Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng mười hai 19, 2024
Mục Lục Bài Viết
BS Hoa Tuấn Ngọc – Quản lý Y khoa khu vực 1 Đông Nam Bộ, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vắc xin đã cứu được hơn 4 triệu mạng sống mỗi năm trên toàn cầu. Nếu không có tiêm chủng, nguy cơ mắc bệnh nặng và tàn tật do các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã có vắc xin như sởi, viêm màng não, viêm phổi, uốn ván, bại liệt… sẽ tăng cao, nhiều bệnh thậm chí còn đe dọa tính mạng. Ở thời đại 4.0, nhiều quốc gia mở cửa giao lưu quốc tế, du lịch lữ hành phát triển, các bệnh truyền nhiễm càng dễ dàng “vượt biên”, nguy cơ rất cao lây nhiễm cho bất kỳ ai không tiêm ngừa vắc xin hoặc tiêm vắc xin không đầy đủ. Tiêm chủng không chỉ bảo vệ chính bản thân mà còn bảo vệ những người xung quanh và cả cộng đồng vì có một số đối tượng không thể tiêm chủng như trẻ nhỏ, người bệnh nặng hoặc dị ứng – họ phụ thuộc vào miễn dịch từ cộng đồng để được bảo vệ trước các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin.”
Tiêm chủng là phương pháp giúp con người tạo ra khả năng miễn dịch đặc hiệu, chủ động chống lại các bệnh truyền nhiễm thông qua các loại vắc xin. Theo thống kê, tiêm chủng đã cứu sống 4,4 triệu người mỗi năm, trong đó hơn 3 triệu là trẻ em. Theo dự kiến, con số này có thể tăng lên 5,8 triệu người vào năm 2030 nếu các mục tiêu của Chương trình Tiêm chủng 2030 (IA2030) do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và các đối tác hoàn thành.
Có thể nói, ngoại trừ nước sạch, chưa có một phương pháp nào, kể cả kháng sinh, có thể mang đến những tác động tích cực trong việc giảm thiểu tỷ lệ tử vong như chủng ngừa vắc xin. Khi tiêm chủng, cơ thể nhận diện vắc xin như tác nhân lạ và sản sinh kháng thể để tiêu diệt và ghi nhớ chúng. Nhờ đó, khi gặp tác nhân gây bệnh thật sự trong tương lai, hệ miễn dịch sẽ phản ứng nhanh chóng và hiệu quả hơn, giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.
Tiêm chủng là một trong những thành tựu y học vĩ đại nhất của nhân loại, mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật của việc tiêm chủng:
Tiêm chủng giúp cơ thể tạo ra kháng thể, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sởi, rubella, bại liệt, viêm gan B,… Ngay cả khi mắc bệnh, những người đã được tiêm chủng thường có triệu chứng nhẹ hơn và ít nguy hiểm đến tính mạng hơn. Bên cạnh đó, miễn dịch do tiêm chủng tạo ra có thể kéo dài nhiều năm, thậm chí là suốt đời.
Tiêm chủng không chỉ quan trọng đối với trẻ em mà còn với người lớn, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người có bệnh nền và người suy giảm miễn dịch để phòng ngừa bệnh tật, biến chứng, nhập viện và tử vong. WHO ước tính hơn 1,5 triệu người tử vong mỗi năm vì các bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa bằng vắc xin, trong đó 80% là người lớn, người mắc bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch.
Tại Việt Nam, phần lớn người trưởng thành chưa được tiêm chủng đầy đủ khi còn nhỏ, ngay cả sau khi chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia (TCMR) được triển khai từ năm 1985. Nhiều người chỉ được tiêm một số ít loại vắc xin, cộng thêm hiệu quả bảo vệ của các loại vắc xin trước đây không cao nên hầu hết mọi người cần tiêm nhắc lại.
Khi một tỷ lệ lớn dân số được tiêm chủng, sẽ hình thành “miễn dịch cộng đồng“, giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh truyền nhiễm và có thể loại trừ hoàn toàn một số bệnh. Một cộng đồng khỏe mạnh sẽ có năng suất lao động cao hơn, giảm gánh nặng cho hệ thống y tế, góp phần phát triển kinh tế – xã hội.
Bên cạnh đó, người già, trẻ sơ sinh, người có hệ miễn dịch suy yếu thường dễ mắc bệnh và có nguy cơ biến chứng nặng. Tiêm chủng giúp bảo vệ những nhóm đối tượng này.
Hơn nữa, tiêm chủng là một trong những khoản đầu tư sinh lời trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, cụ thể:
Trên thế giới, hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đưa vắc xin vào sử dụng rộng rãi. Tại Việt Nam, Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia (TCMR) đã được triển khai từ rất sớm, đến nay đã hơn 30 năm. Danh sách các loại vắc xin trong chương trình TCMR tại Việt Nam bao gồm:
Bên cạnh các loại vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia (TCMR), còn có nhiều loại vắc xin khác phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác, như:
Chương trình Tiêm chủng miễn phí Quốc gia, dù đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo vệ sức khỏe hàng triệu trẻ em qua các năm, vẫn còn những hạn chế đáng kể. Trong khi thế giới đã có hơn 40 loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm, chương trình này mới chỉ cung cấp miễn phí 10 loại vắc xin cơ bản và thường xuyên gặp vấn đề về nguồn cung. Thêm vào đó, nhiều loại vắc xin mới với công nghệ tiên tiến hơn, hiệu quả cao hơn vẫn chưa được đưa vào chương trình.
Các cơ sở tiêm chủng hiện tại còn nhiều bất cập trong việc xây dựng hệ thống bảo quản vắc xin và quy trình tiêm chủng an toàn, chuyên nghiệp. Tình trạng khan hiếm vắc xin thường xuyên xảy ra, dẫn đến biến động về giá cả, khiến người dân gặp khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch và an toàn.
Để giải quyết những vấn đề trên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC đã được thành lập, cung cấp dịch vụ tiêm chủng chất lượng cao với hệ thống bảo quản đạt chuẩn quốc tế. Với vai trò là đối tác của các hãng vắc xin lớn trên thế giới, VNVC có khả năng nhập khẩu trực tiếp, đảm bảo nguồn cung ổn định và cam kết duy trì giá cả hợp lý cho người dân.
CÓ. Việc trẻ em và người lớn không tiêm vắc-xin sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như mắc các bệnh nguy hiểm do không có miễn dịch, bị tàn phế và thậm chí là tử vong. Vắc xin có hiệu quả to lớn trong việc phòng ngừa dịch bệnh ở trẻ em, góp phần làm giảm rõ rệt số ca mắc một số bệnh truyền nhiễm có vắc xin phòng ngừa trong những năm gần đây.
Hãy tưởng tượng thế giới trước khi có vắc xin:
Đối với các loại vắc xin khác, nếu không chủ động tiêm phòng, gánh nặng mà nhân loại phải gánh chịu sẽ là:
Các bệnh đã có thể phòng ngừa bằng vắc xin | Những gánh nặng phải gánh chịu nếu không tiêm vắc xin |
Bệnh ho gà |
|
Bệnh uốn ván |
|
Bệnh bại liệt |
|
Bệnh do vi khuẩn Hib |
|
Bệnh viêm gan B |
|
Bệnh do HPV |
|
Bệnh thủy đậu |
|
Trước khi tiêm chủng, việc khám sàng lọc để phát hiện các chống chỉ định là rất quan trọng. Một số trường hợp sau đây không nên tiêm chủng:
Vắc xin tạo ra miễn dịch bằng cách kích thích phản ứng của cơ thể với kháng nguyên trong vắc xin. Phản ứng tại chỗ (ví dụ: đau, sưng) và phản ứng toàn thân (ví dụ: sốt) có thể xảy ra sau tiêm chủng, là phản ứng bình thường của hệ miễn dịch.
Phản ứng sau tiêm chủng có thể được phân loại thành hai nhóm: nhẹ và nghiêm trọng.
Được thành lập vào năm 2017, hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC không ngừng hợp tác với các hãng sản xuất vắc xin hàng đầu thế giới để cung cấp cho người dân Việt Nam các loại vắc xin chất lượng cao, thế hệ mới. VNVC góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt nhiều loại vắc xin quan trọng như vắc xin 5 trong 1, 6 trong 1, vắc xin phòng viêm phổi do phế cầu khuẩn, vắc xin phòng dại, và vắc xin phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus,…
VNVC không ngừng đầu tư vào cơ sở vật chất hiện đại, hệ thống kho bảo quản vắc xin đạt chuẩn quốc tế, quy trình tiêm chủng an toàn và dịch vụ khách hàng chất lượng cao với giá cả hợp lý, nhằm đảm bảo tất cả mọi người, từ trẻ em đến người lớn, đều có cơ hội tiếp cận với vắc xin phòng bệnh.
Ngay từ khi thành lập, VNVC đã áp dụng chính sách bình ổn giá vắc xin trên toàn quốc, cam kết không tăng giá trong thời điểm khan hàng. Bên cạnh đó, VNVC còn triển khai nhiều chương trình ưu đãi và hỗ trợ trả góp không lãi suất, giúp người dân, đặc biệt là người cao tuổi, người lao động và người nghỉ hưu, có điều kiện tiêm chủng đầy đủ. Nhờ vậy, VNVC góp phần nâng cao tỷ lệ tiêm chủng cho cả trẻ em và người lớn, qua đó cải thiện sức khỏe và chất lượng sống cho người dân Việt Nam.
Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn tham khảo: