Những thời điểm tuyệt đối không tiêm vắc xin cho trẻ mẹ cần lưu ý

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Những thời điểm tuyệt đối không tiêm vắc xin cho trẻ mẹ cần lưu ý

Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng 1 17, 2025

Tiêm chủng là một trong những khoản đầu tư vô cùng cần thiết, quan trọng và ý nghĩa đối với sự phát triển của mỗi đứa trẻ. Nhằm tránh các nguy cơ sau tiêm chủng, các bậc phụ huynh cần lưu ý các trường hợp bất thường để quyết định cho trẻ tiêm chủng hay không tiêm chủng vắc xin. Vậy, những thời điểm tuyệt đối không tiêm vắc xin cho trẻ? 

Khám sàng lọc trước khi tiêm chủng cho trẻ

Việc khám sàng lọc trước khi tiêm chủng vắc-xin là vô cùng cần thiết, giúp phát hiện những bất thường cần lưu ý để đưa ra chỉ định tiêm/uống vắc-xin phù hợp, hoặc tạm hoãn hay không tiêm/uống một loại vắc-xin nào đó đối với cả trẻ em và người lớn.

Khám sàng lọc trước tiêm chủng nhằm phát hiện bất thường, đảm bảo người tiêm chủng đủ điều kiện sức khỏe trước khi tiêm vắc-xin.
Khám sàng lọc trước tiêm chủng nhằm phát hiện bất thường, đảm bảo người tiêm chủng đủ điều kiện sức khỏe trước khi tiêm vắc-xin.

Trước khi tiêm chủng cho trẻ, phụ huynh hoặc người giám hộ cần cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe của trẻ cho bác sĩ. Các thông tin quan trọng bao gồm: tình trạng sức khỏe hiện tại, cân nặng (có đạt 2kg không), có đang sốt hay mắc bệnh nào không, có mắc bệnh bẩm sinh hoặc cần nhập viện điều trị không, việc sử dụng thuốc hay điều trị trong 3 tháng gần đây, lịch sử tiêm chủng, tiền sử dị ứng với thức ăn/thuốc/vắc xin, và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như bú (ăn), uống, ngủ, chơi có bình thường không. Dựa trên những thông tin này cùng với kết quả khám sàng lọc, bác sĩ sẽ đánh giá và quyết định xem trẻ có đủ điều kiện sức khỏe để tiêm chủng ngay hay cần hoãn lại để đảm bảo an toàn.

Quyết định 1575/QĐ-BYT ngày 27/03/2023 về “Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em” do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tập trung vào việc đánh giá tình trạng sức khỏe chung của cơ thể bao gồm:

  • Đo thân nhiệt
  • Đánh giá tri giác
  • Quan sát nhịp thở, nghe phổi
  • Nghe tim
  • Phát hiện các bất thường khác
  • Hỏi đáp và trao đổi thông tin với người chuẩn bị tiêm hoặc người đưa trẻ đi tiêm chủng.

Những thời điểm tuyệt đối không tiêm vắc xin cho trẻ

Khám sàng lọc trước khi tiêm chủng sẽ giúp bác sĩ phát hiện các dấu hiệu bất thường ở trẻ cần lưu ý để đưa ra chỉ định tiêm/uống vắc-xin phù hợp, hoặc quyết định tạm hoãn hay không được tiêm/uống một loại vắc-xin nào đó. Vì vậy, để tránh nguy cơ gặp phản ứng nặng sau tiêm chủng, cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần nắm rõ các trường hợp khi nào trẻ không được tiêm phòng, phối hợp với bác sĩ để đưa ra quyết định chính xác, đảm bảo an toàn cho trẻ.

Trước khi tiêm chủng cho trẻ, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe và tư vấn về lịch tiêm chủng phù hợp.
Trước khi tiêm chủng cho trẻ, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe và tư vấn về lịch tiêm chủng phù hợp.

Trẻ có tiền sử bị dị ứng

Rất nhiều cha mẹ thắc mắc liệu trẻ có tiền sử dị ứng có được tiêm vắc-xin hay không. Trong trường hợp này, các chuyên gia cho biết trẻ đã từng có tiền sử phản vệ độ III trở lên sau khi tiêm vắc-xin hoặc sau khi tiếp xúc với một trong các thành phần của vắc-xin như gelatin, neomycin, protein trứng (ovalbumin), protein của men, kháng sinh, muối nhôm, các chất bảo quản, chất ổn định,… thì cần chống chỉ định tiêm vắc-xin.

Tuy nhiên, tỷ lệ xảy ra các trường hợp phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau tiêm là rất thấp, chỉ khoảng 1,31 trên 1 triệu liều vắc-xin.

Ức chế miễn dịch

Trẻ có hệ miễn dịch bị suy giảm do các bệnh lý như HIV/AIDS, ung thư, hoặc đang trong quá trình điều trị bằng các liệu pháp làm suy yếu hệ miễn dịch như hóa trị, xạ trị, hoặc sử dụng corticosteroid liều cao,… cần được cân nhắc kỹ trước khi tiêm chủng. Bởi, không phải loại vắc-xin nào cũng được khuyến cáo sử dụng trong trường hợp này.

Các chuyên gia cho biết, trẻ em trong trường hợp này cần chống chỉ định với các loại vắc-xin sống giảm độc lực như vắc-xin MMR (sởi, quai bị, rubella), vắc-xin thủy đậu, vắc-xin phòng Rotavirus,… bởi chúng có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh từ chính vắc-xin do trong thành phần có chứa virus sống dù đã được làm yếu đi.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ