Tiêm Phòng Bại Liệt Khi Nào Mang Đến Hiệu Quả Cao Nhất?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Tiêm Phòng Bại Liệt Khi Nào Mang Đến Hiệu Quả Cao Nhất?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 10, 2021

Bại liệt là căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với trẻ nhỏ vì để lại rất nhiều di chứng nặng nề, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Và tiêm vacxin được xem là phương pháp tốt nhất để ngăn ngừa bệnh. Vậy có những loại vacxin bại liệt gì dành cho trẻ? Tiêm phòng bại liệt khi nào mang đến hiệu quả cao nhất?

Vì sao cần tiêm phòng bại liệt cho trẻ?

Trước khi giải đáp thắc mắc tiêm phòng bại liệt khi nào mang đến hiệu quả cao nhất, chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do cần chủng ngừa bại liệt cho trẻ nhé.

tiem-phong-bai-liet-khi-nao-1
Tiêm vacxin bại liệt giúp bảo vệ sức khỏe bé hiệu quả

Theo thống kê của WHO, 1/200 ca bại liệt sẽ gặp biến chứng tê liệt không thể hồi phục, bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi. Trong số những trường hợp bị tê liệt, có khoảng 5 – 10% ca tử vong do hệ hô hấp của người bệnh ngưng hoạt động. Vào cuối những năm 1940 tại Mỹ, dịch bệnh bại liệt mỗi năm đã làm tê liệt trung bình 35.000 người.

Ở Việt Nam vào thời điểm chưa có sự hiện diện của vacxin, bại liệt là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và khiến trẻ dưới 5 tuổi chịu di chứng nặng nề. Năm 1957 – 1959 đã có vụ dịch bại liệt lớn với tỷ lệ mắc điển hình của năm 1959 là 126,4/100.000 dân.

Thông qua việc triển khai tiêm phòng bại liệt và duy trì tỷ lệ liên tục nhiều năm ở mức cao trên 90%, căn bệnh nguy hiểm này đã dần được khống chế. Tại Việt Nam, ca mắc bại liệt cuối cùng được ghi nhận là từ năm 1997. Vào năm 2000, Tổ chức Y tế Thế giới chính thức công nhận Việt Nam thanh toán bệnh bại liệt thành công.

Trên thế giới, sau khi thanh toán được bại liệt, mỗi năm chính phủ các quốc gia đã tiết kiệm khoảng 1,5 tỷ USD chi phí cho quá trình điều trị và phục hồi chức năng di chứng do bệnh bại liệt gây ra.

Những loại vacxin phòng bại liệt cho trẻ

tiem-phong-bai-liet-khi-nao-2
Vacxin Tetraxim và Infanrix Hexa

Hiện nay, có 3 loại vacxin giúp phòng bại liệt cho trẻ:

Vacxin bại liệt đường uống (OPV)

Vacxin giảm độc lực dạng uống (OPV) chứa virus bại liệt sống đã bị làm yếu, mang đến tác dụng kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch. Virus không thể xâm nhập khi miễn dịch xuất hiện. OPV nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng, trẻ sẽ dùng khi được 2, 3, 4 tháng tuổi.

Vacxin bại liệt đường tiêm (IPV)

Trong vacxin bất hoạt dạng tiêm (IPV) có chứa virus bại liệt chết (đã xử lý), mang đến công dụng tuyệt vời để kích thích cơ thể tạo ra hệ miễn dịch phòng bệnh. Từ năm 2018, việc tiêm vacxin IPV được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng dành cho bé 5 tháng tuổi trên toàn quốc.

Vacxin ngừa bệnh bại liệt phối hợp

Các vacxin phối hợp có thành phần bại liệt tại những cơ sở y tế tiêm ngừa dịch vụ gồm:

  • Vacxin 6 trong 1 Infanrix Hexa (Bỉ) và Hexaxim (Pháp) giúp chống lại 6 bệnh nguy hiểm là bại liệt, ho gà, bạch hầu, viêm gan B, uốn ván, Hib.
  • Vacxin 5 trong 1 Pentaxim (Pháp) ngừa được 5 bệnh gồm có bại liệt, ho gà, bạch hầu, uốn ván và Hib.
  • Vacxin 4 trong 1 Tetraxim (Pháp) mang đến khả năng phòng chống 4 bệnh lý là bại liệt, ho gà, bạch hầu, uốn ván.

Trên đây là các loại vacxin bại liệt đang được ứng dụng tại Việt Nam. Vậy nên tiêm phòng bại liệt khi nào để mang đến hiệu quả cao nhất?

Tiêm phòng bại liệt khi nào?

tiem-phong-bai-liet-khi-nao-3
Cần tiêm bại liệt đúng phác đồ để nhận hiệu quả cao nhất

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y Tế, trẻ em dưới 1 tuổi sẽ thực hiện chủng ngừa vacxin bại liệt theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng, cụ thể như sau:

  • Uống bOPV (vacxin OPV trong thành phần chứa kháng nguyên bại liệt tuýp 1 và 3) khi trẻ khoảng 2 tháng tuổi.
  • Lúc trẻ được 3 tháng tuổi, tiến hành uống bOPV lần 2.
  • Lúc trẻ được 4 tháng tuổi, tiến hành uống bOPV lần 3.
  • Lúc trẻ được 5 tháng tuổi, tiến hành tiêm vacxin bại liệt IPV.

Vacxin bại liệt có khả năng tiêm phòng cùng loại vacxin khác trong cùng một buổi chủng ngừa. Khả năng tạo ra miễn dịch của trẻ sẽ tốt hơn khi sử dụng cùng lúc vacxin OPV và IPV, phương pháp này cũng được đánh giá là an toàn. Trong trường hợp tiêm ngừa bại liệt dịch vụ, trẻ sẽ thực hiện theo đúng phác đồ cơ bản là:

  • Tiêm mũi thứ nhất, hai, ba khi bé được 2, 3, 4 hoặc 2, 4, 6 tháng tuổi.
  • Khi trẻ được 16 – 18 tháng tuổi, tiến hành tiêm mũi thứ tư.

Tóm lại, tiêm mũi bại liệt cho trẻ mấy tháng sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào phác đồ do bác sĩ và nhà sản xuất vacxin khuyến cáo. Bố mẹ cần nắm rõ thời gian để đưa con đến cơ sở y tế chủng ngừa đúng thời điểm nhé. Thắc mắc tiêm phòng bại liệt khi nào mang đến hiệu quả cao nhất đã được giải đáp, mong rằng sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh.

Lịch tiêm phòng bại liệt cho trẻ

Nhằm giúp bố mẹ nhận được đáp án cho câu hỏi tiêm phòng bại liệt khi nào hiệu quả một cách rõ ràng, cụ thể và dễ ghi nhớ nhất, Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ cung cấp lịch chủng ngừa bên dưới, hãy cùng theo dõi nhé.

Tên vacxin Lịch tiêm
Vacxin IPV Tiêm lúc trẻ được 5 tháng tuổi (sau khi hoàn thành 3 liều uống bOPV trước đó).
Vacxin 6 trong 1
  • Mũi 1, 2, 3: Tiêm lúc bé được 2, 4, 6 hoặc 2, 3, 4 tháng tuổi.
  • Mũi 4: Lúc trẻ từ 16 – 18 tháng tuổi.
Vacxin 5 trong 1
  • Mũi 1, 2, 3: Tiêm lúc bé được 2, 4, 6 hoặc 2, 3, 4 tháng tuổi.
  • Mũi 4: Lúc trẻ từ 16 – 18 tháng tuổi.
Vacxin 4 trong 1
  • Mũi 1, 2, 3: Tiêm lúc bé được 2, 4, 6 hoặc 2, 3, 4 tháng tuổi.
  • Mũi 4: Lúc trẻ từ 16 – 18 tháng tuổi.
  • Lúc trẻ được 4 – 6 tuổi tiêm thêm 1 mũi nhắc lại.

Trên đây là lịch tiêm phòng bại liệt cho trẻ, tùy vào tình trạng sức khỏe của con yêu và số lượng vacxin cùng nhiều lý do chủ quan, khách quan khác, bác sĩ có thể thay đổi phác đồ chủng ngừa sao cho phù hợp. Lúc này, bố mẹ nên tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp bé bị trễ lịch tiêm phải làm sao?

tiem-phong-bai-liet-khi-nao-5
Nếu trễ lịch hãy cho trẻ tiêm phòng sau đó càng sớm càng tốt

Tiêm phòng bại liệt khi nào hiệu quả không phải là câu hỏi duy nhất Phòng khám Đa khoa Phương Nam nhận được từ các bậc phụ huynh. Nhiều bố mẹ còn thắc mắc nếu bé bị trễ lịch tiêm phải làm sao?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị trễ lịch tiêm ví dụ như bố mẹ quá bận nên quên đưa con đi chủng ngừa, sức khỏe trẻ chưa đảm bảo cần hoãn tiêm, vacxin thiếu liều,… Theo nguyên tắc, để phòng bệnh hiệu quả và nâng cao tác dụng của vacxin, bé cần tiêm ngừa theo đúng phác đồ được khuyến cáo.

Nếu trễ lịch tiêm, khả năng ngăn ngừa virus, vi khuẩn sẽ bị giảm xuống, trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh đặc biệt là vào mùa cao điểm. Vì thế, nếu trẻ bị trễ lịch tiêm, cần chủng ngừa ngay lập tức sau đó càng sớm càng tốt. Nhằm giúp lượng kháng thể được bổ sung nhanh chóng, đảm bảo bé có đủ miễn dịch để chống lại mầm bệnh.

Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa giúp bạn giải đáp thắc mắc tiêm phòng bại liệt khi nào mang đến hiệu quả cao nhất, cũng như cung cấp thêm các thông tin cần thiết khác. Mong rằng, bố mẹ sẽ luôn quan tâm đến phác đồ chủng ngừa bại liệt của con và đưa trẻ đi tiêm đúng lịch nhé. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ