Vì Sao Cần Tiêm Phòng Trước Khi Mang Thai? Lịch Tiêm Ra Sao?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Vì Sao Cần Tiêm Phòng Trước Khi Mang Thai? Lịch Tiêm Ra Sao?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tư 12, 2021

Thông qua bài viết này, Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc như vì sao cần tiêm phòng trước khi mang thai? Lịch tiêm như thế nào, cần lưu ý những gì? Hãy cùng xem ngay nhé!

Vì sao cần tiêm phòng trước khi mang thai?

Trong quá trình mang thai, hệ thống miễn dịch của mẹ bầu có phần suy giảm. Từ đó, tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus tấn công gây những bệnh lý nguy hiểm. Nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi.

tiem-phong-truoc-khi-mang-thai-1
Tiêm phòng trước khi mang thai rất cần thiết

Ngày nay, các vacxin sản xuất rất an toàn, hiếm khi gây ra tác dụng phụ nguy hiểm. Vì thế, chị em nên tiêm chủng đầy đủ trước khi mang thai để chủ động phòng tránh những bệnh lý, biến chứng có thể xảy ra cho mẹ và bé. Bạn nên tìm hiểu thông tin về các loại vacxin, lịch tiêm và thời gian phát huy hiệu quả,… từ đó có được chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình tiêm chủng.

Bên cạnh khả năng giảm thiểu rủi ro về sức khỏe cho mẹ và bé trong thai kỳ. Vacxin sẽ giúp trẻ có một lượng kháng thể ngắn hạn lúc chào đời. Từ đó, hỗ trợ bé phòng tránh những bệnh lý nguy hiểm khi vẫn chưa đủ tuổi tiêm chủng.

Tóm lại, việc tiêm phòng trước khi mang thai là điều vô cùng cần thiết. Nếu bạn có ý định sinh con, nên tranh thủ chủng ngừa đầy đủ nhé.

Lịch tiêm phòng trước khi mang thai

Sau khi biết được tầm quan trọng của việc tiêm vacxin trước lúc mang thai, chúng ta hãy cùng xem lịch tiêm cụ thể bên dưới:

Vacxin phòng bệnh Thời gian
Tiêm ngừa Sởi – Quai bị – Rubella Tiến hành tiêm tối thiểu 1 – 3 tháng trước khi có thai.
Tiêm ngừa viêm gan B Tiêm trước hoặc trong giai đoạn mang thai đều được. Nhưng khuyến khích tiêm trước. (Tham khảo: Lịch tiêm phòng cho bà bầu)
Cúm Tiêm trước hoặc trong quá trình mang thai đều mang đến hiệu quả cao. Nên duy trì tiêm nhắc lại hằng năm.
Bạch hầu – ho gà – uốn ván Chỉ cần tiêm 1 liều duy nhất. Sau khi tiêm bạn không cần tránh thai.
Tiêm ngừa thủy đậu Trước khi mang thai tối thiểu 2 tháng nên tiến hành tiêm chủng.

Bên cạnh những vacxin cơ bản vừa kể ở trên, nếu sắp xếp được thời gian và chi phí, bạn nên tiêm ngừa thêm viêm gan A (tối thiểu 6 tháng trước lúc có thai), bệnh ung thư cổ tử cung (từ 9 – 26 tuổi),…

Trên đây là lịch tiêm phòng trước khi mang thai. Mong rằng đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc như tiêm ngừa trước khi mang thai bao lâu, gồm các loại vacxin nào,… Chị em hãy theo dõi và tranh thủ chủng ngừa đúng phác đồ nhé.

Tìm hiểu các vacxin cần tiêm trước khi mang thai

Bên cạnh lịch tiêm phòng trước khi mang thai, chúng ta nên tìm hiểu về các vacxin một cách chi tiết hơn.

tiem-phong-truoc-khi-mang-thai-3
Chị em nên tiêm vacxin viêm gan B trước khi mang thai

Vacxin viêm gan B

Khi tiêm phòng trước khi mang thai nhất định phải có vacxin viêm gan B. Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh viêm gan B khá cao và gia tăng liên tục. Nếu nhiễm viêm gan B nhưng không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nặng nề như bệnh xơ gan, ung thư gan.

Mẹ bầu mắc viêm gan B rất dễ lây nhiễm cho thai nhi. Do đó, khi có ý định mang thai, chị em nên sắp xếp thời gian đến gặp bác sĩ tiêm vacxin viêm gan B nhé. Trong 4 tháng bạn cần tiêm đủ 3 mũi. Nếu chị em mang thai khi chưa tiêm đủ mũi thì vẫn tiếp tục được bổ sung theo phác đồ, nhưng cần có chỉ định từ bác sĩ.

Vacxin sởi – quai bị – Rubella

Vacxin 3 trong 1 sởi – quai bị – Rubella (MMR) rất quan trọng với chị em phụ nữ trước khi mang thai. Vì nếu chẳng may mắc 3 bệnh kể trên trong thai kỳ sẽ gây ra biến chứng nặng nề cho em bé, cụ thể như sau:

Bệnh sởi

Phụ nữ mang thai mắc bệnh sởi khiến trẻ bị dị tật bẩm sinh, chết lưu hoặc sinh non.

Bệnh quai bị

Mẹ bầu mắc quai bị không được chữa trị kịp thời dễ gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm tuyến giáp, viêm cơ tim, viêm màng não. Đặc biệt, quai bị khiến phụ nữ có nguy cơ bị viêm nhiễm buồng trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản vì phá hủy tế bào trứng.

Em bé có thể bị dị tật bẩm sinh nếu chị em mắc bệnh trong thai kỳ. Giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba, mọi biến chứng của quai bị sẽ diễn ra nhanh chóng, vô cùng nguy hiểm.

Bệnh Rubella

Theo các nghiên cứu, 90% thai nhi có thể bị dị tật bẩm sinh nếu chị em nhiễm bệnh Rubella trong tam cá nguyệt thứ nhất. Để tránh những ảnh hưởng của Rubella, bác sĩ khuyến cáo phụ nữ nên tiêm vacxin MMR khoảng 3 tháng trước khi mang thai.

Thông qua vacxin MMR, chị em sẽ được phòng ngừa cùng lúc ba bệnh lý nguy hiểm. Từ đó, giúp tiết kiệm chi phí, thời gian so với việc phải tiêm riêng từng mũi như trước đây.

Vacxin ngừa ung thư cổ tử cung

Khi tiêm phòng trước mang thai, chị em đừng bỏ qua vacxin ngừa ung thư cổ tử cung. Vì căn bệnh này vô cùng đáng sợ, sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề, đe dọa đến tính mạng nếu mắc phải. Tiêm vacxin là biện pháp tránh bị ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất.

Lưu ý, phụ nữ trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi và chưa từng quan hệ tình dục mới được chỉ định tiêm vacxin ung thư cổ tử cung. Do đó, nếu bạn là đối tượng phù hợp, nên tranh thủ thực hiện càng sớm càng tốt nhé.

Theo một vài nghiên cứu cho rằng phụ nữ từng quan hệ tình dục vẫn có thể tiêm vacxin phòng ung thư cổ tử cung ở những cơ sở y tế, bệnh viện uy tín. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước.

Phác đồ tiêm vacxin ung thư cổ tử cung gồm có 3 mũi chính. Cụ thể là mũi 2 cách mũi 1 hai tháng. Mũi 3 cách mũi 1 sáu tháng. Chị em nên tuân thủ đúng phác đồ, tiêm nhắc lại đầy đủ, tránh bỏ mũi giữa chừng để vacxin mang đến hiệu quả tối ưu.

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, nếu bạn có thai khi vẫn chưa tiêm đủ mũi thì cần dừng lại. Đợi sau khi sinh con hãy tiếp tục tiêm. Tuy nhiên, thời hạn hoàn thành phác đồ chỉ được kéo dài trong vòng 2 năm.

Vacxin cúm

Khi mang thai chị em rất dễ mắc bệnh cúm do hệ miễn dịch suy yếu. Trong tam cá nguyệt thứ nhất, thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu mẹ nhiễm cúm. Lúc này, ngay cả khi sử dụng thuốc để điều trị cũng gây hại cho em bé trong bụng. Vì thế, tiêm vacxin chính là lựa chọn tốt nhất để phòng bệnh cúm.

Vacxin cúm nên được tiêm nhắc lại mỗi năm 1 mũi. Vì tác dụng chỉ kéo dài trong khoảng 12 tháng. Thời gian tiêm phù hợp là trước lúc mang thai khoảng 3 – 6 tháng. Tuy nhiên, ngay cả khi đã tiêm vacxin, mẹ bầu cũng phải chăm sóc sức khỏe thật tốt, tránh ăn đồ lạnh hay tiếp xúc với người bị cúm,…

Vacxin bạch hầu – ho gà – uốn ván

Trước khi mang thai, chị em nên tiêm vacxin bạch hầu – ho gà – uốn ván để tạo ra kháng thể phòng ngừa 3 bệnh lý trên hiệu quả. Bạn có thể tiêm lẻ từng bệnh riêng hay chọn vacxin 3 trong 1 đều được. Vậy tại sao phải tránh nhiễm bạch hầu, ho gà, uống ván khi mang thai, hãy cùng tìm hiểu cụ thể nhé.

Bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu nguy hiểm hơn so với những gì bạn nghĩ. Trong thai kỳ mẹ bầu có khoảng 3 – 5% khả năng mắc bạch hầu. Hai đường lây chủ yếu là hô hấp và tiếp xúc với vật chứa vi khuẩn. Phụ nữ mang thai có thể gặp nhiều biến chứng khi nhiễm bệnh, thậm chí tử vong. Thai nhi phải đối mặt với nguy cơ chết lưu hoặc sinh non.

Bệnh ho gà

Vì sức đề kháng suy yếu, nên những biến chứng của bệnh ho gà khi bạn mang thai sẽ nặng hơn bình thường. Quá trình phát triển của thai nhi cũng bị ảnh hưởng. Do đó tiêm vacxin trước khi mang thai là phương pháp tối ưu để phòng bệnh ho gà hiệu quả nhất.

Bệnh uốn ván

Uốn ván là một vacxin quan trọng trong quá trình tiêm phòng trước khi mang thai. Mẹ bầu bị nhiễm bệnh uốn ván có thể lây nhiễm cho con. Theo nghiên cứu, nếu thai nhi hình thành và phát triển khi mẹ bị uốn ván, nguy cơ tử vong cực cao lên đến 95%. Bạn có thể tiêm vacxin uốn ván trước khi mang thai hoặc vào tháng thứ 5, 6 của thai kỳ đều được.

Vacxin viêm gan A

Đối với vacxin viêm gan A, chị em nên tiêm phòng trước khi mang thai khoảng 6 tháng. Nếu mẹ bầu chẳng may mắc bệnh sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong.

tiem-phong-truoc-khi-mang-thai-5
Trước khi mang bầu 6 tháng bạn hãy tiêm vacxin viêm gan A

Vacxin thủy đậu

Hầu như trong chúng ta ít nhất sẽ mắc bệnh thủy đậu 1 lần trong đời vì rất phổ biến. Chị em mắc thủy đậu trước khi kết hôn thì sau này khả năng nhiễm lại sẽ rất ít. Nếu trước đây chưa từng bị, khi có ý định mang thai bạn nên tiêm vacxin phòng ngừa thủy đậu tại các bệnh viện hay cơ sở y tế dịch vụ.

Chẳng may mẹ bầu bị thủy đậu sẽ gây ra những ảnh hưởng nặng nề cho cả bản thân và thai nhi. Đối với mẹ sẽ phải đối mặt với biến chứng tổn thương hệ thần kinh, viêm phổi, thậm chí tử vong.

Song song đó, tùy vào từng giai đoạn của thai kỳ, em bé sẽ chịu những mức độ ảnh hưởng khác nhau. Điển hình như trong tam cá nguyệt thứ nhất, thai nhi có khả năng bị tật đầu nhỏ, thủy đậu bẩm sinh, tổn thương giác mạc,… Mức độ ảnh hưởng do bệnh thủy đậu sẽ giảm dần sau tuần 20 của thai kỳ.

Vì thế, để có được kháng thể chống lại bệnh thủy đậu hiệu quả, tránh biến chứng nguy hiểm. Chị em nên tiến hành tiêm vacxin trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng.

Tóm lại, tiêm phòng trước khi mang thai có vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe của mẹ và bé. Chị em đừng chủ quan mà hãy chủng ngừa thật đầy đủ nhé.

Một số lưu ý khi tiêm phòng trước khi mang thai

tiem-phong-truoc-khi-mang-thai-da-khoa-phuong-nam

Nếu đã tìm hiểu xong các vacxin cần tiêm trước khi mang thai, chị em nên tìm hiểu thêm tiêm phòng cho mẹ sau sinh và lưu ý thêm một số điều sau:

Đối với bất kỳ loại vacxin nào bạn cũng cần quan tâm đến phác đồ, thời gian tiêm, những điều cần kiêng cữ,…

Chị em đừng đợi đến khi có bầu mới bắt đầu tiêm vacxin. Nên thực hiện trước lúc mang thai từ 3 – 6 tháng. Nếu không tiêm trước khi mang thai và muốn thực hiện trong thai kỳ, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để có chỉ định phù hợp.

Bạn cần khám sức khỏe tiền sản trước khi tiêm vacxin. Thông qua kết quả nhận được, bác sĩ sẽ có chỉ định tiêm phù hợp như cần chủng ngừa vacxin gì, khi nào nên thực hiện,…

Trong 24 – 48 tiếng sau khi tiêm vacxin, bạn cần theo dõi sức khỏe kỹ.

Nhất định phải tuân thủ đúng lịch tiêm như phác đồ khuyến cáo.

Nếu có thai khi đang tiêm ngừa, bạn nên thông báo với bác sĩ ngay để được tư vấn và nhận chỉ định phù hợp. Vì có những loại vacxin được tiêm tiếp, một số khác phải hoãn lại.

Để bác sĩ tiện theo dõi quá trình tiêm chủng của bạn, nên chọn thực hiện tại một cơ sở y tế duy nhất.

Nếu xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm sau khi tiêm vacxin, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất thăm khám.

Thông qua bài viết này, mong rằng đã giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của việc tiêm phòng trước khi mang thai. Nếu còn thắc mắc khác, hãy liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222 nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ