Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Tư 13, 2021
Mục Lục Bài Viết
Để tìm được cách chăm sóc và điều trị hợp lý, chúng ta cần biết nguyên nhân trẻ bỏ bú sau khi tiêm phòng, cụ thể là:
Hệ miễn dịch có khả năng nhận diện các tác nhân gây bệnh chứa trong vacxin. Từ đó, tạo ra kháng thể giúp chống lại những vi khuẩn, virus thật sự sẽ tấn công vào cơ thể trong tương lai. Khi trẻ vừa được tiêm vacxin sẽ dễ bị mất sức, mệt mỏi do hệ miễn dịch phải hoạt động cật lực để ghi nhớ các mầm bệnh. Vì thế, khiến trẻ sốt, tiêu chảy sau khi tiêm vacxin, chán ăn và bỏ bú. Đặc biệt, nếu trẻ vốn dĩ có sức đề kháng yếu, thì tình trạng bỏ bú sẽ càng nghiêm trọng vì hệ miễn dịch cần phải cố gắng làm việc vất vả hơn.
Tâm lý sợ tiêm chủng và khóc quá nhiều cũng khiến trẻ bỏ bú vì mệt mỏi. Không giống như người lớn, trẻ sẽ cảm thấy đau nhiều hơn khi tiêm ngừa, dẫn đến tâm lý sợ hãi, quấy khóc. Nhiều trường hợp, bé sẽ khóc liên tục từ lúc tiêm cho đến khi về nhà vì cảm giác đau vẫn tiếp diễn. Ngoài ra, vết tiêm có thể bị sưng tấy, khiến bé quấy khóc, đau nhức nhiều và đương nhiên biểu hiện bỏ bú sẽ xuất hiện, thậm chí kéo dài. Để hạn chế trường hợp sợ và đau khi tiêm ngừa, mẹ nên tham khảo “Cách làm giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng“.
Chúng ta vừa tìm hiểu xong nguyên nhân làm trẻ bỏ bú sau khi tiêm phòng. Vậy biểu hiện cụ thể như thế nào?
Sau khi tiêm chủng về trẻ sẽ khá mệt mỏi, vị trí tiêm có thể sưng tấy, sốt, thường quấy khóc,… từ đó dẫn đến biểu hiện chán bú, bỏ bú. Thông trường, tình trạng chán bú, bỏ bú sẽ kéo dài khoảng 1 tuần, thậm chí 10 ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ bỏ bú quá lâu mà không có cách khắc phục hiệu quả sẽ gây ra nhiều tác hại, điển hình như sụt cân, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Vậy biểu hiện trẻ bỏ bú sau khi tiêm phòng cụ thể như thế nào? Bỏ bú là hiện tượng trẻ bất ngờ không chịu bú, dù trước đó vẫn thực hiện đều đặn. Trẻ bỏ bú sau khi tiêm phòng khá phổ biến. Đặc biệt lúc trẻ được 3 tháng tuổi trở lên, vì đã nhận thức rõ sự tác động từ thế giới bên ngoài.
Bé sẽ không chịu tiếp nhận vú mẹ khi bú và cảm thấy không vui, khó chịu. Tuy nhiên, mẹ đừng nhầm lẫn hiện tượng bỏ bú với mất tập trung khi bú. Nếu bé cắn, ngậm ti nhưng vẫn chịu bú sau đó tức là chỉ đang bị mất tập trung mà thôi. Bỏ bú là khi bé đã ngưng tiếp nhận vú mẹ trong một khoảng thời gian nhất định.
Bên cạnh đó, một số mẹ cũng nhầm lẫn hiện tưởng bỏ bú với trẻ đang cai sữa. Thế nhưng, mẹ nên nhớ rằng, hiếm khi trẻ tự cai sữa trước 2 tuổi. Vì nếu cai sữa, tần suất sẽ giảm dần theo thời gian, không thể tự ngừng đột ngột.
Trên đây là biểu hiện trẻ bỏ bú sau khi tiêm phòng, mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn. Vậy cách chăm sóc và chữa trị tình trạng trẻ bỏ bú sau khi tiêm phòng như thế nào? Mẹ hãy xem tiếp bài viết để tìm câu trả lời nhé.
Sau khi tiêm ngừa cho bé xong, mẹ cần tuân thủ thật tốt những hướng dẫn chăm sóc bé tại nhà do cán bộ y tế tư vấn như: Giữ vệ sinh vị trí tiêm, cho trẻ dùng thuốc hạ sốt (nếu có), theo dõi phản ứng phụ,… Từ đó, tình trạng mệt mỏi, khó chịu, bỏ bú sẽ được cải thiện nhanh chóng khi thể trạng và tâm lý của trẻ trở lại bình thường. Một lưu ý nhỏ là để hạn chế tình trạng sốt, các mẹ thường chuyền tai nhau cách uống tía tô trước khi tiêm phòng cho bé, vậy có hiệu quả và an toàn không? Mẹ hãy tìm hiểu trong phần chia sẻ trước của Phương Nam nhé.
Tuy nhiên, khi trẻ bỏ bú sau khi tiêm phòng mẹ nên chủ động tìm cách giải quyết càng sớm càng tốt, để tránh làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Duy trì nguồn cung sữa và đảm bảo trẻ được tiếp nhận đủ lượng sữa là hai hình thức chính để cải thiện vấn đề bỏ bú, cụ thể như sau:
Trong thời gian bé bỏ bú, mẹ phải tự vắt sữa để duy trì nguồn sữa thông qua máy hút hoặc dùng tay. Hình thức vắt sữa giúp cơ hiểu vẫn cần tiết ra sữa và duy trì đều đặn để cho bé bú.
Ngoài ra, mẹ hãy thử cho trẻ bú bình hoặc bón bằng thìa để đảm bảo trẻ nhận đủ lượng sữa cần thiết cho cơ thể. Mặc dù, cả hai cách trên đều khá khó và tốn nhiều thời gian, đặc biệt là giai đoạn đầu tiên. Nhưng mẹ hãy thật kiên nhẫn thực hiện để bé nhận đủ nước và dưỡng chất cần thiết. Nhờ đó duy trì năng lượng cho hoạt động hằng ngày đến khi chịu bú lại. (Lưu ý: Những món bé không nên ăn sau khi chích ngừa)
Sau một khoảng thời gian trẻ chịu tiếp nhận sữa và mẹ vẫn có nguồn cung sữa tốt. Mẹ hãy thử cho bé bú lại.
Nếu trẻ bỏ bú quá lâu, không chịu tiếp nhận sữa dưới bất kỳ hình thức nào, khiến tình trạng sức khỏe ngày càng xấu đi. Mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ thăm khám để có chỉ định chữa trị phù hợp.
Bên cạnh những hình thức cơ bản kể trên để xử lý biểu hiện trẻ bỏ bú sau khi tiêm phòng. Mẹ hãy áp dụng thêm một số mẹo sau đây:
Áp dụng phương pháp da mẹ liền da bé và từ tốn cho bé bú.
Để trẻ không bị phân tâm, mẹ nên cho bú trong một căn phòng tối.
Mẹ hãy thật thư giãn, đừng quá căng thẳng khi cho trẻ bú.
Khi cho bú, mẹ hãy tăng cường kết nối, trò chuyện cùng trẻ.
Thay đổi bên bú cho trẻ nhưng vẫn đảm bảo tư thế thật khoa học.
Trên đây là cách chăm sóc và khắc phục tình trạng trẻ bỏ bú sau khi tiêm phòng. Bạn nên tham khảo thật kỹ trước lúc thực hiện. Ngoài ra để giúp bé nhanh chóng phục hồi sau khi tiêm vacxin, mẹ đừng bỏ qua phần chia sẻ cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm vacxin.