Trẻ Bị Tiêu Chảy Cấp – Bệnh Lý Gây Tử Vong Cao

Trang chủ > Chuyên khoa > Nhi khoa > Nhi tiêu hóa, gan mật tụy và dinh dưỡng > Trẻ Bị Tiêu Chảy Cấp – Bệnh Lý Gây Tử Vong Cao

Tham vấn y khoa: Bác sĩ IRENE CHANG | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 9, 2020

Trẻ bị tiêu chảy cấp với các triệu chứng khá ồ ạt, đặc biệt là trong 48 – 72 giờ đầu bệnh khởi phát, bệnh nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí là tử vong. Bài viết sau đây bác sĩ chuyên khoa nhi sẽ cung cấp cho các phụ huynh những chi tiết cụ thể về bệnh lý và từ đó có hướng phòng ngừa chăm sóc sức khỏe trẻ tốt hơn.

Tiêu chảy cấp ở trẻ em là gì?

Tiêu chảy cấp là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm với các triệu chứng như nôn ói, mất nước, rối loạn chất điện giải nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Trẻ bị tiêu chảy cấp sẽ đi tiêu nhiều lần hơn bình thường và tính chất, màu sắc phân của trẻ cũng thay đổi như: phân lỏng như nước kèm theo đờm nhớt, đi ngoài kéo dài 14 ngày.

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp sẽ kèm theo các dấu hiệu nôn ói, đau bụng, biếng ăn và biểu hiện mất nước rõ rệt. Tình trạng mất nước nặng trẻ dễ rơi vào hôn mê và tử vong.

tre-bi-tieu-chay-cap-benh-ly-gay-tu-vong-cao
Tiêu chảy cấp ở trẻ em là căn bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm

Dấu hiện nhận biết trẻ bị tiêu chảy cấp

Dưới đây là các dấu hiệu tiêu chảy cấp ở trẻ thường gặp:

Tiêu chảy

  • Là triệu chứng hiển nhiên khi trẻ rơi vào tình trạng tiêu chảy với đạc điểm là đi phân lỏng, nhiều nước và đi nhiều lần trong ngày (từ 10 – 15  lần/ngày).
  • Phân trẻ có mùi chua, trong phân lẫn chất nhầy, có trường hợp lỵ máu lẫn nước trong phân.
trieu-chung-tieu-chay-cap-o-tre-bo-me-can-biet
Đi tiêu nhiều lần trong ngày kèm theo đau bụng là những triệu chứng tiêu chảy cấp ở trẻ

Buồn nôn, nôn

  • Triệu chứng tiêu chảy cấp trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy do virus rota hoặc do tụ cầu là nôn ói liên tục hoặc vài lần trong ngày. Triệu chứng này rất dễ khiến cơ thể trẻ bị mất nước nặng.

Chán ăn, bỏ ăn

  • Tình trạng này có thể xuất hiện sớm hoặc sau vài ngày tiêu chảy. Trẻ có thể từ chối các thức ăn thông thường hàng ngày mà chỉ thích uống nước.

Mất nước

  • Là dấu hiệu tiêu chảy cấp ở trẻ dễ nhận diện khi trẻ nôn ói quá nhiều hoặc đi tiêu liên tục.
  • Bố mẹ cần phải phát hiện sớm các triệu chứng nôn, sốt, tiêu chảy trên 6 lần, phân lỏng toàn nước, ít bù hoặc khó bù nước làm tăng nguy cơ mất nước toàn thăn tăng cao.

Da đàn hồi kém

  • Khi trẻ không được bù nước kịp thời dễ dẫn đến đến hiện tượng da nhăn thành nếp ở bụng, đùi.
  • Ngoài ra, thóp ở nhưng trẻ sơ sinh thóp sẽ lõm hơn bình thường và càng lõm hơn khi mất nước nặng.
trieu-chung-tieu-chay-cap-o-tre-bo-me-can-biet
Mắc bệnh tiêu chảy trẻ có thể bị sốt, mất nước

Các dấu hiệu khác

  • Chân tay trẻ khi bị tiêu chảy cấp nếu bị mất nước nặng sẽ lạnh, ẩm, móng tay có thể màu tím hoặc da có nổi vân tím khi trẻ bị sốc nặng.
  • Mất nước nặng sẽ khiến mạch quay rất nhanh và yếu.
  • Bên cạnh đó, trẻ thở nhanh do tăng chuyển hóa khi mất nước nặng.

Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp ở trẻ

Hệ tiêu hóa trẻ nhỏ vốn dĩ rất còn non nớt vì thế có rất nhiều tác nhân, nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể những nguyên nhân tiêu chảy cấp ở trẻ bao gồm:

  • Nhiễm virus: Các loại virus gây tiêu chảy cấp ở trẻ gồm: Virus Norwalk, Cytomegalovirus, Hepatitis. Đặc biệt là Rotavirus một nguyên nhân phổ biến của tiêu chảy cấp ở trẻ.
  • Nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng: Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy cấp do sử dụng nguồn nước ô nhiễm, nguồn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh có thể bị truyền vi khuẩn hoặc ký sinh trùng vào cơ thể.
nguyen-nhan-tre-bi-tieu-chay-thuong-gap-nhat
Rotavirus là nguyên nhân phổ biến gây tiêu cấp ở trẻ
  • Sử dụng thuốc: Khi trẻ mắc các bệnh ho cảm… thường sử dụng nhiều loại thuốc trong đó có các thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà tiêu diệt luôn các lợi khuẩn có lợi trong đường ruột, làm xáo trộn hệ vi sinh gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ.
  • Trẻ không dung nạp đường Lactose: Lactose là loại đường được tìm thấy trong sữa và các sản phẩm được làm từ sữa. Những trẻ thiếu hụt men Lactase để tiêu hóa đường Latose trong sữa không có khả năng tiêu hóa và hấp thu loại đường này. Đường Lactose ứ đọng trong ruột sẽ chuyển thành axit lactic và khiến trẻ bị tiêu chảy.
  • Dị ứng hoặc ngộ độc thức ăn: Protein trong thực phẩm là thành phần chủ yếu khiến trẻ bị dị ứng thức ăn, dẫn đến tiêu chảy. Dị ứng có thể xảy ra vài phút hoặc vài giờ sau khi trẻ ăn.
  • Chất ngọt nhân tạo: Sorbitol và mannitol – chất làm ngọt nhân tạo có trong kẹo cao su và các sản phẩm không đường khác có thể gây tiêu chảy cấp ở trẻ nếu trẻ sử dụng quá nhiều.

Cách chăm sóc trẻ khi bị tiêu chảy

Cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho trẻ là việc đầu tiên nên làm ngay lúc này. Đối với trẻ bú mẹ thì tăng cường cho trẻ bú nhiều cữ, lâu hơn bình thường, đảm bảo rằng con đã đủ lượng nước cho cơ thể.

  • Bổ sung dung dịch điện giải Oresol theo hướng dẫn trên gói hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, mẹ có thể cho con uống nước cháo loãng, nước đun sôi để nguội.
  • Cung cấp bữa ăn đầy chất dinh dưỡng tránh để trẻ bị suy dinh dưỡng sau bệnh. Chia các bữa ăn ra nhiều cữ nhỏ để trẻ dễ tiêu hóa, không để trẻ bỏ cữ.
  • Cho trẻ sử dụng đúng liều lượng thuốc uống (nếu có) theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
tre-bi-tieu-chay-cap-benh-ly-gay-tu-vong-cao
Cung cấp đủ nước cho trẻ khi tiêu chảy

Cần đưa trẻ đến viện khi có các dấu hiệu sau

  • Trẻ nôn ói nhiều mặc dù trẻ uống chậm, ít và thường xuyên.
  • Trẻ bỏ ăn trong khi vẫn còn tiêu chảy và nôn ói nhiều.
  • Đi ngoài nhiều lần, liên tục không có thể bù nước kịp.
  • Trong phân trẻ lẫn máu.
  • Tiêu chảy vẫn không giảm sau 7 ngày

Các biện pháp phòng ngừa tiêu chảy cấp ở trẻ em

  • Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời.
  • Cho ăn dặm đúng cách, hợp vệ sinh và đầy đủ các chất (đạm, béo, đường, vitamin và chất khoáng).
  • Sử dụng nguồn nước sạch đảm bảo yêu cầu vệ sinh.
  • Ăn thực phẩm sạch, an toàn, có nguồn gốc rõ ràng và được bảo quản đúng quy cách.
  • Rửa tay trước khi chuẩn bị thức ăn và cho trẻ ăn, hoặc sau khi trẻ đi tiêu.
  • Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Cho trẻ uống vaccin Rota ngừa tiêu chảy.
tre-bi-tieu-chay-cap-benh-ly-gay-tu-vong-cao
Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu để phòng trẻ bị tiêu chảy cấp
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan cần giải đáp. Hãy liên hệ đến hotline 1800 2222 để gặp các bác sĩ Đa khoa Đà Lạt Phương Nam nếu bạn cần được tư vấn!
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ