Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Một 17, 2023
Mục Lục Bài Viết
Để giải đáp thắc mắc tiêm phòng cúm chưa được 1 tháng thì có thai có sao không, chúng ta hãy cùng xem qua một số thông tin dưới đây nhé:
Hệ thống miễn dịch của chị em phụ nữ sẽ tự động suy yếu khi mang thai để tránh cơ chế miễn dịch khiến thai nhi bị tổn thương. Vì thế, so với lúc bình thường nguy cơ nhiễm bệnh khi mang thai cao hơn. Các căn bệnh lúc này cũng dễ trở nặng, tác động đến sức khỏe của thai nhi và bà mẹ.
Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do đó cúm là căn bệnh rất phổ biến. Hầu hết mọi người đều bị cúm vài lần trong giai đoạn giao mùa. Thế nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu mẹ bầu bị cảm cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ. Điều này có thể khiến em bé trong bụng bị dị tật bẩm sinh nếu không chữa trị kịp thời cho người mẹ.
Để nâng cao khả năng miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu, trước khi có thai chị em cần tiến hành chủng ngừa cúm cũng như những căn bệnh truyền nhiễm khác, ví dụ như uốn ván, ho gà,… Nhờ đó làm giảm bớt nguy cơ nhiễm bệnh ở mẹ bầu, đồng thời còn truyền kháng thể sang cho thai nhi. Điều này còn giúp trẻ phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh lúc chào đời khi vẫn chưa được tiêm vắc xin đầy đủ.
Thế nhưng, tiêm vắc xin vẫn không thể hoàn toàn loại bỏ được nguy cơ nhiễm bệnh. Vì thế, dù đã chủng ngừa hay chưa thì khi mang thai chị em cũng cần chú ý đến việc nâng cao sức đề kháng, chủ động bảo vệ bản thân trước virus và những nguồn lây nhiễm bệnh khác.
Virus cúm có 2 thể là A và B. Vắc xin cúm sau khi tiêm vào cơ thể sẽ phát triển kháng thể trong khoảng 2 tuần. Kháng thể có nhiệm vụ chống lại sự xâm nhập của virus vào trong cơ thể đồng thời ngăn không cho chúng gây ra bệnh. Vắc xin phòng cúm có 2 loại là:
Vắc xin cúm có 2 loại là dạng phun sương qua mũi và tiêm đơn liều. Trong đó, vắc xin dạng tiêm có thể dùng cho mẹ bầu trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Nó có chứa các virus cúm bất hoạt. Vì thế, tiêm phòng cúm chưa được 1 tháng thì có thai sẽ không tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và em bé trong bụng.
Mặc dù thời điểm chủng ngừa vắc xin cúm được các chuyên gia khuyến nghị là trước khi có thai tối thiểu 1 – 3 tháng. Thế nhưng mẹ tiêm phòng cúm chưa được 1 tháng thì có thai hoặc chủng ngừa ngay trong thai kỳ vẫn đảm bảo an toàn. Vì vắc xin chứa virus cúm kháng nguyên đã được bất hoạt, không thể gây bệnh.
Đa phần mẹ bầu và người bình thường tiêm vắc xin cúm đều gặp phản ứng phụ rất nhẹ, với các triệu chứng phổ biến như sốt, đau cánh tay. Những tác dụng phụ này cũng biến mất nhanh chóng chỉ sau 1 – 2 ngày. Hiếm khi gặp phản ứng nghiêm trọng. Trước khi tiêm, bạn sẽ được nhân viên y tế cung cấp đủ thông tin về vắc xin cũng như những phản ứng phụ có thể xuất hiện.
Để đảm bảo an toàn, bạn cần cung cấp đầy đủ những thông tin về tiền sử dị ứng, tình hình sức khỏe trước khi chủng ngừa. Bạn có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ về những vấn đề đang nghi ngại để được tư vấn thêm.
Các chuyên gia khuyến cáo, tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên, gồm cả phụ nữ đang cho con bú và mẹ bầu cần chủng ngừa cúm hàng năm trước khi xuất hiện mùa cúm (tháng 10 năm trước kéo dài đến tháng 5 năm sau). Thế nhưng bạn cũng có thể tiêm vắc xin bất kỳ lúc nào. Chị em cần tiêm phòng cúm ngay khi có kế hoạch mang thai. Việc làm này giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm cúm trong 3 tháng đầu, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
Nếu chẳng may mắc cảm cúm trong thai kỳ, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ thăm khám để được chỉ định loại thuốc chữa trị phù hợp. Thai phụ cũng cần lưu ý không tiêm vắc xin nếu đang bị cảm cúm. Vắc xin chỉ phát huy công dụng tối đa nếu được chủng ngừa vào thời điểm cơ thể đang khỏe mạnh.