nhiễm thương hàn là trạng thái khuẩn Salmonella xâm nhập vào trong dạ dày và ruột. Người mắc bệnh nhẹ sẽ tự khỏi sau 4 – 7 ngày mà không cần điều trị. Khuẩn thương hàn đi vào hệ tiêu hóa, sau khi bị chết sẽ giải phóng ra nội độc tố. Salmonella chết càng nhiều càng có nhiều độc tính tấn công vào cơ thể bệnh nhân. Nội độc tố khuẩn thương hàn gây ảnh hưởng xấu cho ruột, làm tổn thương niêm mạc. Nó cũng đi vào máu và gây ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương, làm nhiễm chất độc toàn thân.

Khuẩn Salmonella có sức đề kháng tốt. Chúng có khả năng chịu được lạnh, sức sống khá mãnh liệt trong môi trường đa dạng:

  • Nước đá: 2 – 3 tháng.
  • Nước thường: 1 tháng.
  • Rau quả: 5 – 10 ngày.
  • Phân: Vài tháng.

Salmonella thường bị tiêu diệt ở 55 độ C trong vòng 30 phút, cồn 90 độ trong vài phút. Các chất khử trùng khác như Cloramin 30%, Phelnol 5% đều giết được vi khuẩn một cách dễ dàng.

Dữ liệu dịch tễ học chỉ ra rằng bệnh nhân nhiễm khuẩn Salmonella dễ mắc ung thư gan mật hơn người bình thường. Tắc nghẽn đường tiểu cũng liên quan đến người bị nhiễm khuẩn Salmonella.

Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh sốt thương hàn

Sau 1 – 3 tuần kể từ khi khuẩn Salmonella xâm nhập vào cơ thể, người bệnh sẽ xuất hiện những dấu hiệu của sốt thương hàn. Các triệu chứng sẽ thay đổi khác nhau trong từng giai đoạn.

Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh sốt thương hàn
Mệt mỏi, sốt là dấu hiệu phổ biến của bệnh thương hàn

Tuần đầu tiên, bệnh nhân thường có các dấu hiệu:

  • Đau đầu, mệt mỏi.
  • Đau nhức cơ toàn thân.
  • Đau bụng.
  • Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón. Tiêu chảy chủ yếu xuất hiện ở trẻ em ngược lại người lớn thường bị táo bón.
  • Nổi ban đỏ nhỏ trên ngực, bụng. Triệu chứng này thường kéo dài không quá 5 ngày.

Thương hàn không được phát hiện và điều trị kịp thời có khả năng biểu hiện lâm sàng sẽ nặng nề hơn ở tuần thứ 2:

  • Sốt cao kéo dài.
  • Rối loạn tiêu hóa nặng.
  • Sụt cân nhanh chóng.
  • Bụng chướng.

Vào các giai đoạn sau, bệnh nhân có khả năng xuất hiện tình trạng suy kiệt, mê sảng. Những triệu chứng thường tiến triển theo hướng nặng nề cho đến tuần thứ 3 từ thời điểm khởi phát nếu không được điều trị.

Sốt thương hàn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong giai đoạn này. Biểu hiện nguy hiểm nhất là chảy máu đường tiêu hóa, thủng ruột. Khi bị đau bụng dữ dội đột ngột, rối loạn huyết đông người bệnh có nguy cơ nhiễm khuẩn máu khá cao.

Các dấu hiệu ít gặp của người nhiễm thương hàn có thể xuất hiện với tỷ lệ thấp hơn là viêm cơ tiêm, phổi, tụy, não, màng não, nhiễm trùng cột sống,… Đối với những người đi đến các vùng dịch tễ, cần được tư vấn tiêm vắc-xin phòng ngừa. Sau khi trở về nhà từ những vùng đó, họ cần đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và thăm khám nếu phát hiện các triệu chứng bất thường.

Chẩn đoán sốt thương hàn

Thương hàn có dấu hiệu khá giống với các bệnh sốt khác như sốt cao, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn. Nhiễm khuẩn Salmonella thường khởi phát đột ngột và có thể dẫn đến tử vong nếu không kịp điều trị. Vì vậy, cần nắm bắt phương pháp chẩn đoán để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Chẩn đoán sốt thương hàn
Cấy máu giúp bác sĩ chẩn đoán thương hàn nhanh và hiệu quả

Các xét nghiệm cận lâm sàng của bệnh nhân thương hàn

Người nhiễm khuẩn thương hàn cần làm các xét nghiệm:

  • Cấy máu: Tỷ lệ bạch cầu ở người nhiễm khuẩn thường giảm. Cấy máu giúp chẩn đoán xác định bệnh hiệu quả và nhanh chóng.
  • Cấy tẩy xương: Xét nghiệm này dùng để phân lập vi khuẩn, hữu ích khi bệnh nhân đã sử dụng kháng sinh làm giảm tỷ lệ cấy máu dương tính.
  • Cấy phân: Phương pháp này thường cho kết quả dương tính từ tuần thứ 2 – 3 của bệnh.
  • Phản ứng Widal: Nên thực hiện 2 lần cách nhau tối thiểu 1 tuần. Khi hiệu giá kháng thể O đạt trên 1/200 ở lần đầu hay lần 2 cao gấp 4 lần lần 1 thì giá trị sẽ được xác định.
  • Kỹ thuật ELISA, IFA: Có độ nhạy và đặc hiệu cao nên cũng được ứng dụng để làm xét nghiệm cận lâm sàng bệnh nhân.

Phân biệt thương hàn với các bệnh khác

Thương hàn có các dấu hiệu khá tương đồng với những bệnh khác, cụ thể như sau:

  • Sốt rét: Sốt cao, rét run, vã mồ hôi, xảy ra theo chu kỳ hoặc chủng loại kí sinh. Trong trường hợp này, xét nghiệm máu sẽ cho ra kết quả chính xác.
  • Sốt mò: Sốt cao, phát ban, da và củng mạc mắt nổi hạch, sung huyết.
  • Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn Osler: Sốt, sùi van tim.
  • Nhiễm trùng huyết: Sốt cao, gan lách to, gai rét.
  • Bệnh nung mủ sâu: Áp xe gan, dưới cơ hoành kèm rét run, đau bụng.

Tiên lượng về sốt thương hàn

Theo số liệu thống kê từ các tổ chức y tế, tỷ lệ tử vong của thương hàn chiếm khoảng 12%. Nếu phát hiện và điều trị kịp thời, con số này sẽ giảm xuống còn 1%. Phần lớn những trường hợp thương vong xảy ra ở các đối tượng bị suy dinh dưỡng, trẻ sơ sinh, người già.

Bệnh nhân khi xuất hiện trạng thái hôn mê, sốc phản vệ đồng nghĩa rằng tình trạng của họ khá nặng và tiên lượng xấu. Những biến chứng chủ yếu là do người nhiễm thương hàn không được điều trị hoặc chữa muộn.

Tiên lượng về sốt thương hàn
Người già có tỷ lệ tử vong cao khi nhiễm thương hàn

Điều trị sốt thương hàn

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, thương hàn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong. Chuyên gia y tế sử dụng kháng sinh để lên phác đồ điều trị cho người mắc Salmonella do đây là bệnh nhiễm khuẩn. Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung thêm nước, dùng thuốc hạ sốt để giảm triệu chứng thương hàn. Liều lượng khi sử dụng như sau:

  • Ciprofloxacin/Ofloxacin: 15 mg/kg/ngày, tối đa 20 mg/kg/ngày.
  • Cephalosporin thế hệ III: Dùng trong phác đồ điều trị sốt thương hàn theo liều từ 2 – 3 g/ngày.
  • Azithromycin: Dùng theo liều từ 1 g/ngày.

Thời gian dùng kháng sinh trong phác đồ điều trị thường kéo dài từ 5 – 7 ngày hoặc 10 – 14 ngày đối với những trường hợp nặng hơn.

Điều trị sốt thương hàn
Cần có chỉ định của bác sĩ trước khi dùng kháng sinh để điều trị sốt thương hàn

Để đảm bảo an toàn, điều trị hiệu quả, tránh những vấn đề ngoài ý muốn. Bệnh nhân phải đi thăm khám, nhận chỉ định sử dụng thuốc theo chẩn đoán từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc và dùng tại nhà mà không có hướng dẫn từ chuyên gia. Bởi tùy nguyên nhân, triệu chứng bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp nhất.

Bên cạnh việc điều trị đặc hiệu bằng kháng sinh, triệu chứng của bệnh thương hàn có khả năng thuyên giảm nhờ bổ sung đủ nước điện giải (1500 – 2000 ml/ngày) theo tỷ lệ Glucose 5%, Ringer Lactat, Natri clorid 9%. Đồng thời, áp dụng khẩu phần với thức ăn mềm và đủ chất dinh dưỡng trong thời gian sốt.

Đối với những trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể bị xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột. Những đối tượng này cũng sẽ được bác sĩ điều trị bằng phương pháp đặc biệt hơn, cụ thể:

  • Bị thủng ruột: Chống sốc điều trị ngoại khoa.
  • Xuất huyết tiêu hóa: Chườm lạnh, dùng thuốc cầm máu.

Phòng ngừa bệnh thương hàn

Nếu áp dụng biện pháp phòng ngừa hiệu quả, chúng ta có thể làm giảm tác động của thương hàn đến bệnh nhân. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến được các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân sử dụng:

Tiêm vắc xin

Phòng ngừa bệnh thương hàn
Chủng ngừa là phương pháp hữu hiệu để phòng bệnh thương hàn

Thương hàn xuất hiện gần như phổ biến khắp các tỉnh thành của Việt Nam và người nhiễm Salmonella có xu hướng tăng lên mỗi năm. Từ khi vắc xin ra đời, tỷ lệ nhiễm khuẩn giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, thương hàn vẫn là căn bệnh nguy hiểm. Chủng ngừa được xem như một phương pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Việt Nam có 2 loại vắc xin được cấp phép và sử dụng phổ biến:

  • TYPHIM Vi: Bào chế từ kháng nguyên bị chết của trực khuẩn Salmonella, được sử dụng qua đường tiêm.
  • Typhoid Vi: Được sản xuất bởi nhà sản xuất vắc xin và sinh phẩm uy tín tại Việt Nam.

Tuy nhiên, không dùng vắc xin cho những trường hợp sau đây:

  • Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Thai phụ hoặc người đang cho con bú.
  • Hoãn tiêm nếu đang sốt hoặc nhiễm bệnh cấp tính.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý vắc xin được chỉ định cho những đối tượng dưới đây:

  • Trẻ em từ 2 tuổi trở lên, người lớn.
  • Người thường đến vùng có dịch thương hàn.
  • Người tiêu thụ thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn.

Đảm bảo vệ sinh thực phẩm và môi trường sống

Vì thương hàn là căn bệnh truyền nhiễm nên mọi người cần ý thức đảm bảo vệ sinh môi trường, xử lý phân, rác triệt để. Đồng thời cần thực hiện chế độ ăn chín uống sôi, rửa tay với xà phòng sau khi đi đại, tiểu tiện, trước lúc chế biến món ăn.

Sốt thương hàn lây nhanh và dễ bùng phát thành dịch nếu không ngăn chặn kịp. Đây cũng là căn bệnh gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Tuy nhiên chúng ta có thể phòng ngừa thương hàn với những phương pháp mà Đa khoa Phương Nam đã chia sẻ. Nếu không được điều trị, căn bệnh này có khả năng dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng thậm chí đe dọa tính mạng. Để được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ