Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 18, 2021
Mục Lục Bài Viết
Sau khi tiêm ngừa cho trẻ về bị sốt là biểu hiện thường gặp. Phản ứng này cho thấy hệ miễn dịch đã ghi nhớ và cơ thể đáp ứng với vacxin để bảo vệ bé nếu trong tương lai gặp tác nhân gây bệnh thật. Thông thường, sau tiêm khoảng 1 – 2 ngày đầu bé sẽ bị sốt nhẹ và nhanh chóng tự khỏi mà không cần sử dụng liệu pháp điều trị đặc hiệu, nên bố mẹ đừng quá lo lắng.
Trong trường hợp trẻ sốt trên 38 độ C, gia đình có thể dán miếng hạ sốt lên trán hoặc cho dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Bố mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám ngay khi sốt cao kéo dài quá 3 ngày nhưng không khỏi, dù đã dùng thuốc.
Uống gì cho trẻ đi tiêm không sốt, giảm đau? Có rất nhiều cách và mẹo hay giúp trẻ hạ sốt, hạn chế đau đớn khi tiêm vacxin, cụ thể như sau:
Cách hiệu quả để giúp trẻ ít khóc, hạn chế đau đớn khi tiêm là cho bú trước, trong và sau tiêm, đồng thời ôm con yêu vào lòng. Khoa học đã chứng minh cơ thể sẽ tiết ra Hormone hạnh phúc Oxytocin khi được ôm ấp, vì thế mẹ hãy áp dụng để trẻ bớt đau lúc chủng ngừa vacxin. Ngoài ra, bố mẹ đừng quên dỗ dành để bé an tâm và hợp tác hơn khi tiêm.
Bên cạnh đó, để tăng cường sức đề kháng, bé cần bú nhiều hơn sau khi chủng ngừa. Nếu trẻ không còn bú mẹ, bạn có thể cho con yêu dùng nước súp, nước hoa quả, nước đun sôi để nguội,…
Phụ huynh cũng nên lưu ý thêm một số biện pháp hạ sốt, giảm đau khác điển hình như:
Nước tía tô là một mẹo dân gian hay mẹ có thể áp dụng. Theo Đông y, tía tô được xem như vị thuốc mang đến khả năng hạ sốt, giải độc, giải cảm, trừ phong hàn,… và cũng rất lành tính.
Trong trường hợp bé vẫn còn bú mẹ, chị em hãy mua khoảng 10 ngọn lá tía tô, rửa sạch và ăn sống. Sau khi trẻ chủng ngừa, mẹ nên tăng cường cho bú. Những dưỡng chất trong lá tía tô sẽ được truyền sang sữa và phát huy tác dụng với bé.
Nếu bé đã không còn bú mẹ, chị em nên thực hiện theo cách khác. Đầu tiên hãy mua một nắm lá tía tô tươi, bỏ phần sâu úa, rửa sạch và để ráo. Tiếp đến giã nhuyễn lá tía tô chắt lấy nước. Sau đó, pha loãng cùng một chút nước ấm và cho bé dùng.
Vậy uống gì cho trẻ đi tiêm phòng không sốt, giảm đau nữa ngoài nước tía tô? Nước đậu đen hoặc sắn dây cũng là một sự lựa chọn tốt, mẹ hãy thử áp dụng nhé.
Thắc mắc uống gì cho trẻ đi tiêm phòng không sốt, giảm đau đã được giải đáp. Tiếp theo, Đa khoa Phương Nam sẽ chia sẻ thêm một số lưu ý khác khi tiêm ngừa để giúp bé không bị sốt, hạn chế đau nhức, cụ thể là:
Cần chọn cơ sở tiêm chủng uy tín
Lựa chọn cơ sở chủng ngừa là bước vô cùng quan trọng, vì quyết định hiệu quả của vacxin, đồng thời giúp bé ít sốt, giảm đau, không quấy khóc. Để lựa chọn địa điểm tiêm ngừa uy tín, mẹ nên dựa theo các tiêu chí sau:
Tiêm phòng vào buổi sáng
Trên thực tế việc tiêm vacxin cho trẻ vào buổi sáng hay chiều đều mang đến hiệu quả như nhau. Tuy nhiên, mẹ nên đưa trẻ đến chủng ngừa vào buổi sáng. Vì nếu có phản ứng phụ xảy ra sẽ nhanh chóng được xử lý ngay trong ngày, giúp trẻ giảm bớt cảm giác đau đớn, nóng sốt.