Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tư 8, 2021
Mục Lục Bài Viết
Sau khi tiêm chủng, thông thường sẽ xuất hiện một số phản ứng phụ theo cấp độ nhẹ, vừa và nặng. Phản ứng phụ cho thấy hệ miễn dịch của cơ thể đã đáp ứng lại các vacxin nhưng cũng tiềm tàng một số biến chứng nguy hiểm. Cấp độ nhẹ và vừa bao gồm sưng và đau chỗ tiêm, sốt nhẹ, còn nặng là hội chứng sốc nhiễm độc và phản ứng phản vệ (thường rất hiếm gặp). Như thế sốc phản vệ là phản ứng phụ nặng nhất, nguy hiểm nhất cần lưu ý.
Phản vệ là một phản ứng tiêm vacxin bị dị ứng nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng nếu quá nặng và không được điều trị kịp thời. Hệ thống miễn dịch của cơ thể giải phóng ra các chất hóa học, có thể khiến bệnh nhân bị phản ứng phản vệ.
Khi có tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch đóng vai trò sản xuất ra các loại kháng thể đặc hiệu để chống lại. Nếu tác nhân có hại thì phản ứng này vô cùng hữu ích. Tuy nhiên, hệ thống miễn dịch của một số người phản ứng thái quá với cả tác nhân hoàn toàn vô hại, sẽ khiến cơ thể gặp nguy hiểm.
Sốc phản vệ khi tiêm vacxin là do phản ứng dị ứng của cơ thể với những thành phần của vacxin, điển hình như:
Những tác nhân thường gặp nhất gây ra phản ứng dị ứng tức thì là Latex, Protein từ trứng và Gelatine.
Sau khi đã tìm hiểu sốc phản vệ khi tiêm vacxin là gì, chúng ta hãy cùng xem các dấu hiệu để nhận biết nhé.
Sốc phản vệ là phản ứng nguy hiểm nhất khi tiêm vacxin cho trẻ em. Có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Cơn suy tuần hoàn cấp là biểu hiện của sốc phản vệ, thông qua các triệu chứng như mạch nhanh, chân tay lạnh, khó thở, huyết áp tụt hoặc kẹt, co thắt thanh quản, tiêu chảy, co rút cơ thành bụng, da xanh,…
So với trẻ em, người lớn ít bị sốc phản vệ hơn, sau khi tiêm vacxin phản ứng thường gặp là mệt mỏi. Hiếm khi xảy ra các cơn giảm trương lực cơ, nếu có thì phải sau 2 – 4 giờ. Trong trường hợp bị phản ứng nặng khi tiêm vacxin, không được theo dõi ở nhà, mà phải chăm sóc và chữa trị tại bệnh viện.
Bên cạnh các những phản ứng tức thời sau khi tiêm vacxin đặc biệt là sốc phản vệ. Bất kỳ biểu hiện bất thường nào cũng cần được ghi nhận và báo cáo cho cơ quan y tế.
Ngoài sốc phản vệ, tiêm vacxin bị áp xe cũng là tác dụng phụ nguy hiểm, bạn cần lưu ý.
Bên cạnh các dấu hiệu nhận biết, về mặt lý thuyết cần điều trị sốc phản vệ khi tiêm vacxin như sau:
Nếu còn đang tiêm vacxin, nên dừng lại ngay. Cho bệnh nhân nằm tại chỗ.
Dùng thuốc Adrenaline để chống sốc phản vệ. Cụ thể là Adrenaline dung dịch 1/1.000, loại ống 1 ml = 1 mg và tiến hành tiêm dưới da ngay khi bệnh nhân bị sốc phản vệ.
Duy trì tiêm Adrenaline đúng liều như trên trong 10 – 15 phút/lần, cho đến khi huyết áp của trẻ trở lại bình thường.
Ủ ấm cho người bệnh, điều chỉnh tư thế đầu thấp chân cao và theo dõi huyết áp 10 – 15 phút/lần. Hãy cho người bệnh nằm nghiêng nếu bị nôn.
Nếu người bệnh bị đe dọa tử vong do sốc quá nặng, bên cạnh đường tiêm dưới da, có thể tiêm thêm Adrenaline dung dịch 1/10.000 (pha loãng 1/10) thông qua tĩnh mạch, màng nhẫn giáp hoặc ống nội khí quản.
Tùy theo mức độ khó thở có thể áp dụng một số cách sau:
Tiến hành truyền tĩnh mạch chậm: Terbutaline 0,2 microgram/kh/phút hoặc Aminophylline 1 mg/kg/giờ. Có thể dùng Terbutaline 0,2 ml/10kg ở trẻ em, 0,5 mg hoặc 1 ống dưới da cho người lớn. Sau 6 – 8 giờ nếu vẫn còn khó thở thì tiêm lại. Xịt họng bằng Salbutamol, Terbutaline mỗi lần 4 – 5 nhát bóp và thực hiện 4 – 5 lần/ngày.
Nhằm duy trì huyết áp, thiết lập một đường truyền tĩnh mạch Adrenaline. Bắt đầu bằng 0,1 microgram/kg/phút và điều chỉnh tốc độ theo huyết áp.
Hydrocortisone Hemisuccinate 5 mg/kg/giờ để tiêm tĩnh mạch (ở tuyến cơ sở có thể tiêm bắp). Nếu sốc nặng dùng liều cao hơn (gấp 2 – 5 lần).
Ở người lớn dùng 1 – 2 lít Natri Clorua 0,9%. Đối với trẻ em không quá 20 ml/kg. Tiêm bắp hay tĩnh mạch bằng 1 – 2 mg Diphenhydramine.
Nếu dị nguyên qua đường tiêu hóa uống than hoạt 1g/kg. Băng ép chi phía trên vị trí tiêm.
Lưu ý: Tùy vào tình trạng của bệnh nhân và điều kiện trang thiết bị, bác sĩ sẽ có cách xử lý phù hợp nhất. Hướng dẫn điều trị sốc phản vệ khi tiêm vacxin vừa kể trên chỉ mang tính chất lý thuyết và tham khảo mà thôi.
Nếu đã biết được cách điều trị sốc phản vệ khi tiêm vacxin, bạn cần tìm hiểu thêm nguyên nhân gây sốc phản vệ nhé.
Hệ miễn dịch sẽ sản xuất ra nhiều kháng thể đặc hiệu, để chống lại những chất lạ khi đi vào cơ thể. Đối với các chất gây hại thì phản ứng trên là rất hữu hiệu. Trong một số trường hợp khác, hệ miễn dịch quá mẫn cảm, nên phản ứng với những chất vô hại như thức ăn,… khi đó hiện tượng dị ứng sẽ xuất hiện vì hệ miễn dịch khởi động phản ứng hóa học.
Nguyên nhân dễ gây ra sốc phản vệ là truyền dịch, thuốc tiêm, thuốc uống, nọc côn trùng và thức ăn. Bị mất máu nhiều, cơ thể bị dập nát do chấn thương,… cũng là lý do thường gặp gây sốc phản vệ.
Dùng thuốc kháng sinh, giãn cơ, gây mê, gây tê, giảm đau chống viêm cũng có thể bị sốc phản vệ. Nọc ong rất dễ gây sốc phản vệ. Đối với nguyên nhân sốc phản vệ do thức ăn thì trứng, hải sản, lạc,… mang đến nguy cơ cao nhất.
Nếu đã tìm ra nguyên nhân dẫn đến sốc phản vệ khi tiêm vacxin, bạn cần biết thêm cách phòng ngừa sao cho đúng. Cụ thể như sau:
Vacxin vốn dĩ bào chế từ virus, vi khuẩn hay độc tố của chúng. Bên cạnh đó, cũng được tái tổ hợp từ các kháng nguyên đặc hiệu. Vì thế, để đảm bảo chất lượng vacxin luôn tốt, tránh các phản ứng phụ khi tiêm, vacxin cần được bảo quản cẩn thận.
Quá trình tiêm vacxin phải được diễn ra đúng và đầy đủ các bước như đã được quy định.
Dù là trẻ em hay người lớn cũng cần được theo dõi ít nhất 30 phút sau khi tiêm vacxin. Vì nếu bị sốc phản vệ hay các phản ứng phụ khác sẽ được bác sĩ kịp thời xử lý. Thông thường, những tai biến nguy hiểm tính mạng sẽ xảy ra sau khi tiêm trong vòng 10 phút.
Bệnh nhân cần báo cáo tất cả những vấn đề, phản ứng sau khi tiêm với bác sĩ để được can thiệp kịp thời. Ngoài ra, cần ghi nhớ để khai báo trong những lần tiêm chủng sau.
Bên cạnh biết được cách phòng ngừa sốc phản vệ khi tiêm vacxin, bạn cần lưu ý những đối tượng có nguy cơ cao, cụ thể như sau:
Nếu trẻ có tiền sử phản ứng mạnh với mũi vacxin trước, cần phải thật thận trọng khi tiêm. Tốt nhất, nên cho bé tiêm chủng tại những bệnh viện lớn để kịp thời xử lý những phản ứng chẳng may xảy ra.
Nhóm đối tượng dễ gặp phản ứng mạnh sau khi tiêm vacxin gồm có bệnh tim, phổi mãn tính, hen phế quản, bị hội chứng Down, cắt lá lách, nhiễm HIV, trẻ sinh thiếu tháng,…
Bác sĩ cần hết sức thận trọng khi chỉ định tiêm chủng cho trẻ em. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ bị nhiễm HIV không nên sử dụng vacxin sống như bại liệt uống, BCG, sởi,… Nếu trẻ sinh thiếu tháng, nên bắt đầu tiêm chủng vào tháng thứ hai.
Các loại vacxin có thể gây hại cho thai nhi, nên mẹ bầu không nên tiêm chủng. Trong trường hợp thai phụ có nguy cơ phơi nhiễm với bệnh sốt vàng hoặc sởi thì vẫn được tiêm chủng, nhưng cần theo dõi chặt chẽ.
Dù chưa có bằng chứng khoa học về việc vacxin Rubella gây quái thai, nhưng các nhà khoa học vẫn khuyến cáo chị em nên mang thai ít nhất 3 tháng sau khi tiêm loại vacxin này.
Khả năng đáp ứng miễn dịch của trẻ sinh non vẫn tốt như trẻ đủ tháng, nên quá trình tiêm chủng diễn ra bình thường. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng vacxin Sabin khi trẻ đã xuất viện, để hạn chế khả năng lây bệnh cho người khác.
So với trẻ sinh đủ tháng, trẻ thiếu tháng đôi khi đáp ứng miễn dịch với vacxin viêm gan B và Hib kém hơn. Do đó, quá trình tiêm vacxin viêm gan B cho trẻ thiếu tháng có một số điều chỉnh, thông qua 2 bước sau:
Trong trường hợp trẻ sinh ra từ mẹ bị viêm gan B, nên được tiêm chủng theo cách 1. Trẻ sinh thiếu tháng sẽ tiêm vacxin Hib khi được 2, 4, 6 và 12 tháng tuổi.