Tham vấn y khoa: Bác sĩ IRENE CHANG | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng hai 19, 2020
Mục Lục Bài Viết
Theo thống kê của Bộ Y Tế, trẻ được tiêm ngừa đúng lịch trình và đầy đủ sẽ đạt 90% hiệu quả ngăn ngừa bệnh, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh thì khả năng phòng bệnh cao hơn rất nhiều. Để con có được sức khỏe tốt thì việc tiêm phòng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, trẻ bị tiêu chảy có tiêm phòng được không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Trẻ đi ngoài có tiêm phòng được không với trường hợp nhẹ? Nếu trẻ đi ngoài ít lần trong ngày, không có dấu hiệu sốt, nôn hoặc đau bụng dữ dội, phân đặc,… tức là con yêu chỉ bị rối loạn tiêu hóa tạm thời. Lúc này, trẻ vẫn nên tiêm ngừa đầy đủ như bình thường, để phòng bệnh một cách hiệu quả. Các triệu chứng bệnh sẽ không trở nặng do vacxin, tuy nhiên sẽ gây ra một vài phản ứng phụ như đau nhứt hoặc sốt nhẹ ở nơi tiêm.
Nếu mẹ vẫn chưa an tâm, có thể liên hệ với bác sĩ để kiểm tra tình hình sức khỏe của con và nhận chỉ định chủng ngừa chính xác. Tại nhà, mẹ nên lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ, chỉ cho con dùng thực phẩm được nấu chín, uống nước nóng để nguội. Nếu bé còn bú mẹ, bạn cần đảm bảo khẩu phần ăn của mình sao cho khoa học, tránh đồ tái, nhiều dầu mỡ,…
Trẻ đi ngoài có tiêm phòng được không với trường hợp nặng? Nếu trẻ đi ngoài 3 lần/ngày, kèm dấu hiệu đau bụng dữ dội, nôn, sốt, phân lỏng,… có thể đang bị tiêu chảy cấp. Theo khuyến cáo từ Bộ Y Tế, không nên tiêm phòng cho trẻ bị nhiễm trùng cấp hoặc tiêu chảy cấp.
Việc cần làm ngay lúc này là đưa con đến bác sĩ thăm khám gấp. Sau này trẻ vẫn được tiêm phòng như bình thường khi đã khỏi bệnh. Mẹ tránh tự ý mua thuốc cho con dùng hoặc áp dụng các mẹo dân gian chưa qua kiểm chứng khi bé có biểu hiện tiêu chảy cấp. Vì có thể khiến tình trạng bệnh thêm nặng.
Ngoài tiêu chảy, bé còn có thể bị ho, sổ mũi, nóng, …. vậy trẻ đang ốm có nên tiêm phòng? Tùy vào mỗi trường hợp mà sẽ có cách xử lý khác nhau vì thế Phương Nam đã chia sẻ chi tiết ở nội dung trước, bạn có thể tham khảo nếu cần. Hoặc bạn có thể tham khảo từng trường hợp cụ thể thường gặp: “Bị viêm phế quản có tiêm phòng được không?”, “Trẻ đang uống siro ho có tiêm phòng được không?”, “Trẻ uống thuốc kháng sinh có tiêm phòng được không?” hay “Trẻ uống thuốc hạ sốt có tiêm phòng được không“.
Vậy trẻ bị đi tướt có tiêm phòng được không? Tình trạng tướt ở trẻ sơ sinh không phải hiếm gặp. Nếu con bị tướt trước lúc chủng ngừa, mẹ nên thông báo đầy đủ với bác sĩ trong quá trình khám sàng lọc. Tùy theo mức độ nhẹ hay nặng, bác sĩ sẽ có chỉ định tiêm cụ thể.
Sau khi tìm hiểu trẻ đi ngoài có tiêm phòng được không. Chúng ta cần biết thêm những trường hợp không được chủng ngừa vacxin và các thông tin có liên quan.
Vacxin thực chất là chế phẩm có nguồn gốc từ chính các vi sinh vật gây bệnh, sau đó được đưa vào cơ thể người để tự tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động và tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh. Vacxin cơ bản là mầm bệnh. Khi chủng ngừa, nếu người được tiêm không tự sinh ra kháng thể thì nguy cơ mắc bệnh rất cao. Vì thế, bác sĩ khuyến cáo chỉ nên tiêm phòng khi cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh.
Do đó, trẻ đi ngoài có tiêm phòng được không cần được kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng và tùy vào chỉ định của bác sĩ khi thăm khám.
Bác sĩ nhi khoa khuyến cáo những trường hợp trẻ không nên tiêm vacxin:
Hiện nay, vacxin được phân thành 5 loại chính gồm có:
Một số vi khuẩn tiết ra ngoại độc tố gây hại cho cơ thể. Do đó, khi điều chế vacxin, chúng ta làm mất độc tính nhưng vẫn giữ kháng nguyên. Khi hệ miễn dịch tiếp nhận vacxin, cơ thể sẽ tiết ra kháng thể nhằm mục đích trung hòa độc tố, đến khi mầm bệnh thật sự xâm nhập thì đã sẵn sàng để đối phó. Ví dụ như vacxin uốn ván, bạch hầu,…
Vacxin bất hoạt được sản xuất từ vi sinh vật gây bệnh đã chết. So với những loại vacxin vi sinh vật còn sống, vacxin bất hoạt an toàn hơn nhiều. Vì một khi mầm bệnh đã chết sẽ không có khả năng đột biến trở lại và gây hại. Cơ thể được kích thích đáp ứng miễn dịch nhờ các kháng nguyên chủ yếu tạo tính lạ.
Tuy nhiên, phải tiêm nhắc lại vacxin bất hoạt nhiều lần vì khả năng đáp ứng miễn dịch yếu hơn vacxin sống. Do đó, người dân sống ở vùng không có điều kiện về y tế sẽ gặp khó khăn, bất lợi hoặc dễ quên lịch chủng ngừa. Ví dụ như vacxin viêm não Nhật Bản, bại liệt, tả, thương hàn,…
Vacxin được sản xuất từ vi sinh vật nhưng khả năng gây bệnh đã được giảm hoặc làm mất đi. Vì là vacxin sống nên đáp ứng miễn dịch khá mạnh và toàn diện tương tự như có vi sinh vật thật xâm nhập vào cơ thể. Nhờ đó, hiệu quả của vacxin được duy trì lâu dài, chỉ cần tiêm 1 hoặc 2 mũi là đủ. Ví dụ như vacxin sởi, thương hàn, BCG sống ngừa lao,…
Người ta tách chiết một phần cơ thể của vi sinh vật gây bệnh để sản xuất ra vacxin. Vacxin tách chiết cũng được đánh giá là khá an toàn cho người được tiêm. Ví dụ như vacxin phế cầu, khuẩn màng não,…
Các nhà khoa học dùng gen của mầm bệnh cấy vào sinh vật vô hại, bằng công nghệ sinh học tiến hành tạo ra vacxin. Ví dụ như vacxin thương hàn, tả,…
Dựa trên những thông tin về vacxin vừa được chia sẻ, chúng ta sẽ có các trường hợp chống chỉ định hoặc phải hoãn chủng ngừa, cụ thể như sau:
Bên cạnh việc quan tâm trẻ đi ngoài có tiêm phòng được không, thì bố mẹ cần lưu ý một số điều sau: