Tham vấn y khoa: Bác sĩ Leong Yuet Cheng | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Một 28, 2021
Mục Lục Bài Viết
Tiêm phòng ung thư cổ tử cung giúp bạn nữ giảm được tỷ lệ mắc bệnh lý này trên khắp thế giới tới 90%. Ngoài ra, loại vắc-xin có thể hạn chế các vấn đề chăm sóc y tế khác như sinh thiết và các thủ thuật xâm lấn khác, từ đó giúp giảm chi phí chăm sóc sức khỏe và những lo lắng liên quan đến các thủ tục theo dõi.
Bên cạnh đó, HPV sinh dục là vi rút phổ biến, dễ dàng lây truyền từ người này sang người, đặc biệt là trong các hoạt động tình dục. Loại vi rút này gây ung thư cổ tử cung cũng đồng thời gây bệnh ung thư khác như hầu họng, hậu môn, âm đạo, âm hộ. Nhiễm HPV phổ biến nhất ở những những trường hợp trong độ tuổi thanh thiếu niên. Hiện nay, có khoảng 40 loại HPV có thể lây nhiễm sang vùng kín của cả nam giới và nữ giới. Bên cạnh đó, virut HPV còn gây ra các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: Mụn cóc sinh dục, sùi mào gà,…
Trên thực tế, loại vắc xin này giúp cho hệ thống miễn dịch tự nhiên của chị em hoạt động tốt hơn. Chính vì thế, để tầm soát và đề phòng các bệnh lý nguy hiểm này, các chuyên gia y tế khuyến cáo mỗi bạn nữ nên chủ động tiêm phòng ung thư cổ tử cung.
Trước khi đi sâu về các vấn đề tiêm phòng ung thư cổ tử cung, chúng ta cùng tìm hiểu loại vắc xin này là gì và có các loại nào.
Tiêm phòng ung thư cổ tử cung (HPV) là vắc xin bảo vệ cơ thể chống lại sự lây nhiễm virut gây u nhú HPV. HPV là tên gọi chung của một nhóm gồm hơn 200 loại virus có liên quan, trong đó hơn 40 loại lây lan trực tiếp bởi hoạt động tình dục. Trong số này, có hai loại HPV gây ra mụn cóc sinh dục và hơn 10 loại HPV gây ra ung thư cổ tử cung, hậu môn, hầu họng, âm hộ, âm đạo và cả dương vật của nam giới.
Hiện nay, có ba loại vắc-xin HPV được sử dụng rộng rãi trên thế giới, trong đó có Việt Nam, cụ thể:
Tiêm phòng ung thư cổ tử cung nhắm vào các loại HPV gây ra các tình trạng ung thư ở cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, hậu môn và hầu họng. Loại vắc xin này cũng bảo vệ chống lại các loại HPV gây ra các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, cũng như các vấn đề sức khỏe phổ biến nhất do chúng gây ra. Chính vì thế, các chuyên gia về y tế khuyến nghị các bậc phụ huynh nên đưa trẻ trên 11 tuổi trở đi và tốt nhất là dưới 26 tuổi để chích ngừa loại vắc xin này.
Từ 9 đến 26 tuổi: Tiêm phòng ung thư cổ tử cung thường được quy từ 11 tuổi đến 26 tuổi. Tuy nhiên, trẻ có thể bắt đầu tiêm chủng sớm nhất là 9 tuổi.
Từ 27 đến 45 tuổi: Những trường hợp 27 đến 45 tuổi tiêm phòng vắc xin HPV sẽ không phát huy được hết hiệu quả, đôi khi còn để lại những biến chứng. Vì thế, ở độ tuổi này tiêm phòng ung thư cổ tử cung không được khuyến khích. Tuy nhiên, bệnh nhân nên thảo luận với các bác sĩ để được thăm khám liệu rằng việc tiêm phòng HPV có phù hợp hay không, có mang lại ít lợi ích nào không.
Phụ nữ đang mang thai: Nên trì hoãn việc tiêm phòng HPV cho đến sau khi mang thai, nhưng không cần thử thai trước khi tiêm phòng. Bởi, không có bằng chứng nào cho thấy việc tiêm phòng sẽ ảnh hưởng đến thai kỳ hoặc gây hại cho thai nhi.
Không phải đối tượng nào cũng tiêm phòng ung thư cổ tử cung, dưới đây là các điều kiện cần thiết;
+ Độ tuổi: 9 đến 26 tuổi là giai đoạn thích hợp và vắc xin cũng phát huy được hết hiệu quả.
+ Phụ nữ chưa quan hệ tình dục: Thông thường tiêm phòng vắc xin cho chị em phụ nữ chưa quan hệ tình dục sẽ hiệu quả hơn những trường hợp đã quan hệ tình dục.
+ Phụ nữ mang thai: Dù tiêm phòng vắc xin HPV không ảnh hưởng đến thai nhi, tuy nhiên phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiêm phòng.
+ Dị ứng, nhạy cảm với các thành phần có trong thuốc: Nếu bạn nữ bị nhạy cảm, xuất hiện các biểu hiện dị ứng ở mũi đầu tiên thì không nên tiêm phòng mũi tiếp theo.
+ Tình trạng sức khỏe: Bạn nữ nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung trong tình trạng sức khỏe ổn định, tốt nhất.
Đối với mỗi loại vắc xin sẽ có lịch tiêm phòng ung thư cổ tử cung khác nhau, cụ thể:
Nhóm 1:
Độ tuổi: Từ 9 đến 14 tuổi.
Liều tiêm: Hai liều, cách nhau từ 5 đến 13 tháng.
Nhóm 2:
Độ tuổi: 15 đến 25 tuổi.
Liều tiêm: Ba liều
Nhóm 1:
Độ tuổi: Từ 9 đến 14 tuổi.
Liều tiêm: Hai liều, cách nhau 6 đến 12 tháng.
Nhóm 2:
Độ tuổi: Từ 15 đến 26 tuổi.
Liều tiêm: 3 liều:
Nhóm 1:
Độ tuổi: Từ 9 đến 14 tuổi.
Liều tiêm: Hai liều, cách nhau 6 đến 12 tháng.
Nhóm 2:
Độ tuổi: Từ 15 đến 26 tuổi.
Liều tiêm: 3 liều:
Tiêm chủng tại Đa khoa Phương Nam là một trong các chuyên khoa được đầu tư kỹ lưỡng nhất không chỉ về chất lượng dịch vụ, hệ thống, quy trình mà cả về đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa đầu ngành mà chị em có thể yên tâm tin tưởng. Hiện nay Phương Nam có một cơ sở tại Đà Lạt, vì thế nếu có nhu cầu bạn có thể tham khảo tiêm vacxin tại Lâm Đồng.
Hiện nay, Đa khoa Phương Nam có 3 loại vắc xin tiêm phòng ung thư cổ tử cung là Gardasil, Gardasil 9 và Cervarix được nhập khẩu từ các trung tâm y tế uy tín nhất trên thế giới, có giấy phép và nguồn gốc rõ ràng. Mỗi loại vắc xin này có điểm chung là ức chế, ngăn ngừa virus HPV, tuy nhiên khác nhau về cách sử dụng, cũng như là hiệu quả, tác dụng.
Mỗi bệnh nhân khi đến Đa khoa Phương Nam, chích ngừa ung thư cổ tử cung tại Đà Lạt sẽ được trực tiếp thăm khám bởi đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa, giỏi giàu kinh nghiệm, ngoài ra bạn còn thật sự hài lòng với quy trình tiêm chủng đạt chuẩn y tế theo các bước sau:
Bước 1: Khám lâm sàng: Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám để sàng lọc tình trạng sức khỏe: Bao gồm tiền sử bệnh, đã quan hệ tình dục, có mang thai hay chưa, đã từng tiêm phòng loại vắc xin này chưa, nếu cần bác sĩ có thể chỉ định một vài xét nghiệm để đánh giá chính xác hơn. Sau khi có các kết quả, bạn sẽ được đề nghị loại vắc xin.
Bước 2: Tiến hành tiêm phòng: Bác sĩ sẽ tiêm ngừa vắc xin cho bệnh nhân.
Bước 3: Theo dõi sau tiêm phòng: Sau khi hoàn thành, bệnh nhân được theo dõi ít nhất 30 phút sau khi tiêm chủng.
Bước 4: Đánh giá hiệu quả: Bác sĩ đánh giá và hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe sau tiêm chủng.
Bước 5: Hẹn lịch tiêm.