Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Hiền | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Một 6, 2022
Mục Lục Bài Viết
Tầm quan trọng của khám sức khỏe định kỳ ra sao? Khám sức khỏe định kỳ là phương pháp tối ưu để mỗi người tự bảo vệ sức khỏe của bản thân. Do đó, rất nhiều bệnh viện, phòng khám như Đa khoa Phương Nam cung cấp dịch vụ khám sức khỏe định kỳ. Vậy tầm quan trọng của khám sức khỏe định kỳ là gì?
Giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh lý
Hầu hết các bệnh lý nếu được phát hiện và chữa trị sớm thì khả năng khỏi bệnh sẽ rất cao, ít gây ra biến chứng nguy hiểm. Lợi ích này thể hiện rất rõ ràng ở các bệnh ung thư. Theo thống kê ở bệnh nhân ung thư phổi, nếu kịp thời phát hiện và chữa trị từ giai đoạn 1 thì tỷ lệ sống trên 5 năm là hơn 30%. Nhưng phát hiện và chữa trị từ giai đoạn 3 thì tỷ lệ trên chỉ còn 2 – 4%.
Giúp sàng lọc bệnh ở người nguy cơ cao
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh như ung thư, tiểu đường, xơ gan, suy thận, cao huyết áp, thần kinh, tim mạch, rối loạn nội tiết,… được khuyên ngoài khám định kỳ cần thăm khám tổng quát tối thiểu 6 tháng 1 lần. Thông qua kết quả, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn biện pháp phòng ngừa nguy cơ tiến triển bệnh như thay đổi chế độ ăn, lối sống, môi trường làm việc, an toàn lao động, tập luyện thể thao,…
Phái nữ trên 40 tuổi, sinh đẻ nhiều, có tiền sử viêm nhiễm âm đạo nên khám nội soi tử cung định kỳ nhằm tầm soát bệnh ung thử cổ tử cung. Người bị béo phì trên 40 tuổi cũng phải xét nghiệm đường trong nước tiểu và đường huyết để phát hiện sớm bệnh tiểu đường.
Tránh lãng phí tiền bạc, thời gian
Mỗi nhóm đối tượng khác nhau sẽ được tư vấn gói khám sức khỏe định kỳ phù hợp nhất. Khi đó, các kỹ thuật khám, xét nghiệm sẽ tập trung đánh giá nguy cơ bệnh lý có khả năng gặp phải tốt hơn. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho mỗi lần khám. Hơn nữa, nếu bệnh nặng, gây ra nhiều biến chứng thì áp lực về chi phí chữa trị sẽ càng lớn. Khi phát hiện bệnh sớm sẽ giúp chúng ta tiết kiệm tiền bạc, nâng cao khả năng chữa trị và hạn chế biến chứng.
Trên đây là tầm quan trọng của khám sức khỏe định kỳ. Vậy danh mục khám sức khỏe định kỳ gồm những gì?
Theo hướng dẫn của Bộ Y Tế, danh mục khám sức khỏe định gồm có:
Khám nội tổng quát
Khám lâm sàng bao gồm: Đo chiều cao, cân nặng, chỉ số BMI, huyết áp, vòng bụng, kiểm tra mạch cũng như tổng quát các cơ quan trong cơ thể. Thông qua các chỉ số này bác sĩ có thể đánh giá tổng quát tình trạng sức khỏe, phát hiện dấu hiệu của những bệnh lý về hô hấp, tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, cơ xương khớp,…
Khám cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh
Ngoài ra, bạn sẽ được kiểm tra bệnh theo chuyên khoa như:
Theo Luật Lao động 2015, mỗi năm người lao động phải được khám sức khỏe ít nhất 1 lần. Quy định này áp dụng cho người sử dụng lao động như cơ quan, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp,… phải thực hiện. Những đối tượng làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc bị khuyết tật, cao tuổi phải được khám sức khỏe tối thiểu 6 tháng 1 lần.
Với tầm quan trọng của khám sức khỏe định kỳ, các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người nên thăm khám 6 tháng 1 lần, tối thiểu là 1 lần/năm. Những người có tiền sử bệnh lý hoặc nguy cơ cao mắc bệnh nên khám sức khỏe thường xuyên hơn theo hướng dẫn của bác sĩ.
Theo quy định của Luật BHYT hiện hành, quỹ BHYT chỉ thanh toán chi phí khám chữa bệnh, còn khám tổng quát và định kỳ theo yêu cầu của bệnh nhân vẫn chưa thuộc phạm vi chi trả. Người có nhu cầu khám sức khỏe định kỳ hay tổng quát phải tự thanh toán chi phí.
Luật BHYT hiện hành cũng không quy định số lần xét nghiệm hay số lần khám chữa bệnh với người có thẻ BHYT. Nếu mắc bệnh, bạn có thể đến bệnh viện bất cứ lúc nào để thăm khám, chữa trị và sẽ được BHYT chi trả theo quy định. Nếu bác sĩ thấy cần xét nghiệm hay chiếu chụp để phục vụ cho công tác chẩn đoán thông qua việc khám lâm sàng, thì sẽ cho chỉ định và BHYT có trách nhiệm chi trả những lần chiếu chụp, xét nghiệm này.
Tầm quan trọng của khám sức khỏe định kỳ đã được thể hiện rõ ở những phần trên. Vậy thông qua lần thăm khám này có phát hiện HIV không? Nếu bạn chỉ đi khám sức khỏe thông thường mà chẳng hề đề cập đến việc xét nghiệm HIV thì kết quả cho ra sẽ không phát hiện được HIV. Vì như danh mục khám sức khỏe định kỳ thì chỉ bao gồm một số loại xét nghiệm như công thức máu, đường máu, mỡ máu, chỉ số men gan, chức năng thận,…
Do đó, nếu chỉ khám sức khỏe định kỳ thông thường thì sẽ không phát hiện được HIV cũng như những bệnh truyền nhiễm khác, điển hình là giang mai, lậu, viêm gan C, viêm gan B,… Muốn phát hiện được những bệnh lý kể trên bạn phải yêu cầu cơ sở y tế thực hiện thêm các xét nghiệm riêng biệt để nhận kết quả rõ ràng và chính xác.
Với tầm quan trọng của khám sức khỏe định kỳ, mỗi người nên chủ động sắp xếp thời gian đến cơ sở y tế uy tín như Đa khoa Phương Nam thăm khám nhé. Với cá nhân đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, để xác định chi phí phải căn cứ vào độ tuổi và mục đích thăm khám. Cụ thể như sau:
Sự chêch lệch về chi phí trên thực tế phụ thuộc nhiều vào cơ sở y tế mà bạn lựa chọn. Ngoài ra, thể trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý cũng ảnh hưởng không ít đến chi phí thăm khám. Tùy theo chỉ định của bác sĩ nhằm tầm soát sức khỏe toàn diện, bạn có thể phải làm thêm các chẩn đoán, xét nghiệm chuyên sâu khác bên cạnh các danh mục có sẵn nằm trong gói thăm khám. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết bản thân phù hợp với gói khám nào, nhằm đưa ra sự lựa chon hiệu quả và tiết kiệm nhất.
Sau khi biết được tầm quan trọng của khám sức khỏe định kỳ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu quy trình thăm khám sẽ diễn ra như thế nào nhé.
Bước 1: Thực hiện các thủ tục hành chính tại quầy lễ tân
Nhân viên của cơ sở y tế sẽ hướng dẫn bạn làm thủ tục khám tại quầy lễ tân. Mỗi bệnh nhân sẽ có một bộ hồ sơ và phải tự quản lý hồ sơ của mình trong quá trình thăm khám.
Bước 2: Thực hiện các nội dung trong gói khám đã đăng ký
Bước 3: Hoàn tất các thủ tục
Hồ sơ của bạn sau khi được bác sĩ kết luận sẽ chuyển sang cho lễ tân. Lễ tân sẽ kiểm tra kết quả xét nghiệm thăm dò cũng như các danh mục khám để bổ sung thêm nếu còn thiếu. Sau cùng, hồ sơ sẽ được gửi trả lại cho bệnh nhân.
Nhìn chung quy trình khám sức khỏe định kỳ sẽ gồm những bước trên. Tùy thuộc vào nhu cầu thăm khám và cơ sở y tế, quy trình này sẽ có những thay đổi nhất định.