Tiêm Phòng Cho Trẻ Có Mẹ Bị Viêm Gan B Như Thế Nào?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Tiêm Phòng Cho Trẻ Có Mẹ Bị Viêm Gan B Như Thế Nào?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 15, 2022

Tiêm phòng cho trẻ có mẹ bị viêm gan B thường được thực hiện sớm trong vòng 24 giờ đầu sau khi ra đời. Điều này giúp phòng ngừa nguy cơ lây truyền bệnh viêm gan B từ mẹ sang con. Vậy phác đồ tiêm ngừa sẽ được thực hiện như thế nào? Phụ huynh cần lưu ý những gì khi chăm sóc cho trẻ sau tiêm? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu bạn nhé!

Tiêm phòng cho trẻ có mẹ bị viêm gan B

Trẻ được sinh ra từ mẹ bị viêm gan B sẽ được tiêm huyết thanh đặc hiệu phòng ngừa viêm gan B và vaccine viêm gan B trong 24 giờ đầu.

Trong giai đoạn mang thai, tỷ lệ lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con không quá 2%.

Ước tính hơn 90% các trường hợp lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con sẽ xảy ra ở giai đoạn chuyển dạ. Nguyên nhân là do cơ tử cung co thắt, các mạch tại vị trí nhau bám cũng bị co thắt khiến máu của người mẹ trực tiếp tiếp xúc với máu con. Bé cũng có khả năng bị lây nhiễm khi chui qua ống âm đạo của mẹ, lúc này con sẽ tiếp xúc với dịch âm đạo.

Trường hợp mẹ bị nhiễm virus viêm gan B và có HBeAg (+) thì trẻ sơ sinh sẽ có 95% nguy cơ nhiễm bệnh nếu không được điều trị dự phòng miễn dịch. Tỷ lệ lây nhiễm cho con là 32% trong trường hợp mẹ nhiễm HBV và có HBeAg (-). 

Hiếm khi xảy ra tình trạng bé bị nhiễm HBV trong thời gian bú mẹ. Dù đã phát hiện HBV DNA trong sữa non của mẹ có HBsAg dương tính. Nhưng nó chỉ có nồng độ rất thấp, thế nên khả năng lây nhiễm cũng rất thấp. 

Tiêm phòng cho trẻ có mẹ bị viêm gan B đóng vai trò vô cùng quan trọng để hạn chế tình trạng lây nhiễm. Do đó, để trung hòa kháng nguyên lây truyền từ mẹ, trẻ sơ sinh cần được tiêm ngừa vaccine và huyết thanh kháng viêm gan B trong vòng 12 giờ đầu kể từ lúc ra đời. 

Có thể thực hiện mũi tiêm này trong 24 giờ sau khi sinh hoặc trễ hơn. Tuy nhiên tiêm càng trễ thì khả năng hoạt động của vaccine sẽ càng sụt giảm. Nếu tiêm vaccine vào ngày hôm sau (sau 48 giờ) với mục đích tạo kháng thể chủ động chống lại viêm gan B thì hiệu lực có thể giảm khoảng 50 – 57% theo mỗi ngày.

tiem-phong-cho-tre-co-me-bi-viem-gan-b-1
Trẻ được sinh ra từ mẹ bị viêm gan B sẽ được tiêm huyết thanh đặc hiệu và vaccine viêm gan B trong 24 giờ đầu

Phác đồ tiêm vaccine viêm gan B cho trẻ có mẹ bị viêm gan B

Dưới đây là hai phác đồ điển hình để tiêm phòng cho trẻ có mẹ bị viêm gan B:

Phác đồ 1: 0 – 1 – 2 – 12

  • Liều 1: Tiêm phối hợp với huyết thanh kháng viêm gan B trong 12 giờ kể từ lúc trẻ lọt lòng mẹ.
  • Liều 2: Tiến hành tiêm khi bé được 1 tháng tuổi.
  • Liều 3: Khi bé được 2 tháng tuổi.
  • Liều 4: Chủng ngừa nhắc lại cách 12 tháng kể từ liều thứ 3.

Phác đồ 2: 0 – 1 – 6 – 18

  • Liều 1: Tiêm phối hợp với huyết thanh kháng viêm gan B trong 12 giờ kể từ lúc trẻ lọt lòng mẹ.
  • Liều 2: Tiến hành tiêm khi bé được 1 tháng tuổi.
  • Liều 3: Khi trẻ được 6 tháng tuổi.
  • Liều 4: Tiến hành tiêm khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.

Các mũi tiêm 1, 2, 3 có thể chủng ngừa với vaccine phối hợp chứa thành phần viêm gan B như vaccine 5 trong 1 hoặc 6 trong 1.

Những điều cần lưu ý khi tiêm vaccine viêm gan B cho trẻ

Khi tiêm phòng cho trẻ có mẹ bị viêm gan B, cần lưu ý những vấn đề dưới đây:

Cần cho bé làm xét nghiệm kháng thể chống virus viêm gan B (HBsAb) sau 5 năm để đánh giá xem đã đủ hay chưa. Trường hợp kháng thể HBsAb < 10 mUI/ml thì cần tiến hành tiêm thêm mũi nhắc lại.

Trẻ sơ sinh cần được theo dõi trong vòng 24 – 48 giờ sau khi tiêm. Vaccine viêm gan B được đánh giá là rất an toàn cho bé. Tuy nhiên tùy vào cơ địa của từng trẻ sẽ có những phản ứng như sau:

  • Đau vết tiêm, quấy khóc.
  • Sưng, tấy đỏ vết tiêm.
  • Sốt nhẹ.

Mặc dù những phản ứng kể trên xảy ra không quá nghiêm trọng nhưng phụ huynh cần theo dõi cẩn thận. Bố mẹ cũng có thể yên tâm, vì trẻ sẽ được tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh tại cơ sở y tế, nên bác sĩ sẽ xử lý nhanh chóng, kịp thời nếu xuất hiện phản ứng.  Tìm hiểu khi nào tiêm vắc xin viêm gan b đạt được hiệu quả cao nhất?

tiem-phong-cho-tre-co-me-bi-viem-gan-b-2
Trẻ có thể quấy khóc nhiều hơn sau khi tiêm phòng vaccine viêm gan B

Cách chăm sóc và theo dõi sau khi tiêm phòng cho trẻ có mẹ bị viêm gan B

Vaccine sẽ gây ra một số phản ứng sau khi tiêm phòng như:

  • Trẻ quấy khóc, lười bú, mệt mỏi.
  • Đỏ và sưng ngay tại vị trí chủng ngừa.
  • Sốt nhẹ không quá 38,5 độ và sẽ tự khỏi.
  • Một số ít trẻ gặp tình trạng tiêu chảy, nôn mửa,…

Do đó, để đảm bảo sức khỏe sau khi tiêm phòng cho trẻ có mẹ bị viêm gan B, phụ huynh cần lưu ý:

  • Để đảm bảo trẻ không bị sốc phản vệ cần ở lại bệnh viện tối thiểu 30 phút sau khi tiêm vaccine.
  • Kiên trì cho bé uống nhiều nước và bú đúng cữ.
  • Thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể bé.
  • Nếu bé bị sốt nhẹ, phụ huynh nên tiến hành lau mát cho con.
  • Khi trẻ sốt cao từ 38,8 độ trở lên kèm theo tình trạng hôn mê, co giật, thở nặng nề,… phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức. 
tiem-phong-cho-tre-co-me-bi-viem-gan-b-3
Khi trẻ sốt cao từ 38,8 độ trở lên phụ huynh nên đưa con đến cơ sở y tế ngay

Tóm lại, tiêm phòng cho trẻ có mẹ bị viêm gan B là việc làm vô cùng cần thiết. Phụ huynh nên tuân thủ theo đúng phác đồ do bác sĩ đề ra. Bên cạnh đó, hãy theo dõi tình trạng sức khỏe của con thật kỹ sau khi tiêm để kịp thời xử lý nếu có phản ứng phụ nhé. Để được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1800 2222!
 

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ