Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Đình Diện | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Tư 2, 2021
Mục Lục Bài Viết
Trong năm 2021, có khoảng 10 loại vacxin đang thuộc danh sách của chương trình tiêm chủng mở rộng. Vậy vacxin ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2021 gồm những loại nào, để đáp ứng được nhu cầu của người dân trong thời điểm nhiều dịch bệnh này? Ngay bây giờ, Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ giúp bạn giải đáp, cụ thể như sau:
Vacxin 6 trong 1 phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan B, Hib.
Vacxin phòng bệnh viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm tai giữa do H. Influenzae không định tuýp.
Vacxin phòng bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota.
Vacxin phòng bệnh viêm gan A.
Vacxin phòng 3 bệnh sởi – quai bị – Rubella.
Vacxin phòng bệnh viêm gan A+B.
Vacxin phòng bệnh viêm gan B.
Vacxin phòng bệnh cúm.
Vacxin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C.
Vacxin phòng bệnh thương hàn.
Vacxin phòng bệnh dại.
Vacxin phòng bệnh viêm não Nhật Bản.
Vacxin phòng bệnh ung thư cổ tử cung và các bệnh gây ra do virus HPV.
Vacxin phòng bệnh thủy đậu.
Vacxin phòng 3 bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván.
Vacxin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu khuẩn tuýp A, C, Y, W-135.
Vacxin phòng bệnh do Hib.
Vacxin sốt vàng.
Trên đây là các vacxin ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng của năm 2021. Mong rằng thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn.
Để tiêm chủng hiệu quả và an toàn, bạn nên đến các cơ sở y tế đã được Bộ Y tế cấp phép, có đội ngũ bác sĩ giỏi và cơ sở vật chất hiện đại. Và nếu đang ở Đà Lạt, bạn có thể tham khảo dịch vụ tiêm vacxin tại Đà Lạt của Phương Nam.
Bên cạnh thông tin về các loại vacxin ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng. Những trường hợp không được tiêm vacxin cũng rất được mọi người quan tâm. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
Việc khám sàng lọc trước khi tiêm vacxin là điều bắt buộc, từ đó giúp bác sĩ có góc nhìn chính xác nhất về tình hình sức khỏe của bạn hoặc người thân, trước khi chỉ định tiêm chủng. Trên thực tế, có rất nhiều người sau khi khám sàng lọc không đủ điều kiện để tiêm ngừa, còn được gọi là trường hợp chống chỉ định, cụ thể như sau:
Trẻ em không bị tác động bởi lý do nào khác nhưng có biểu hiện viêm não sau 7 ngày tiêm vacxin ho gà, bạch hầu, uốn ván thì không được tiếp tục bổ sung những mũi còn lại.
Vacxin sống giảm độc lực tuyệt đối không được tiêm cho phụ nữ đang mang thai.
Nếu có biểu hiện dị ứng, phản ứng nặng sau khi tiêm 1 mũi vacxin trước đó, bạn sẽ bị chống chỉ định bổ sung tiếp các mũi còn lại.
Vacxin sống cũng không được tiêm cho người bị suy giảm miễn dịch do nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh.
Khi chức năng của các cơ quan như hô hấp, tuần hoàn, gan, thận,… bị suy giảm. Bạn cũng không được chỉ định tiêm vacxin.
Người nằm trong trường hợp chống chỉ định tiêm chủng do nhà sản xuất vacxin khuyến cáo.
Bạn vừa xem xong các trường hợp chống chỉ định tiêm chủng. Hãy tham khảo thật kỹ khi chính mình hoặc người thân chuẩn bị tiêm vacxin nhé.
Sau khi đã chia sẻ đến bạn các thông tin về vacxin ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2021 và những trường hợp chống chỉ định. Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ tiếp tục giúp bạn giải đáp thắc mắc tiêm vaccine không đúng lịch có sao không?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến người lớn hoặc trẻ nhỏ bị nhỡ lịch tiêm phải kể đến như:
Chưa đủ điều kiện sức khỏe để tiêm vacxin sau khi khám sàng lọc, vì mắc các bệnh cấp tính, sốt,…
Bạn vô tình quên mất lịch tiêm vì quá bận rộn.
Vacxin bị khan hiếm, phải chờ thêm thời gian để tiêm phòng mũi tiếp theo.
Nếu nhỡ lịch tiêm vì bất kỳ nguyên nhân nào vừa được liệt kê ở trên hoặc bởi lý do khác, thì bạn vẫn sẽ đối mặt với nguy cơ bị lây nhiễm, đặc biệt là vào mùa dịch cao điểm. Việc không đảm bảo số mũi tiêm theo đúng phác đồ, sẽ khiến bạn bị thiếu hụt kháng thể để chống lại sự tấn công của mầm bệnh.
Vì thế, khi những nguyên nhân ở trên được giải quyết, hãy nhanh chóng tiêm các mũi còn lại càng sớm càng tốt. Bằng cách này giúp tối ưu khả năng phòng bệnh của vacxin hiệu quả. Trong trường hợp đã nhỡ lịch tiêm quá lâu, dựa vào kết quả thăm khám, xét nghiệm, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn bổ sung các mũi còn thiếu hoặc phải tiêm lại từ đầu.