Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng 6 30, 2022
Mục Lục Bài Viết
Hội chứng đầu méo (đầu bẹt) là hiện tượng đầu bị méo, bẹt, thuôn so với hình cầu bình thường. Chúng ta có thể nhận thấy tình trạng bẹt dễ dàng ở khoảng trống phía sau hoặc một bên đầu. Hội chứng đầu bẹt thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Nó khiến đầu của bé không cân đối, bị méo mó. Đôi khi phụ huynh có thể thấy đầu của con giống hình bình hành nếu nhìn từ trên xuống.
Đầu của trẻ sơ sinh có thể thay đổi hình dạng dễ dàng vì xương sọ rất mềm. Nhất là khi bé nằm ở tư thế hoặc thường xuyên ngủ. Thông thường, hộp sọ của bé phải mất vài tháng sau sinh để trở nên cứng cáp hơn. Vậy nguyên nhân khiến trẻ bị méo đầu là gì? Trẻ bị méo đầu lớn lên có hết không?
Trước khi tìm hiểu xem trẻ bị méo đầu lớn lên có hết không, chúng ta cần biết lý do gây ra tình trạng này. Trẻ bị méo đầu có thể xuất phát từ những nguyên nhân dưới đây:
Đầu của trẻ sẽ tự điều chỉnh linh hoạt và mềm hơn trong quá trình mẹ rặn để ra ngoài được dễ dàng. Tuy nhiên, nếu mẹ phải rặn trong thời gian dài, đầu của bé có khả năng bị dài ra hoặc lệch sang một bên.
Hầu hết các bé sinh non, thiếu tháng sẽ đối mặt với nguy cơ bị méo đầu cao hơn. Lý do là vì đầu của trẻ vẫn chưa kịp hoàn thiện, mềm và yếu hơn so với trẻ được sinh đủ tháng.
Thiếu nước ối trong thai kỳ cũng có thể là nguyên nhân khiến bé bị méo đầu. Vì nước ối vốn có nhiệm vụ bảo vệ thai nhi khỏi những tác động từ bên ngoài bụng mẹ. Bên cạnh đó, vào thời điểm chào đời, nước ối sẽ giúp thai nhi làm giảm áp lực lên phần đầu.
Diện tích trong tử cung sẽ nhỏ hơn khi mang đa thai. Lúc này các bé phải phân chia chỗ cho nhau. Bụng mẹ sẽ càng chật chội khi thai nhi lớn. Trong quá trình uốn người, đạp đá,… chúng sẽ vô tình chạm vào nhau, có thể gây ra tình trạng méo đầu.
Tư thế nằm là nguyên nhân gây ra hầu hết các trường hợp trẻ bị méo đầu. Lý do là vì mẹ cho trẻ nằm trên bề mặt phẳng, gối cứng hoặc nghiêng đầu ở một phía cố định trong thời gian dài.
Trẻ bị méo đầu lớn lên có hết không? Bố mẹ đừng quá lo lắng về hình dáng đầu của bé nếu nó không phải là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm. Vì đầu của bé hoàn toàn có khả năng quay lại hình dáng ban đầu khi tiến hành điều chỉnh tư thế nằm. Bé sẽ hạn chế nằm nhiều và ngồi vững hơn khi được 6 – 8 tháng. Lúc này, hộp sọ của trẻ sẽ tự thay đổi và tiếp tục hoàn thiện sau đó.
Thắc mắc trẻ bị méo đầu lớn lên có hết không đã được giải đáp. Vậy phụ huynh phải làm sao để phòng tránh hiện tượng bẹp đầu ở trẻ? Bố mẹ hãy tham khảo một số phương pháp dưới đây:
Theo các bác sĩ, bố mẹ cần áp dụng một số phương pháp tại nhà để đổi tư thế thường xuyên cho con. Đầu bé sẽ dần tròn lại trong quá trình phát triển. Vì hộp sọ sở hữu nhiều mảnh xương ghép lại nên có khả năng tự bình chỉnh. Trong trường hợp méo đầu nghiêm trọng, nghi ngờ do bệnh lý, bạn nên đưa con đến cơ sở y tế thăm khám.
Bên cạnh câu hỏi trẻ bị méo đầu lớn lên có hết không, nhiều bố mẹ cũng thắc mắc vì chưa biết tình trạng này nguy hiểm như thế nào. Trên thực tế, hiện tượng méo đầu sẽ ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ. Nếu đầu méo nhưng không có tổn thương não thì quá trình phát triển của trẻ sẽ không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, trong trường hợp đầu bị méo kèm theo những dấu hiệu như đầu to một cách bất thường thì rất có thể trẻ đang mắc một số bệnh nguy hiểm:
Lúc này, bố mẹ cần nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế uy tín thăm khám và tiến hành chữa trị ngay.