Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Tư 12, 2021
Mục Lục Bài Viết
Khi trẻ được tiêm vacxin, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra những phản ứng chống lại “kẻ xâm nhập” giống như đối phó với các vi khuẩn, virus thật sự. Từ đó kháng thể được sản xuất và duy trì. Sau này, nếu bị các vi khuẩn, virus tương tự như trong vacxin tấn công, kháng thể sẽ sẵn sàng chống lại, tiêu diệt và bảo vệ sức khỏe thật tốt.
Một trong những điều cần biết trước khi tiêm chủng là: “Trong quá trình tạo ra kháng thể sẽ xuất hiện những triệu chứng như vị trí tiêm bị sưng đau, đỏ, khó ngủ, chán ăn,… và có cả biểu hiện sốt nhẹ < 38,5 độ C. Triệu chứng sốt là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bỏ bú sau khi tiêm phòng. Những phản ứng này thông thường sẽ tự biến mất trong vòng vài ngày.”
Trường hợp sợ và đau trong và sau khi tiêm rất thường xuyên xảy ra, để giảm thiểu tình trạng này bạn nên tham khảo cách làm giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng đã được Phương Nam chia sẻ chi tiết.
Do đó, khi trẻ bị sốt sau khi tiêm vacxin mẹ đừng quá lo lắng, mà hãy bình tĩnh chăm sóc thật tốt. Để hạn chế tình trạng sốt, mẹ có thể áp dụng liệu pháp dân gian như cách uống tía tô trước khi tiêm phòng cho bé.
Vậy cách uống tía tô trước khi tiêm phòng cho bé mang đến hiệu quả như thế nào? Công dụng chữa bệnh từ tía tô ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
Hàm lượng dầu trong lá tía tô chiếm khoảng 40%. Trong đó sở hữu một lượng lớn Axit béo chưa bão hòa và Axit Alpha-linolenic là chủ yếu. Bên cạnh đó có 0,2% tinh dầu nguyên chất cùng Hydrocacbon, Xeton, Aldehyde, Furan,…
Chiết xuất từ lá tía tô mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Điển hình như chống dị ứng, chống viêm và trầm cảm. Ngoài lá ra, mọi bộ phận của tía tô đều có thể làm thuốc. Tía tô cũng rất lành tính vì không gây dị ứng và có thể hỗ trợ quá trình chữa trị khối u. Quả của tía tô làm long đờm, điều trị ho, cành cây giúp an thai. Riêng lá tía tô có vị cay ấm nên được dùng chữa cảm mạo, ho và trị sốt hiệu quả.
Mặc dù chưa được khoa học chứng minh nhưng nhiều mẹ đã áp dụng cách uống tía tô trước khi tiêm phòng cho bé và mang đến hiệu quả ngoài mong đợi. Triệu chứng sốt sẽ nhẹ và nhanh chóng giảm, thậm chí hoàn toàn không sốt. Bên cạnh đó, các tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin cũng được hạn chế.
Tóm lại, theo dân gian cách uống tía tô trước khi tiêm phòng cho bé mang đến những công dụng nhất định, nhưng vẫn tùy thuộc vào cơ địa. Mẹ có thể xem hướng dẫn được Phòng khám Đa khoa Phương Nam chia sẻ bên dưới và cân nhắc áp dụng nhé.
Cách uống lá tía tô trước khi tiêm vacxin cho bé được chia thành hai trường hợp theo đối tượng gồm có: Trẻ còn bú sữa mẹ và đang uống sữa công thức.
Cách 1: Mẹ hãy chọn một nắm lá tía tô tươi, đem đi rửa sạch, để ráo rồi giã nát hoặc xay nhuyễn ra. Tiếp theo, mẹ lọc lấy phần nước rồi uống. Vốn dĩ nước tía tô sẽ có mùi hăng hơi khó uống. Nên nếu mẹ không chịu được thì có thể chuyển sang áp dụng cách thứ hai.
Cách 2: Lá tía tô tươi sau khi rửa sạch, để ráo, giã nát hoặc xay nhuyễn xong, mẹ hãy cho thêm nước vào đun sôi trong vòng vài phút. Sau đó, lọc lấy phần nước uống. Khi sử dụng cách này, mẹ sẽ uống dễ dàng hơn.
Đối với cả hai phương pháp trên, mẹ hãy thực hiện từ 2 – 4 ngày trước khi đưa trẻ đi tiêm để phát huy hiệu quả cao nhất. Thông qua sữa mẹ, trẻ sẽ nhận được những dưỡng chất quan trọng từ lá tía tô.
Mẹ cần chuẩn bị 20 gam lá tía tô tươi, đem đi rửa sạch, để ráo và giã nát. Tiếp đến lọc lấy phần nước cốt rồi pha loãng với một ít nước ấm. Mỗi lần mẹ nên cho bé uống khoảng 2,5 ml là hợp lý (tương đương nửa muỗng cà phê) và thực hiện liên tiếp 3 ngày. Tuy nhiên, mẹ cần thận trọng khi cho bé uống trực tiếp. Vì có thể cơ địa trẻ không phù hợp với thành phần của tía tô.
Ngoài ra, một số mẹ truyền tai nhau cách đắp lá tía tô tươi giã nát để giúp trẻ ngừa bị sốt. Trên đây là cách uống lá tía tô trước khi tiêm phòng cho bé, mẹ hãy tham khảo thật kỹ khi thực hiện. Vậy còn quan điểm của bác sĩ về các phương pháp này như thế nào?
Theo bác sĩ, lá tía tô từ lâu mang đến công dụng tốt trong việc hỗ trợ tiêu hóa, hô hấp, giải cảm, giảm đau, hạ sốt. Tuy nhiên, cách uống tía tô trước khi tiêm phòng cho bé để hạn chế triệu chứng sốt vẫn chưa được khoa học chứng minh. Vì thế, bạn có thể áp dụng nhưng phải thật thận trọng. Tốt nhất mẹ nên cho bé uống nước tía tô với lượng ít trước, để kiểm tra cơ địa có phù hợp hay không.
Đối với cách đắp lá tía tô giảm sốt cũng tương tự, chưa có kiểm chứng nào cụ thể về phương pháp này. Đặc biệt, mẹ tuyệt đối không nên đắp lá tía tô lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm.
Ngoài cách dùng lá tía tô thì các mẹ còn truyền tai nhau cách dùng miếng hạ sốt, vậy có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm? Theo khuyến cáo của bác sĩ thì không nên mẹ nhé vì làm cản trở tuần hoàn máu tại vị trí tiêm, làm cản trở quá trình vệ sinh vết tiêm, có thể gây nhiễm trùng và dẫn đến dị ứng tại vết tiêm rất nguy hiểm.
Bên cạnh cách uống tía tô trước khi tiêm phòng cho bé, mẹ nên lưu ý một số điều sau đây để tránh sốt, giảm sốt hiệu quả:
Cho bé mặc quần áo rộng rãi, có chất liệu thoáng mát.
Nếu muốn dùng phương pháp dân gian giúp trẻ hạ sốt, mẹ cần nghiên cứu thật kỹ. Và thận trọng khi áp dụng.
Mẹ nên bổ sung nước hoặc cho bé bú thường xuyên hơn kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Nếu bé sốt cao hơn 38,5 độ C và quấy khóc. Mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt thông thường được chỉ định của bác sĩ.
Trong trường hợp trẻ gặp một số dấu hiệu bất thường như sốt cao hơn 39 độ C, tím tái, co giật, khó thở hoặc có biểu hiện suy giảm chức năng cơ quan thận, gan, tim, tuần hoàn, hô hấp,… Mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất thăm khám.
Tiêm vacxin rất quan trọng vì giúp bé ngăn ngừa bệnh, bảo vệ sức khỏe tuy nhiên vacxin cũng có một số tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế để hạn chế tác dụng phụ, mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm vacxin.