[Giải Đáp] Tiêm Ngừa Cho Trẻ Sơ Sinh Ở Đâu?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > [Giải Đáp] Tiêm Ngừa Cho Trẻ Sơ Sinh Ở Đâu?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Tư 8, 2021

Tiêm ngừa cho trẻ sơ sinh ở đâu là thắc mắc của rất nhiều mẹ khi có con nhỏ. Vì thế, Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ giúp bạn trả lời trong bài viết này. Đồng thời để giúp mẹ tiêm phòng cho bé hiệu quả, an toàn, Phương Nam sẽ thông tin đến mẹ lịch tiêm chủng cụ thể và cách chăm sóc bé khi tiêm ngừa.

Tại sao trẻ sơ sinh cần tiêm vacxin?

Trước khi giải đáp thắc mắc tiêm ngừa cho trẻ sơ sinh ở đâu, chúng ta hãy tìm hiểu tiêm ngừa cho trẻ để làm gì nhé.

Trẻ sơ sinh có hệ thống miễn dịch non yếu dễ bị các tác nhân gây bệnh xâm nhiễm, đặc biệt là khi suy dinh dưỡng, biếng ăn,… Ngày nay, điều kiện thời tiết, môi trường, khí hậu thường xuyên thay đổi, do đó các loại dịch bệnh có nguy cơ phát triển cao. Một khi bị dịch bệnh tấn công sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé, thậm chí dẫn đến tử vong. Ngoài ra, các dịch bệnh đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến vô cùng phức tạp.

Thế nhưng, khả năng của nền y học hiện đại vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thể chữa trị được hết tất cả các loại dịch bệnh. Vì thế, trẻ sơ sinh cần được tiêm vacxin đầy đủ theo đúng phác đồ, để bảo vệ sức khỏe trọn đời. Vacxin mang đến nhiều lợi ích, kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh hiệu quả. Từ đó, giúp trẻ khỏe mạnh hơn, tránh được các bệnh truyền nhiễm, nâng cao khả năng phát triển thể chất và trí tuệ.

tiem-ngua-cho-tre-so-sinh-o-dau-1
Tiêm vacxin giúp trẻ khỏe mạnh hơn

Trẻ sơ sinh như thế nào thuộc đối tượng chống chỉnh định hoặc trì hoãn tiêm vacxin?

Câu hỏi tại sao trẻ sơ sinh cần tiêm vacxin đã được giải đáp. Mẹ hãy tiếp tục tham khảo những trường hợp chống chỉ định và trì hoãn tiêm vacxin cho bé được liệt kê dưới đây:

Trường hợp chống chỉ định

  • Trẻ có tiền sử phản ứng nặng khi tiêm liều vacxin trước đó như khó thở, tím tái, sốt cao trên 39 độ C, co giật,…
  • Trẻ không được tiêm vacxin sống giảm độc lực khi bị suy giảm miễn dịch (do bệnh lý bẩm sinh, suy giảm miễn dịch nặng hoặc nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng IV).
  • Trẻ có mẹ bị nhiễm HIV không được điều trị dự phòng tốt, thì chống chỉ định tiêm vacxin BCG.
  • Những trường hợp chống chỉ định khác cho nhà sản xuất vacxin khuyến cáo.

Trường hợp trì hoãn tiêm chủng

  • Trẻ mắc phải một số bệnh mãn tính, nhiễm trùng.
  • Khi đo nhiệt độ ở nách, trẻ sốt ≥ 37,5 độ C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5 độ C.
  • Tạm hoãn tiêm vacxin cho trẻ đã dùng các sản phẩm Globulin trong vòng 3 tháng (ngoại trừ huyết thanh viêm gan B).
  • Trẻ đang hoặc mới vừa kết thúc điều trị Corticoid (tiêm, uống) với liều cao (Prednisone ≥ 2 mg/kg/ngày), xạ trị, hóa trị trong vòng 14 ngày.
  • Cân nặng của trẻ sơ sinh dưới 2000 gam.
  • Nhà sản xuất có hướng dẫn tạm hoãn tiêm chủng cho từng trường hợp cụ thể.
tiem-ngua-cho-tre-so-sinh-o-dau-2
Trẻ bị sốt cao sẽ phải hoãn tiêm vacxin

Trên đây là các trường hợp chống chỉ định hoặc trì hoãn tiêm chủng. Mẹ hãy tham khảo khi tiêm vacxin cho trẻ. Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cần tiêm ngừa cho trẻ sơ sinh ở đâu nhé.

Tiêm ngừa cho trẻ sơ sinh ở đâu an toàn, hiệu quả?

Để bảo vệ sức khỏe bé tốt nhất, mẹ cần các loại vacxin nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng và các loại vacxin nằm ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng. Để hiểu hơn về sự khác biệt của 2 loại này, bạn có thể tham khảo so sánh tiêm chủng mở rộng và dịch vụ. Còn bây giờ chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu tiêm ngừa cho trẻ sơ sinh ở đâu an toàn và hiệu quả?

Địa điểm tiêm chủng mở rộng cho bé

Lịch tiêm chủng mở rộng

Giai đoạn từ 0 đến 4 tháng tuổi:

Độ tuổi Vacxin đang sử dụng
Sơ sinh Tiêm vacxin phòng bệnh viêm gan B mũi 0 cho trẻ trong 24 giờ đầu tiên sau sinh.
Tiêm vacxin BCG để phòng bệnh lao.
2 tháng Tiêm vacxin 5 trong 1 để phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, Hib (mũi 1).
Uống vacxin phòng bệnh bại liệt lần 1.
3 tháng Tiêm vacxin 5 trong 1 để phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, Hib (mũi 2).
Uống vacxin phòng bệnh bại liệt lần 2.
4 tháng Tiêm vacxin 5 trong 1 để phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, Hib (mũi 3).
Uống vacxin phòng bệnh bại liệt lần 3.

Giai đoạn từ 9 tháng đến 10 tuổi:

Độ tuổi Vacxin đang sử dụng
9 tháng Tiến hành tiêm mũi 1 vacxin sởi.
18 tháng Tiêm vacxin 5 trong 1 để phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, Hib (mũi 4).
Tiêm vacxin phòng bệnh sởi và Rubella (MR).
Từ 12 tháng Tiêm mũi 1 vacxin viêm não Nhật Bản.
Tiêm mũi 2 vacxin viêm não Nhật Bản (sau mũi 1 hai tuần).
Tiêm mũi 3 vacxin viêm não Nhật Bản (sau mũi 2 một năm).
Từ 2 đến 5 tuổi Đối với vùng có nguy cơ cao, uống vacxin tả lần 1.
Tiến hành uống vacxin tả lần 2 sau lần một 2 tuần.
Từ 3 đến 10 tuổi Tiêm 1 mũi duy nhất vacxin thương hàn (cho vùng có nguy cơ cao).

Địa điểm tiêm

Tiêm ngừa cho trẻ sơ sinh ở đâu đối với chương trình tiêm chủng mở rộng? Đáp án chính là tại các trạm y tế xã (phường) trên toàn quốc. Ngay cả khi bạn không có hộ khẩu thường trú tại địa phương, chỉ tạm trú nhưng vẫn có thể đăng ký tiêm chủng miễn phí cho con. Tuy nhiên, mẹ cần mang theo phiếu/sổ tiêm chủng của bé, khai báo chi tiết các mũi đã tiêm. Từ đó, cán bộ y tế có chỉ định phù hợp nhất với phác đồ được khuyến cáo.

Trên đây là lịch và địa điểm tiêm cho trẻ theo chương trình tiêm chủng mở rông. Vậy tiêm ngừa cho trẻ ở đâu khi vacxin nằm ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng? Hãy tiếp tục tìm hiểu nhé.

tiem-ngua-cho-tre-so-sinh-o-dau-3
Trẻ cần tiêm đủ mũi như lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng

Địa điểm tiêm vacxin ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng cho bé

Lịch tiêm ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng

  • Tiêm vacxin ngăn ngừa bệnh viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản,…. do vi khuẩn Hib gây ra. Khi trẻ được 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng tiêm lần lược các mũi 1, 2, 3. Sau 1 năm thì tiến hành tiêm nhắc lại mũi thứ 4.
  • Tiêm phòng bệnh sởi, quai bị, Rubella với phác đồ gồm 2 mũi. Lúc trẻ 12 – 15 tháng tiêm mũi thứ nhất. Khi trẻ được 4 – 6 tuổi tiến hành tiêm mũi thứ hai nhắc lại.
  • Vacxin thủy đậu được chỉ định tiêm cho trẻ gồm có 2 mũi. Khi trẻ 12 – 15 tháng tiêm mũi thứ nhất. Sau 4 – 8 tuần tiêm mũi thứ hai nhắc lại (tùy loại vacxin).
  • Đối với vacxin phòng bệnh viêm não Nhật Bản B, trẻ cần được tiêm đúng 2 liều cơ bản theo phác đồ vào lúc 12 – 15 tháng tuổi. Trẻ em từ 9 tháng tuổi có thể tiêm 1 đến 2 liều tùy theo lứa tuổi.
  • Trẻ sẽ cần tiêm đủ 2 liều vacxin phòng ngừa viêm não do mô cầu nhóm B+C khi được 6 tháng tuổi trở lên. Mũi nhắc lại cách mũi 1 khoảng 6 – 8 tuần.
  • Cần tiêm 1 liều 0,25 ml vacxin phòng bệnh cúm cho trẻ từ 6 – 35 tháng tuổi mỗi năm. Trẻ trên 36 tháng sẽ tiêm 1 liều 0,5 ml/năm. Nếu trẻ nhỏ hơn 8 tuổi chưa mắc bệnh cúm hoặc không được tiêm chủng trước đây, sẽ tiêm thêm liều 2 sau 4 tuần. Mỗi năm cần tiêm nhắc lại để vacxin phát huy tối ưu hiệu quả.
  • Trẻ trên 1 tuổi cần tiêm mũi 1 vacxin viêm gan A. Sau 6 – 12 tháng tiến hành tiêm mũi thứ 2.
  • Trẻ từ 3 – 10 tuổi tiêm 1 mũi vacxin duy nhất để phòng bệnh thương hàn và nhắc lại sau mỗi 3 năm.
  • Để phòng bệnh tiêu chảy do virus Rota, trẻ cần được tiêm vacxin theo đúng phác đồ lúc 2 – 6 tháng tuổi. (Tham khảo: Vacxin ngừa tiêu chảy)
  • Bé gái từ 9 tuổi trở lên nên tiêm vacxin ngừa HPV để phòng bệnh ung thư cổ tử cung. Mũi 2 tiêm sau mũi 1 khoảng 2 tháng và tiêm nhắc lại mũi 3 sau 6 tháng. (Tham khảo chi tiết: chích ngừa ung thư cổ tử cung cho bé gái).

Địa điểm tiêm

Tiêm ngừa cho trẻ sơ sinh ở đâu đối với vacxin nằm ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng? Mẹ hãy đưa bé đi tiêm dịch vụ tại những cơ sở y tế ngoài công lập, điển hình như Phòng khám Đa khoa Phương Nam đảm bảo được các tiêu chí sau:

  • Là địa điểm uy tín được Bộ Y Tế cấp phép hoạt động.
  • Có nguồn gốc vacxin rõ ràng, chất lượng, bảo quản trong điều kiện tiêu chuẩn.
  • Bác sĩ trực tiếp thăm khám và tiêm vacxin.
  • Quy trình tiêm chủng đạt chuẩn, đầy đủ các bước được Bộ Y Tế ban hành.
  • Chi phí công khai, minh bạch, không phát sinh thêm.
tiem-ngua-cho-tre-so-sinh-o-dau-da-khoa-phuong-nam
Trẻ tiêm chủng tại Phòng khám Đa khoa Phương Nam

Câu hỏi tiêm ngừa cho trẻ sơ sinh ở đâu đã được giải đáp. Và bạn có thể tham khảo bảng giá tiêm vacxin cho trẻ của Phương Nam ở bài trước hoặc tiếp tục theo dõi bài viết để biết cách chăm sóc bé khi tiêm vacxin các mẹ nhé!

Cách chăm sóc bé sơ sinh khi đi tiêm vacxin

Khi đã biết tiêm ngừa cho trẻ sơ sinh ở đâu, trong quá trình chăm sóc mẹ cần lưu ý thêm một số điều sau:

Để chuẩn bị đi tiêm mẹ cần cho bé bú ăn vừa phải (không quá no, cũng không để bé đói), vệ sinh bé sạch sẽ, khuyến khích để bé mặc quần áo thoáng mát. Và đừng quên mang đầy đủ hồ sơ, đặc biệt là sổ tiêm chủng của bé.

Mẹ hãy khai báo đầy đủ tình trạng sức khỏe của trẻ, các vacxin đã tiêm khi bác sĩ khám sàng lọc. Hỗ trợ giữ bé đúng tư thế khi tiêm chủng.

Cùng trẻ ở lại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi tình trạng sức khỏe, tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24h. Nếu có phản ứng bất thường, cần gọi ngay cho cán bộ y tế kịp thời xử lý.

Sau khi tiêm sẽ có một số phản ứng phụ bình thường như: đau và sưng vị trí tiêm, sốt dưới 39 độ C. Vết đau và sưng tại vị trí tiêm có thể tự khỏi trong vòng 6 – 8 tiếng, để giúp bé giảm đau sau khi tiêm phòng mẹ có thể chườm lạnh tại vị trí tiêm. Khi bé sốt dưới 38 độ C mẹ có thể dùng các phương pháp hạ nhiệt, trên 38 độ C thì nên dùng thuốc hạ sốt.

Nếu trẻ có những triệu chứng như sốt cao (trên 39 độ C), quấy khóc kéo dài, co giật, bỏ bú, chán ăn, khó thở, tím tái, vị trí tiêm bị sưng đỏ lan rộng,… cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất thăm khám.

Khi về nhà, mẹ hãy cho bé bú, ăn uống đầy đủ. Bên cạnh đó, giúp trẻ giữ vệ sinh và tránh chạm vào vị trí tiêm. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ (nếu có). Không tự ý đắp bất kì thứ gì lên vết tiêm.

tiem-ngua-cho-tre-so-sinh-o-dau-4
Mẹ nên cho bé bú đầy đủ sau khi tiêm chủng

Thắc mắc tiêm ngừa cho trẻ sơ sinh ở đâu đã được Phòng khám Đa khoa Phương Nam giải đáp. Nếu còn câu hỏi khác cần tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 633 698 nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người