[Giải Đáp] Sùi Mào Gà Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Thai nhi > [Giải Đáp] Sùi Mào Gà Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 30, 2021

Sùi mào gà có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Làm sao để điều trị sùi mào gà hiệu quả? Phòng ngừa sùi mào gà ra sao? Là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu mắc bệnh sùi mào gà khi mang thai? Để tìm lời giải đáp chi tiết cho những vấn đề trên, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Nhận biết mẹ bầu bị sùi mào gà

Trước khi tìm câu trả lời chi tiết cho vấn đề sùi mào gà có ảnh hưởng đến thai nhi không thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về dấu hiệu sùi mào gà ở phụ nữ mang thai nhé!

sùi mào gà có ảnh hưởng đến thai nhi
Sùi mào gà bắt đầu có biểu hiện sau khoảng 1 đến 3 tháng tiếp xúc với nguồn lây bệnh.

Sùi mào gà thường chỉ bắt đầu có biểu hiện cụ thể sau khoảng 1 đến 3 tháng tiếp xúc với nguồn lây bệnh. Do đó, rất khó để phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu cơ thể bắt đầu xuất hiện những triệu chứng dưới đây, bạn cần đi thăm khám ngay, vì đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai, bao gồm:

  • Ở các vùng như bên trong, bên ngoài âm đạo và hậu môn, thậm chí là ở miệng, cổ họng, môi, lưỡi xuất hiện những nốt mụn đỏ, nhìn giống mụn cóc. Về lâu dài, những nốt mụn này nổi thành từng đám nhỏ.
  • Những nốt mụn sần sùi này thường không gây đau, tuy nhiên, khi bị tổn thương hoặc vỡ ra, sẽ khiến mẹ bầu bị đau khi chạm tay vào.
  • Ngoài ra, mẹ bầu còn xuất hiện dịch nhầy âm đạo bất thường, có cảm giác âm đạo ngứa ngáy, khó chịu, dịch âm đạo có mùi khó chịu, thậm chí là xuất huyết không rõ nguyên nhân.

Mẹ bầu bị sùi mào gà có nguy hiểm không? Sùi mào gà có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Cho đến thời điểm hiện tại, sùi mào gà vẫn là một trong những bệnh lây qua đường sinh dục nguy hiểm nhất bởi nó có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề cho người bệnh, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Vậy sùi mào gà có ảnh hưởng đến thai nhi không? Có nguy hiểm với mẹ bầu không?

sùi mào gà có ảnh hưởng đến thai nhi -1
Sùi mào gà có ảnh hưởng đến thai nhi không?

1. Ảnh hưởng của sùi mào gà đối với mẹ bầu

Mẹ bầu mắc sùi mào gà có thể gặp những biến chứng nguy hiểm như:

  • Phụ nữ mang thai bị sùi mào gà thường có diễn biến bệnh tiến triển nhanh do đề kháng cơ thể yếu. Các nốt mụn dễ lan rộng, làm tắc đường sinh sản, phá hủy các mô xung quanh và có nguy cơ phát triển lớn vì nồng độ hormone tăng cao.
  • Đặc biệt, thai phụ có thể gặp phải tình trạng khó sinh do u nhú ở âm đạo phát triển quá mức, làm khả năng co giãn của âm đạo giảm.
  • Hơn nữa, tình trạng sùi mào gà ở thai phụ còn làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung ở nữ giới.

2. Ảnh hưởng của sùi mào gà đối với thai nhi

  • Không chỉ ảnh hưởng đến mẹ bầu, sùi mào gà còn gây tác động xấu đến thai nhi, làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, khó sinh.
  • Một số trường hợp, sùi mào gà lây truyền từ mẹ sang con, khiến trẻ sơ sinh bị mắc sùi mào gà bẩm sinh.

Cách điều trị mẹ bầu bị sùi mào gà

sùi mào gà có ảnh hưởng đến thai nhi -2
Bác sĩ sẽ tùy vào tình trạng sùi mào gà của từng người để có biện pháp điều trị phù hợp.

Hiện nay, để điều trị sùi mào gà, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc hạn chế triệu chứng. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai lại không nên sử dụng những loại thuốc này, bởi nó dễ khiến thai nhi gặp biến chứng nguy hiểm.

Do đó, tùy vào tình trạng sùi mào gà của từng người cũng như khả năng ảnh hưởng đến việc sinh sản, bác sĩ sẽ áp dụng một số cách như:

  • Tiến hành phẫu thuật loại bỏ sùi mào gà.
  • Dùng nitơ lỏng để đóng băng mụn rộp.
  • Đốt cháy các mụn rộp với tia laser.

Lưu ý: Bạn không nên tự ý mua thuốc điều trị sùi mào gà tại nhà. Hãy tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả bản thân lẫn thai nhi.

Phương pháp phòng ngừa sùi mào gà cho mẹ bầu

Để phòng ngừa bệnh sùi mào gà cho phụ nữ mang thai hiệu quả, bạn có thể áp dụng những phương pháp hữu hiệu dưới đây:

  • Tiêm vắc xin HPV: Chị em nên tiêm phòng HPV trước khi mang thai hoặc ngay khi còn trẻ. Bởi HPV là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm trong đó có sùi mào gà và ung thư cổ tử cung.
  • Quan hệ tình dục an toàn: Hãy quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ để tránh nguy cơ lây nhiễm.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Hãy ăn nhiều rau xanh, tăng cường các thực phẩm chống oxy hóa như súp lơ, bông cải xanh,… Tránh những thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc sùi mào gà như thịt đỏ, cafein, phụ gia thực phẩm. Ngoài ra, hãy bổ sung B12 và Folate vào thực đơn.

Qua những chia sẻ trên đây, Phương Nam hy vọng bạn sẽ có câu trả lời cụ thể cho vấn đề sùi mào gà có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 1800 2222 để được giải đáp tận tình hơn nhé!

5/5 - (5 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ