Thai 36 Tuần Siêu Âm 2D Hay 4D Phù Hợp? Vì Sao?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Thai 36 Tuần Siêu Âm 2D Hay 4D Phù Hợp? Vì Sao?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng hai 5, 2022

Siêu âm là kỹ thuật giúp bác sĩ quan sát tình hình sức khỏe của thai nhì và mẹ bầu. Từ đó đưa ra chẩn đoán và lời khuyên hữu ích cho thai kỳ thêm thuận lợi. Có nhiều phương pháp siêu âm như 2D, 4D,… Vậy khi thai 36 tuần siêu âm 2D hay 4D? Vì sao? Mẹ bầu nên siêu âm 4D mấy lần trong thai kỳ? Thai phụ ở tuần 36 cần lưu ý những gì?

Thai 36 tuần siêu âm 2D hay 4D?

Thai 36 tuần siêu âm 2D hay 4D? Ở tuần thai thứ 36, siêu âm 2D sẽ phù hợp hơn. Vì khoang ối lúc này chật hẹp và đa phần thai nhi quay đầu vào vùng xương chậu, khó để bác sĩ quan sát được khuôn mặt trên chức năng 4D. Về mặt y học, siêu âm 4D lúc này không còn đóng vai trò quan trọng như ở giai đoạn trước nữa. Chủ yếu sẽ có ý nghĩa để mẹ bầu gia tăng trải nghiệm quan sát con yêu.

thai-36-tuan-sieu-am-2d-hay-4d-1
Thai 36 tuần siêu âm 2D hay 4D?

Tại thời điểm này, thai phụ chỉ cần siêu âm 2D là đủ để biết:

  • Tim thai: Nhịp tim thai.
  • Cử động thai (+).
  • Đánh giá ngôi thai: Đầu, mông hay ngang.
  • Số lượng nước ối: Bình thường, thiểu ối hay đa ối.
  • Vị trí rau bám: Đánh giá xem có rau tiền đạo không.
  • Đánh giá cân nặng.
  • Đánh giá tuần hoàn rau thai qua Doppler mạch não, mạch rốn, chỉ số não/rốn > 1.

Ở tuần thai 36, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm Doppler xung, Dopper màu nhằm đánh giá vận tốc và chiều dòng chảy của động mạch rốn, Doppler ống tĩnh mạch, Dopper động mạch não giữa, Doppler động mạch tử cung chẩn đoán tuần hoàn bánh rau – thai nhi, tuần hoàn tử cung – bánh rau, tuần hoàn thai nhi. Từ đó đánh giá tình trạng nuôi dưỡng dựa vào thông số mạch máu đã khảo sát và đưa ra lời khuyên hữu ích, thích hợp cho mẹ bầu. Tóm lại, thai 36 tuần siêu âm 2D hay 4D? Kỹ thuật siêu âm 2D sẽ là sự lựa chọn hợp lý.

Mẹ bầu nên siêu âm 4D mấy lần trong thai kỳ?

Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp thắc mắc thai 36 tuần siêu âm 2D hay 4D? Thế với siêu âm 4D, mẹ bầu nên thực hiện mấy lần trong thai kỳ? Sóng siêu âm được chứng minh là an toàn, không ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi. Thế nên vẫn chưa có giới hạn đặt ra cho số lần siêu âm. Một số thai phụ phải siêu âm nhiều hơn số lần được khuyến cáo nhằm giúp bác sĩ chẩn đoán vấn đề nào đó. Tuy nhiên trường hợp này sẽ do bác sĩ chỉ định. Cũng có nhiều thai phụ lạm dụng siêu âm thai quá nhiều, gây lãng phí.

thai-36-tuan-sieu-am-2d-hay-4d-2
Mẹ bầu nên siêu âm 4D vào thời điểm thích hợp

Thai phụ nên chọn siêu âm 4D từ tuần 12 – 32. Vì kỹ thuật siêu âm 4D sẽ phát huy nhiều tác dụng nhất trong giai đoạn này. Em bé vẫn chưa hình thành hết các cơ quan ở 12 tuần đầu tiên, thế nên quan sát bằng siêu âm 4D không giúp ích gì nhiều. Tại 12 tuần đầu mẹ bầu chỉ cần siêu âm 2D là đủ. Từ tuần 32 trở đi, khoang ối trở nên chật hẹp hơn nên sẽ khó tiến hành siêu âm 4D. Dưới đây là 3 mốc thời gian mẹ bầu nên siêu âm 4D:

  • 12 tuần: Đánh giá xương sống mũi, độ mờ da gáy, Doppler ống tĩnh mạch và các chỉ số phát triển như FL, AC, HC, BPD, CRL,…
  • 22 tuần: Đánh giá các thông số phát triển, hình thái cấu trúc môi miệng, tim, não. Ở giai đoạn này, những cơ quan trên đã đủ lớn để đánh giá chuẩn xác.
  • 32 tuần: Bên cạnh các thông số cơ bản còn hỗ trợ đánh giá vị trí dây rốn, cấu tạo dây rốn, động mạch não giữa, tuần hoàn dây rốn, ống tĩnh mạch, động mạch tử cung, số lượng nước ối,…

Siêu âm sẽ cho ra những thông tin và hình ảnh nhất định về sự phát triển của bé ở mỗi tuần thai. Kết quả siêu âm sẽ là căn cứ để bác sĩ đưa ra chẩn đoán và lời khuyên hữu ích cho mẹ bầu.

Thai 36 tuần phát triển như thế nào?

Chúng ta đã biết được thai 36 tuần siêu âm 2D hay 4D. Vậy thai 36 tuần phát triển như thế nào? 36 tuần là thời điểm rất gần với lúc sinh. Em bé sẽ tăng trưởng chậm lại ở tuần 36, cơ thể phát triển gần như hoàn thiện, đã sẵn sàng để ra đời bằng đường sinh nhỏ hẹp.

thai-36-tuan-sieu-am-2d-hay-4d-4
Thai nhi 36 tuần phát triển gần như hoàn thiện

Tại giai đoạn này em bé sẽ có những đặc điểm như:

  • Mất đi lớp sáp bã nhờn bao phủ: Bé sẽ nuốt lớp sáp trắng bao phủ hầu hết cơ thể khiến ruột bắt đầu làm việc.
  • Phát triển đôi tai: Thính giác của con đã rất nhạy bén, có khả năng nhận ra giọng nói của mẹ.
  • Xương toàn thân và hộp sọ mềm: Cho phép quá trình sinh diễn ra thuận lợi hơn. Trong vài năm đầu đời của bé chúng sẽ cứng lại.
  • Khối lượng cơ thể lớn, chiếm phần lớn khoảng trống trong túi ối. Do đó, thai nhi không còn đủ không gian sống để đạp nhiều lần như trước nữa.
  • Em bé bắt đầu di chuyển vị trí dần xuống đường sinh từ tuần 36.
  • Một vài bộ phận khác vẫn đang phát triển như cơ quan tiêu hóa, sinh dục, hô hấp,…

Chỉ số lý tưởng của thai nhi ở tuần 36

Thai 36 tuần siêu âm 2D hay 4D? Dù siêu âm 4D hay 2D thì vẫn sẽ thu được những chỉ số đánh giá sự phát triển của em bé, gồm có:

  • BPD (mm): Đường kính lưỡng đỉnh. Đây là đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng đầu thai nhi, thường khoảng 89 mm.
  • FL (mm): Chiều dài xương đùi, thường là 68 mm.
  • AC (mm): Chu vi bụng, thường là 322 mm.
  • HC (mm): Chu vi đầu, thường là 328 mm.
  • CRL (mm): Chiều dài đầu mông, thường là 47,4 mm.
  • EFW (gam): Cân nặng ước tính, thường là 2813 gam.

Tuổi thai BPD (mm) FL (mm) AC (mm) HC (mm) EFW (gam)
36 + 0 Giới hạn từ 83 – 95. Trung bình 89. Giới hạn từ 64 – 76. Trung bình 68. Giới hạn từ 285 – 358. Trung bình 322. Giới hạn từ 309 – 347. Trung bình 328. Giới hạn từ 2335 – 3291. Trung bình 2813.
36 + 1 Giới hạn từ 83 – 95. Trung bình 89. Giới hạn từ 64 – 77. Trung bình 68. Giới hạn từ 285 – 361. Trung bình 324. Giới hạn từ 310 – 348. Trung bình 329. Giới hạn từ 2360 – 3327. Trung bình 2844.
36 + 2 Giới hạn từ 83 – 95. Trung bình 89. Giới hạn từ 65 – 77. Trung bình 69. Giới hạn từ 285 – 363. Trung bình 325. Giới hạn từ 310 – 348. Trung bình 329. Giới hạn từ 2386 – 3363. Trung bình 2874.
36 + 3 Giới hạn từ 83 – 95. Trung bình 89. Giới hạn từ 65 – 77. Trung bình 69. Giới hạn từ 285 – 366. Trung bình 326. Giới hạn từ 311 – 349. Trung bình 330. Giới hạn từ 2411 – 3399. Trung bình 2905.
36 + 4 Giới hạn từ 84 – 96. Trung bình 90. Giới hạn từ 65 – 78. Trung bình 69. Giới hạn từ 285 – 369. Trung bình 327. Giới hạn từ 312 – 350. Trung bình 331. Giới hạn từ 2437 – 3435. Trung bình 2936.
36 + 5 Giới hạn từ 84 – 96. Trung bình 90. Giới hạn từ 65 – 78. Trung bình 69. Giới hạn từ 285 – 372. Trung bình 328. Giới hạn từ 313 – 351. Trung bình 332. Giới hạn từ 2462 – 3471. Trung bình 2967.
36 + 6 Giới hạn từ 84 – 96. Trung bình 90. Giới hạn từ 66 – 79. Trung bình 70. Giới hạn từ 285 – 374. Trung bình 330. Giới hạn từ 313 – 351. Trung bình 332. Giới hạn từ 2488 – 3507. Trung bình 2997.

Mẹ bầu có thể tham khảo thêm những chỉ số tiêu chuẩn của em bé từ tuần 21 trong bảng sau:

Tuổi thai (tuần) CRL (mm) BPD (mm) FL (mm) HC (mm) AC (mm)
21 26,7 52 36 187 164
22 27,8 55 39 198 175
23 28,9 58 42 210 186
24 30 61 44 221 197
25 34,6 64 47 232 208
26 35,6 67 49 242 219
27 36,6 69 52 252 229
28 37,6 72 54 262 240
29 38,6 74 56 271 250
30 39,9 77 59 280 260
31 41,1 79 61 288 270
32 42,4 82 63 296 280
33 43,7 84 65 304 290
34 45 86 67 311 299
35 46,2 88 68 318 309
36 47,4 90 70 324 318
37 48,6 92 72 330 327
38 49,8 94 73 335 336
39 50,7 95 75 340 345
40 51,2 97 76 344 354

Một số triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu tuần 36

thai-36-tuan-sieu-am-2d-hay-4d-5
Mẹ bầu sẽ đi lại khó khăn ở tuần 36

Tại tuần thai 36, mẹ bầu có thể gặp những triệu chứng sau:

  • Di chuyển khó khăn, sa bụng, dáng đi thay đổi do áp lực vùng bụng dưới gia tăng. Hiện tượng bụng tụt xuống sẽ làm giảm triệu chứng khó thở. Thay vào đó thai phụ sẽ đi tiểu nhiều lần hơn.
  • Vùng xương chậu đau.
  • Xuất hiện chất dịch nhầy.
  • Bị khó tiêu, đầy hơi, táo bón, ợ nóng. Mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn để cải thiện những triệu chứng này.
  • Xuất hiện dịch âm đạo, thỉnh thoảng có vết máu. Điều này hoàn toàn bình thường, vì khi em bé tụt xuống, cổ tử cung sẽ nhạy cảm hơn, có thể giãn căng ra gây chảy máu nhẹ.
  • Rạn da, ngứa vùng bụng. Để giảm bớt cảm giác khó chịu, mẹ bầu có thể dùng một số loại kem dưỡng cho da nhạy cảm.
  • Cơ thể phù nề do tăng cường dự trữ chất lỏng. Một số bộ phận có thể bị phù là ngón tay, bàn tay, bàn chân, mặt, mắt cá chân,…

Lưu ý cho mẹ ở tuần 36 của thai kỳ

Bên cạnh thắc mắc thai 36 tuần siêu âm 2D hay 4D, mẹ bầu hãy lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây:

  • Em bé sẽ cử động nhẹ nhàng và không còn đạp mạnh như trước nữa. Tuy nhiên mẹ nên đến cơ sở y tế kiểm tra nếu thấy sự chuyển động giảm đi rõ rệt.
  • Thường xuyên theo dõi huyết áp, nhịp tim hoặc nhiệt độ cơ thể.
  • Vận động nhẹ nhàng, thư giãn tối đa, tránh căng thẳng trước lúc sinh.
  • Bổ sung dưỡng chất đầy đủ như Vitamin B6, Omega-3,…
  • Nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ: Chảy nhớt hồng âm đạo, chảy nước ối, cơn co thắt xuất hiện nhiều và kéo dài hơn.
  • Thông báo ngày dự sinh với gia đình, chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho thời điểm chuyển dạ.
  • Chọn cơ sở y tế uy tín, phù hợp để sinh nở.

Thời điểm này cũng vô cùng nhạy cảm, mẹ bầu dễ sinh non và xuất hiện những vấn đề tác động đến sức khỏe thai nhi như rau bong non, thiểu ối, rau rốn quấn cổ,… Do đó, mẹ bầu hãy thăm khám thường xuyên ở giai đoạn cuối để phát hiện và giải quyết kịp thời.

Thắc mắc thai 36 tuần siêu âm 2D hay 4D đã được Phòng khám Đa khoa Phương Nam giải đáp. Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn, giúp thai kỳ thuận lợi, mẹ tròn con vuông nhé. Nếu còn câu hỏi khác cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ