Tầm Soát Ung Thư Cổ Tử Cung Và Những Điều Cần Biết

Trang chủ > Xét Nghiệm > Xét nghiệm ung thư > Tầm Soát Ung Thư Cổ Tử Cung Và Những Điều Cần Biết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Năm 6, 2022

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của phái nữ. Do đó, việc thăm khám, xét nghiệm, tầm soát từ sớm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bằng cách này, những yếu tố nguy cơ sẽ được phát hiện từ sớm, nâng cao tỷ lệ điều trị thành công. Bạn hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu về phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung trong bài viết dưới đây nhé!

Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung là gì?

Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung được thực hiện nhằm mục đích tìm ra những tế bào đã bị biến đổi bất thường tại cổ tử cung. Vì các tế bào này có thể phát triển thành ung thư. Cổ tử cung là bộ phận nối liền với tử cung. Kênh cổ tử cung thì thông với buồng tử cung. Cổ tử cung nằm ở phần đỉnh trong cùng của âm đạo. Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bao gồm: 

  • Xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Pap smear).
  • Xét nghiệm virus HPV (tiến hành ở một số phụ nữ).
tam-soat-ung-thu-co-tu-cung-1
Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung được thực hiện nhằm mục đích tìm ra những tế bào đã bị biến đổi bất thường tại cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung hình thành như thế nào?

Ung thư xảy ra khi những tế bào cổ tử cung biến đổi một cách bất thường và phát triển quá mức, không kiểm soát theo thời gian. Các tế bào ung thư có xu hướng xâm lấn sâu vào cổ tử cung. Chúng có thể lan tràn sang những cơ quan khác trong trường hợp muộn.

Nhiễm virus HPV là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

Virus HPV xâm nhập vào tế bào cổ tử cung và gây ra những biến đổi bất thường. Virus HPV vốn có nhiều chủng. Trong đó, một số chủng được xem là HPV “nguy cơ cao”. Các chủng này có thể gây ung thư cổ tử cung, hầu họng, miệng, hậu môn, dương vật, âm đạo, âm hộ,… 

HPV có khả năng lây từ người sang người thông qua hoạt động tình dục và diễn ra rất phổ biến. Tất cả phái nữ sau khi có hoạt động tình dục đều đối mặt với nguy cơ nhiễm loại virus này. Nhiễm HPV hầu hết tự khỏi và không có triệu chứng. Tế bào sẽ có những thay đổi nhẹ khi bị nhiễm virus trong thời gian ngắn. Sau khi hết nhiễm chúng sẽ hồi phục lại bình thường. 

Thế nhưng tình trạng nhiễm HPV ở một vài phụ nữ không tự khỏi. Tế bào sẽ biến đổi nặng hơn nếu bị nhiễm HPV “nguy cơ cao” kéo dài, làm gia tăng khả năng dẫn đến bệnh ung thư cổ tử cung. Vậy vì sao tầm soát ung thư cổ tử cung là rất quan trọng? 

tam-soat-ung-thu-co-tu-cung-2
Virus HPV xâm nhập vào tế bào cổ tử cung và gây ra những biến đổi bất thường

Vì sao tầm soát ung thư cổ tử cung là rất quan trọng?

Sẽ mất từ 3 – 7 năm để tế bào cổ tử cung bất thường phát triển thành ung thư. Thế nên sự biến đổi này có thể được phát hiện bằng phương pháp xét nghiệm tầm soát trước khi nó trở thành ung thư. Chị em có tế bào cổ tử cung biến đổi nhẹ sẽ được chỉ định theo dõi cho đến khi nó trở lại như bình thường. Trường hợp biến đổi nặng, bác sĩ sẽ đề nghị cắt bỏ vùng tổn thương.

Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung được thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung gồm: Pap smear và xét nghiệm HPV. Cả hai loại xét nghiệm này đều được tiến hành trên tế bào cổ tử cung. Quá trình thực hiện khá đơn giản và nhanh chóng. 

Chị em sẽ được bác sĩ hướng dẫn nằm lên bàn khám phụ khoa. Sau đó, bác sĩ tiến hành đặt mỏ vịt vào âm đạo để bộc lộ cổ tử cung. Các tế bào sẽ được lấy ra thông qua một chiếc bàn chải nhỏ mà không gây khó chịu hay đau đớn. Cuối cùng, tế bào sẽ được đặt vào một loại dung dịch đặc biệt và gửi đến phòng xét nghiệm.

  • Đối với Pap test: Mẫu tế bào sẽ được quan sát bằng kính hiển vi để kiểm tra xem có xuất hiện bất thường không.
  • Đối với xét nghiệm HPV: Mẫu tế bào sẽ được tầm soát xem có sự hiện diện của 14 chủng virus “nguy cơ cao” hay không.
tam-soat-ung-thu-co-tu-cung-4
Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung được thực hiện như thế nào?

Cần tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu 1 lần và nên thực hiện xét nghiệm nào?

Việc lựa chọn loại xét nghiệm và tần suất thực hiện sẽ tùy thuộc vào tiền sử bệnh lý cũng như độ tuổi của người phụ nữ:

  • Chị em từ 21 – 29 tuổi nên thực hiện Pap test 3 năm/lần. Xét nghiệm HPV không được khuyến cáo cho độ tuổi này.
  • Phái nữ từ 30 – 65 tuổi nên thực hiện đồng thời cả 2 loại xét nghiệm Pap test và HPV 5 năm/lần (lựa chọn ưu tiên). Bạn cũng có thể chọn làm Pap test đơn thuần 3 năm/lần.

Khi nào nên ngưng tầm soát ung thư cổ tử cung?

Sau 65 tuổi, bạn có thể ngưng tầm soát ung thư cổ tử cung khi:

  • Trước đây không bị ung thư cổ tử cung hoặc có bất thường tế bào cổ tử cung nặng. 
  • 10 năm trước đó có 2 lần liên tiếp nhận kết quả co-testing bình thường. Hoặc kết quả Pap test 3 lần liên tiếp bình thường. Và kết quả gần nhất được thực hiện trong vòng 5 năm.

Đã cắt tử cung có cần tầm soát ung thư cổ tử cung không?

Điều này còn tùy thuộc vào việc bạn đã cắt bỏ cổ tử cung hay chưa? Lý do cắt tử cung là gì? Liệu trước đó bạn có bị ung thư cổ tử cung hay xuất hiện bất thường nặng ở tế bào cổ tử cung không? Ngay cả khi bạn đã cắt hoàn toàn tử cung (gồm cả phần cổ tử cung) thì một số tế bào cổ tử cung vẫn có thể tồn tại ở phần đỉnh âm đạo. Do đó, nếu bạn có tiền căn bất thường tế bào cổ tử cung nặng hoặc ung thư cổ tử cung thì vẫn nên tầm soát tối thiểu 20 năm sau phẫu thuật. 

tam-soat-ung-thu-co-tu-cung-5
Nếu bạn có tiền căn bất thường tế bào cổ tử cung nặng hoặc ung thư cổ tử cung thì vẫn nên tầm soát tối thiểu 20 năm sau phẫu thuật

Khi nào cần tầm soát ung thư cổ tử cung thường xuyên hơn?

Những chị em bị nhiễm HIV, có tiền sử ung thư cổ tử cung, hệ miễn dịch suy yếu hoặc các đối tượng tiếp xúc với DES trong bào thai có thể cần tầm soát một cách thường xuyên, không cần tuân thủ theo lịch trình thường quy được đề cập ở trên. Phái nữ đã chủng ngừa vaccine HPV vẫn nên tuân thủ lịch tầm soát ung thư cổ tử cung thường quy. 

Kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung bất thường nghĩa là gì?

Chị em nhận kết quả tầm soát bất thường không có nghĩa là đã mắc ung thư cổ tử cung. Tế bào ở cổ tử cung khi biến đổi bất thường sẽ có nhiều mức độ khác nhau. Nếu không tự hồi phục được, chúng cũng cần vài năm để biến đổi đến giai đoạn nặng hơn hoặc ung thư. 

Do đó, khi thấy kết quả tầm soát bất thường, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ biến đổi ở tế bào cổ tử cung để cân nhắc xem liệu có cần chỉ định cho bệnh nhân làm xét nghiệm khẳng định ung thư hay không. Trong một số trường hợp để chẩn đoán chính xác, người bệnh cần thực hiện soi và sinh thiết cổ tử cung. Nếu kết quả cho thấy tổn thương nặng hoặc ung thư, bác sĩ sẽ khuyến cáo bệnh nhân nên cắt bỏ để điều trị. Sau đó, bạn vẫn cần được theo dõi sức khỏe và tiếp tục tầm soát ung thư cổ tử cung. 

Kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung có độ chính xác cao không?

Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung không thể chính xác một cách tuyệt đối. Thỉnh thoảng vẫn có trường hợp cho ra kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả. Để tránh gặp tình trạng sai lệch, chị em nên tránh giao hợp, đụng chạm và dùng thuốc đặt âm đạo trong vòng 2 ngày trước khi thực hiện xét nghiệm. Chị em cũng không nên làm xét nghiệm lúc đang có kinh nguyệt.

tam-soat-ung-thu-co-tu-cung-3
Kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung có độ chính xác cao không?

Chi phí xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Tại mỗi cơ sở y tế, chi phí xét nghiệm ung thư cổ tử cung sẽ có định mức khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số khoảng giá dao động dưới đây:

  • Xét nghiệm Pap smear: Từ 400.000 – 700.000 VNĐ.
  • Xét nghiệm HPV: Từ 900.000 – 1.500.000 VNĐ.
  • Soi cổ tử cung: 250.000 – 400.000 VNĐ.
  • Sinh thiết: 1.200.000 – 2.000.000 VNĐ.

Lưu ý, mức giá trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên liên hệ trực tiếp với cơ sở y tế để được tư vấn chi phí chính xác.

Nếu phát hiện các tế bào bất thường sau khi xét nghiệm phải làm thế nào?

Nếu nhận được kết quả xét nghiệm cho thấy có tế bào bất thường chị em cũng đừng quá lo lắng. Vì có nhiều trường hợp dù xuất hiện tế bào bất thường nhưng nó không phải do ung thư. Các tế bào đó sẽ trở lại bình thường sau một thời gian. Bệnh nhân sẽ tiến hành sàng lọc và chữa trị với tỷ lệ thành công khá cao.

Bạn cần xét nghiệm bổ sung để biết các tế bào đó có trở lại bình thường hay đã phát triển thành ung thư. Có thể là tiến hành sinh thiết, soi cổ tử cung,… Bệnh nhân cũng nên kiểm tra lại thường xuyên.

Tầm soát ung thư cổ tử cung có đau không?

Với trình độ khoa học, kỹ thuật tiên tiến như hiện nay bạn đừng quá lo lắng khi tầm soát ung thư cổ tử cung. Các bước thực hiện đều không gây đau, chị em hãy giữ cho tinh thần thật thoải mái nhé. 

tam-soat-ung-thu-co-tu-cung-6
Các bước thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung đều không gây đau

Sau khi thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung có hoạt động bình thường được không?

Sau khi thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung chị em có thể ăn uống, vận động, đi lại. Có một vài trường hợp âm đạo bị chảy máu khi đã xét nghiệm xong. Tuy nhiên chị em đừng quá lo lắng vì đây là hiện tượng bình thường. Trừ khi máu chảy quá nhiều thì phải thông báo ngay với bác sĩ. Bệnh nhân cũng có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm bổ sung. Vì Pap là phương pháp chẩn đoán có tỷ lệ chính xác cao nhưng không thể đúng tuyệt đối. Đôi khi sẽ cho ra kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả. 

Những lưu ý quan trọng khi thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung

Để nhận được kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung chính xác, phát hiện các yếu tố nguy cơ từ sớm, chị em hãy lưu ý những vấn đề quan trọng dưới đây:

  • Trong vòng 24 giờ trước khi làm xét nghiệm bạn không nên dùng kem bôi trơn âm đạo.
  • Trong những ngày kinh nguyệt bạn không nên thực hiện tầm soát vì chất lượng mẫu thu thập được sẽ bị ảnh hưởng. 10 – 14 ngày sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt là thời điểm thích hợp nhất để tiến hành tầm soát.
  • Trong vòng 24 – 28 giờ sau khi quan hệ tình dục không nên làm xét nghiệm.
  • Không tác động, thụt rửa âm đạo trong vòng 2 – 3 ngày trước khi làm xét nghiệm. 
  • Nếu bạn đang trong quá trình điều trị viêm nhiễm phụ khoa hoặc đặt thuốc thì phải thông báo ngay với bác sĩ chỉ định xét nghiệm.
  • Trong một số trường hợp, xét nghiệm có thể cho ra kết quả âm tính hoặc dương tính giả. Nếu chẳng may nhận kết quả dương tính, bệnh nhân hãy bình tĩnh và nhận thêm tư vấn của bác sĩ về liệu trình điều trị sao cho phù hợp. 

Tóm lại, tầm soát ung thư cổ tử cung là việc làm quan trọng mà bất kỳ phái nữ nào trong độ tuổi và trường hợp được khuyến cáo cũng nên thực hiện. Qua đó giúp bạn phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ, kịp thời chữa trị một cách hiệu quả. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1900 633 698 nhé!

Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Bài viết trước
Xét Nghiệm Nội Tiết Chuẩn Bị Mang Thai - Những Điều Cần Biết
Bài viết tiếp theo
Uống Cà Phê Sữa Có Béo Không? Vì Sao?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Chat ngay 1