Thành Phần Dinh Dưỡng Của Rau Diếp Cá Như Thế Nào?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Thành Phần Dinh Dưỡng Của Rau Diếp Cá Như Thế Nào?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tám 31, 2022

Rau diếp cá được biết đến là loại thảo dược tốt, mang đến cho sức khỏe công dụng hữu ích. Loại rau này được ứng dụng nhiều trong Đông y. Bên cạnh đó, nó còn được sử dụng để điều chế các loại thuốc khác nhau. Vậy thành phần dinh dưỡng của rau diếp cá ra sao? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này bạn nhé!

Tìm hiểu chung về rau diếp cá

Để biết thành phần dinh dưỡng của rau diếp cá gồm có những gì, chúng ta cần tìm hiểu khái quát về loại rau này trước. Diếp cá có nguồn gốc ở Châu Á, bao gồm cả Việt Nam. Nó có tên thực vật từ tên Houttuyn. Đây là tên của nhà tự nhiên học người Hà Lan Martin Houttuyn. Phần cordata của tên trong tiếng Latin có nghĩa là trái tim.

Nhà tự nhiên học người Thụy Điển Carl Peter Thunberg là người phương Tây đầu tiên mô tả Houttuynia cordata. Ông đã viết về rau diếp cá trong cuốn Flora Japonica (1787) của mình. Tại nước ta, rau diếp cá còn được gọi là dấp cá hoặc giấp cá.

Loại thảo mộc này còn được gọi theo nhiều tên khác nhau như zhe ergen (tiếng Trung), bạc hà cá (tiếng Anh). Một số tên tiếng Anh phổ biến khác bao gồm tắc kè hoa, lá tim, cỏ dại. Tại Nhật Bản, diếp cá có tên là loại thảo mộc ngăn chặn chất độc.

Diếp cá thường mọc dại hơn được trồng trọt ở hầu hết mọi nơi. Diếp cá có hương vị khác thường so với những loại thảo mộc khác. Nó có đặc tính tanh, điều này cũng giải thích cho tên gọi bạc hà cá. Với con người, vị tanh thiếu sự hấp dẫn, do đó diếp cá không phổ biến bằng húng quế hay những loại thảo mộc khác. Phần rễ của nó cũng có thể ăn được, sở hữu hương vị tương tự riềng. Tuy nhiên rễ diếp cá trừ được nhiệt. Vậy thành phần dinh dưỡng của rau diếp cá như thế nào?

Tìm hiểu chung về rau diếp cá
Diếp cá có hương vị khác thường so với những loại thảo mộc khác

Thành phần dinh dưỡng của rau diếp cá

Diếp cá sở hữu nhiều dược liệu và dưỡng chất giúp nâng cao sức khỏe. Thành phần dinh dưỡng của rau diếp cá gồm có:

  • Dầu dễ bay hơi.
  • Rutin.
  • Quercetin.
  • Pyridine.
  • Kali.
  • Myrcene.
  • Methyl Decanoate.
  • Magie.
  • Limonene.
  • Axit Lauric.
  • Isoquercetin.
  • Hyperin.
  • Glycoside.
  • Flavonoid.
  • Dodecanal.
  • Decanal.
  • Canxi.
  • Alpha-Pinene.
  • Ancaloit.

Công dụng của rau diếp cá

Thành phần dinh dưỡng của rau diếp cá rất đa dạng và độc đáo. Do đó, loại rau này cũng sở hữu nhiều đặc tính y học khác nhau. Dưới đây là một số ứng dụng nổi bật.

 Hỗ trợ hệ thống miễn dịch: Một vài nghiên cứu gần đây cho biết rau diếp cá có khả năng kích thích sản xuất tế bào bạch cầu Lympho. Nó là loại tế bào quan trọng giúp cơ thể nâng cao khả năng miễn dịch và trở nên khỏe mạnh hơn. Các chuyên gia cũng cho biết diếp cá có công dụng cải thiện sức đề kháng ở nhiều độ tuổi khác nhau.

 Điều trị viêm xoang mãn tính: Những loại thuốc chiết xuất từ cây diếp cá có khả năng chữa khỏi bệnh Polyp mũi và viêm xoang mãn tính.

Điều trị viêm xoang mãn tính bằng diếp cá
Diếp cá có khả năng chữa khỏi bệnh viêm xoang mãn tính

 Tiêu diệt virus Herpes: Rau diếp cá có công dụng ức chế tức thời và chống lại Virus Herpes Pseudorabies.

 Điều trị dị ứng: Rau diếp cá có chứa thành Isoquercitrin và Quercetin, mang đến công dụng giải phóng Histamin. Do đó nó có hiệu quả với bệnh dị ứng.

 Điều trị bệnh tiểu đường: Thành phần Ethanol trong rau diếp cá có công dụng chữa bệnh tiểu đường. Kết quả của một số nghiên cứu gần đây cho thấy việc uống nước rau diếp cá có khả năng làm giảm đáng kể hàm lượng FPG (Glucose trong máu lúc đói). 

 Giúp lợi tiểu: Lá của rau diếp cá sở hữu nhiều muối Kali. Muối làm cơ thể bài tiết ra Natri. Nó giúp loại thảo mộc này trở thành thuốc lợi tiểu hữu hiệu.

 Tác dụng chống viêm hiệu quả: Quercetin và Rutin của rau diếp cá sở hữu đặc tính chống viêm. 

 Thải độc cơ thể: Với khả năng lợi tiểu, diếp cá còn có một tác dụng khác chính là giúp cơ thể thanh lọc, thải trừ độc tố, đào thải tế bào chết hoặc độc tố ra ngoài thông qua đường nước tiểu.

 Tác dụng kháng khuẩn: Rau diếp cá có chứa chất Decanoyl Acetaldehyde sở hữu tính kháng sinh. Nhờ đó nó mang đến công dụng kháng khuẩn như ức chế E.coli, trực khuẩn bạch hầu, phế cầu, liên cầu, tụ cầu vàng,… Ngoài ra, rau diếp cá còn sở hữu tác dụng tiêu diệt nấm và ký sinh trùng.

 Điều trị nhiễm trùng đường hô hấp: Trong y học cổ truyền, diếp cá được dùng như một phương pháp chữa viêm phế quản và những bệnh lý tương tự như viêm phổi và các chứng rối loạn khác ở phổi. 

Điều trị nhiễm trùng đường hô hấp bằng diếp cá
Có thể điều trị nhiễm trùng đường hô hấp bằng diếp cá

Công dụng của rau diếp cá trong Đông y

Thành phần dinh dưỡng của rau diếp cá rất đa dạng. Do đó trong Đông y, diếp cá được ứng dụng để chữa vết lở loét, bệnh trĩ, phế ung thông qua công dụng tán nhiệt. Ngoài ra, tinh dầu diếp cá sở hữu tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh. Đặc biệt, rau diếp cá còn có công dụng nhuận tràng khi kết hợp với Magie. Một vài sản phẩm chữa bệnh trĩ hiện nay có chứa rau diếp cá.

Bạn có thể cân nhắc sử dụng khi đã nắm rõ thành phần dinh dưỡng của rau diếp cá, tùy vào từng mục đích sử dụng để mang đến cho sức khỏe lợi ích tốt nhất. Mặc dù diếp cá mang đến cho sức khỏe nhiều công dụng tích cực. Tuy nhiên chúng ta không nên quá lạm dụng. Bạn chỉ nên dùng với một lượng vừa phải. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn ăn rau diếp cá mỗi ngày để được tư vấn và đề ra định lượng phù hợp với thể trạng hiện tại. 

Tóm lại, thành phần dinh dưỡng của rau diếp cá rất đa dạng và độc đáo. Nhờ đó, nó mang đến cho chúng ta nhiều lợi ích thiết thực, hỗ trợ nâng cao thể chất và chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222 nhé!
 

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ