Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Năm 28, 2021
Mục Lục Bài Viết
Trước khi tìm hiểu trẻ bị cảm cúm uống thuốc gì thì nhanh khỏi bệnh, chúng ta cùng điểm qua một số triệu chứng của bệnh cảm cúm ở trẻ để xem bạn đã nhận biết đúng tình trạng cảm cúm ở con yêu của của mình chưa nhé!
Hệ miễn dịch của trẻ em còn yếu, do đó rất dễ bị virus tấn công gây bệnh và khi mắc cảm cúm. Bé có thể mắc bệnh bất cứ thời điểm nào, đặc biệt là lúc thời tiết ẩm ướt hoặc những thời điểm chuyển mùa trong năm. Bệnh cảm cúm ở trẻ em là bệnh viêm đường hô hấp cấp, do virus cúm gây ra và có một số triệu chứng cụ thể sau:
Thông thường biểu hiện đầu tiên của bệnh là cơ thể mệt mỏi, sốt, hắt hơi, nhức đầu, đau mỏi toàn thân, còn các triệu chứng khác sẽ xuất hiện sau đó. Bệnh có thể tự chữa tại nhà, thuyên giảm trong 3 ngày và hoàn toàn khỏi bệnh sau 5 – 7 ngày, tuy nhiên bệnh cũng có thể trở nặng, thậm chí là tử vong. Vì thế để trẻ nhanh chóng khỏi bệnh, phục hồi sức khỏe mẹ nên nhận biết sớm những biểu hiện ban đầu và có cách chăm sóc và điều trị bệnh cảm cúm cho bé hiệu quả.
Khi trẻ nhận thấy bé bị cảm cúm, mẹ nên cho trẻ ở nhà để chăm sóc, cho trẻ uống đủ nước, cho trẻ ngủ nhiều hơn, giữ ấm cho cơ thể trẻ và thường xuyên kiểm tra thân nhiệt, giúp trẻ thoải mái hơn bằng mái tạo hơi ẩm, cho trẻ mặt quần áo mềm và hút mồi hôi tốt, tắm nhanh bằng nước ấm nếu trẻ không sốt, cho trẻ ăn đồ lỏng, đặc biệt là các món cháo trị cảm cho bé, … Và cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Vậy thông thường trẻ bị cảm cúm uống thuốc gì?
Cảm cúm thường không khó điều trị, do đó, rất nhiều phụ huynh băn khoăn về vấn đề trẻ bị cảm cúm uống thuốc gì thì nhanh khỏi bệnh bởi muốn cho trẻ được chữa trị tại nhà.
Hiện nay, có 4 loại thuốc thường được dùng trong việc điều trị cảm cúm cho trẻ, phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc cho con yêu sử dụng những loại thuốc này.
Thuốc Decongestant có thành phần chính gồm pseudoephedrine và phenylephrine, là loại thuốc có thể giúp làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi cho trẻ, thuộc nhóm thuốc thông mũi, chống sung huyết.
Liều lượng sử dụng:
Decongestant có thể khiến bệnh nặng hơn nếu sử dụng trong thời gian dài, do đó chỉ nên dùng trong khoảng 3 – 5 ngày và phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc Paracetamol được biết đến là một loại thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt rất hiệu quả, thường được dùng cho cả người lớn lẫn trẻ em.
Paracetamol có thể giúp trẻ hạ sốt, làm giảm thân nhiệt, hạn chế tình trạng đau nhức đầu hiệu quả.
Liều lượng sử dụng:
Paracetamol dùng cho trẻ từ 1 – 12 tháng tuổi:
Paracetamol nếu dùng quá liều sẽ rất nguy hiểm cho trẻ, đặc biệt, trẻ em tuổi cần phải lưu ý khi sử dụng Paracetamol bởi một số trường hợp dùng thuốc không đúng cách sẽ khiến trẻ bị nhiễm độc Paracetamol , dẫn đến suy gan, đe dọa tính mạng. Do vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc nhé!
Thuốc kháng Histamine có cơ chế hoạt động là ức chế việc giải phóng Histamine, từ đó giúp giảm thiểu các triệu chứng của bệnh cảm cúm như ho, chảy nước mũi, ngứa tai, hắt xì hay chảy nước mắt…
Trong thuốc kháng Histamine có chứa những thành phần chính như doxylamine, chlorpheniramine, brompheniramine, diphenhydramine.
Một số loại thuốc Histamine có thể gây buồn ngủ, do đó, bác sĩ thường chỉ kê loại thuốc này cho liều buổi tối.
Liều lượng sử dụng:
Thuốc kháng Histamine có khả năng gây ngộ độc nếu sử dụng quá liều lượng, khiến trẻ chán ăn, khó ngủ, nên phụ huynh không được tự ý cho trẻ uống loại thuốc này mà hãy hỏi ý kiến bác sĩ kỹ lưỡng.
Khi trẻ bị cảm cúm, trẻ sẽ thường bị ho, do đó, nếu muốn giảm tình trạng ho ở trẻ, phụ huynh có thể cho trẻ uống Codeine và dextromethorphan.
Codeine và dextromethorphan có khả năng giúp trẻ giảm thiểu triệu chứng ho, khó thở rất hiệu quả nhưng nó lại có thể gây ra tác dụng phụ như gây buồn ngủ, khó thở hoặc ngộ độc nếu dùng sai liều lượng cho phép. Do vậy, phụ huynh phải lưu ý về việc sử dụng các loại thuốc này với trẻ. Tốt nhất phải tuân thủ chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Bên cạnh cách trị cảm cúm cho trẻ và phương pháp cải thiện bệnh cảm lạnh.
Bố mẹ nên lưu ý một số điều sau khi chăm sóc con yêu:
Phụ huynh cần hiểu rõ một điều là thuốc chỉ có tác dụng giúp giảm thiểu các triệu chứng cảm của trẻ, giúp trẻ dễ chịu, thoải mái hơn, chứ không thể tiêu diệt virus gây bệnh cảm cúm. Do đó, trong quá trình cho trẻ dùng thuốc, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau.
Nếu tình trạng cảm cúm của trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm sau 1 – 2 ngày dùng thuốc, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và tìm biện pháp điều trị an toàn, hiệu quả hơn.
Khi cho trẻ dùng thuốc cảm, bạn phải chắc chắn rằng bạn hiểu rõ về thành phần, tác dụng và liều lượng phù hợp cho trẻ.
Khi đi mua thuốc, hãy nói rõ triệu chứng của trẻ với y sĩ để có thể mua các loại thuốc chuyên cho trẻ em, tránh mua nhầm thuốc cảm của người lớn.
Trường hợp trẻ có dấu hiệu sốt không giảm, đừng cho trẻ dùng thuốc mà hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay.
Nếu có thể, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ kỹ lưỡng trước khi mua thuốc cảm cho trẻ sử dụng.
Kết hợp cho bé uống thuốc và chăm sóc bé tốt.
Mặc dù việc phụ huynh băn khoăn trẻ bị cảm cúm uống thuốc gì, là hết sức cần thiết, bởi một số trường hợp, trẻ có thể điều trị tại nhà nếu bệnh chỉ ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý đến tình trạng sức khỏe của trẻ, để có thể nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu bất thường dưới đây:
Cách trị cảm cúm cho trẻ quan trọng, nhưng phương pháp phòng ngừa cũng đóng vai trò vô cùng lớn, giúp con yêu bảo vệ sức khỏe thật tốt. Để giúp bé ngừa bệnh cúm, bạn nên: