Có Nên Đắp Khoai Tây Vào Chỗ Tiêm Không? Cách Đắp Khoai Tây Giảm Sưng Hiệu Quả

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Có Nên Đắp Khoai Tây Vào Chỗ Tiêm Không? Cách Đắp Khoai Tây Giảm Sưng Hiệu Quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 19, 2021

Các mẹ bỉm sữa thường truyền tai nhau về cách đắp khoai tây giảm sưng cho vết tiêm sau khi tiêm phòng cho trẻ. Có nên đắp khoai tây vào chỗ tiêm không? Sử dụng khoai tây giảm sưng, hạ sốt như thế nào thì đúng cách? Chăm sóc trẻ như thế nào sau khi tiêm phòng thì tốt nhất? Bài viết dưới đây của Đa khoa Phương Nam sẽ giúp bạn giải đáp những thông tin này một cách chi tiết. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Có nên đắp khoai tây vào chỗ tiêm không?

Có nên đắp khoai tây vào chỗ tiêm không? Thực tế thì cho đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia y tế vẫn khuyến khích các bậc phụ huynh không nên đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm của trẻ, kể cả khoai tây, bởi nếu đắp sai cách hoặc không đảm vệ sinh sẽ dễ khiến trẻ gặp phải những vấn đề ngoài ý muốn, khiến vết tiêm bị nhiễm trùng, sưng tấy nhiều hơn.

Do vậy, nếu muốn giảm sưng đau chỗ tiêm cho trẻ, mẹ bỉm sữa có thể tìm hiểu thêm các phương pháp khác, xin ý kiến tư vấn từ chuyên gia tiêm chủng, bác sĩ thay vì tin tưởng các phương pháp dân gian.

Có nên đắp khoai tây vào chỗ tiêm không?
Đắp khoai tây lên vết tiêm sai cách có thể gây nhiễm trùng.

Tuy nhiên, bởi vì vẫn đạt một số hiệu quả nhất định khi đắp đúng cách, khoai tây vẫn được một số mẹ bỉm tin tưởng và áp dụng. Do đó, nếu bạn vẫn muốn kiên trì thực hiện cách giảm sưng đau vết tiêm cho con bằng phương pháp này thì có thể tìm hiểu về cách đắp khoai tây lên vết tiêm đúng chuẩn, an toàn và hiệu quả ở trong phần tiếp theo nhé!

Đắp khoai tây giảm sưng có hiệu quả không?

Từ lâu, các mẹ bỉm sữa đã truyền tai nhau về việc đắp khoai tây giảm sưng cho vết tiêm của trẻ sau khi tiêm phòng. Cách này còn được nhiều chị em khẳng định là có hiệu quả trong việc giảm sưng cho vết tiêm.

Bởi mọi người đều nghĩ đơn giản là vì khoai tây chứa nhiều hoạt chất dinh dưỡng và có khả năng làm mát tốt, do đó, việc đắp khoai tây lên các vết sưng, đau sẽ giúp cải thiện tình trạng sưng vết tiêm hiệu quả.

Tuy nhiên, việc khoai tây giúp giảm sưng đau vết tiêm chỉ là liệu pháp dân gian được nhiều người truyền tai nhau, còn về hiệu quả trên mặt khoa học lẫn y học đều chưa có nghiên cứu nào chứng minh. Do vậy, chị em cần hết sức lưu ý.

Đắp khoai tây giảm sưng
Đắp khoai tây giảm sưng được nhiều người truyền tai nhau là rất hiệu quả.

Tuy nhiên, rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng vì đa phần sau khi tiêm ngừa trẻ đều bị đau và sưng tại vết tiêm kèm theo các triệu chứng như bé khó chịu quấy khóc, sốt nhẹ, … Trong trường hợp này để giúp trẻ giảm đau và sưng an toàn, mẹ có thể tham khảo thêm top 6 cách làm giảm đau cho trẻ sau tiêm phòng.

Mặc dù đã có nhiều chị em áp dụng phương pháp đắp khoai tây giảm sưng vết tiêm cho trẻ đạt được hiệu quả mong muốn, nhưng thực tế, phần đông mẹ bỉm sữa vẫn băn khoăn về việc đắp khoai tây lên vết tiêm không vì lo ngại những vấn đề ngoài ý muốn có thể xảy đến. Vậy liệu có nên đắp khoai tây để giảm sưng vết tiêm không? Hãy cùng tìm lời giải đáp cho vấn đề này trong phần tiếp theo nhé!

Cách đắp khoai tây lên vết tiêm giúp giảm sưng, giảm đau, hạ sốt đúng cách

Theo kinh nghiệm dân gian thì cách đắp khoai tây lên vết tiêm để giảm sưng, giảm đau, hạ sốt cho trẻ được thực hiện khá đơn giản. Mẹ chỉ cần lấy một củ khoai tây, rửa sạch, gọt vỏ, sau đó cắt thành từng lát mỏng.

Tiếp đến mẹ khoét các lỗ nhỏ trên những lát khoai tây vừa cắt, rồi sử dụng nó để đắp lên vết tiêm cho trẻ sau khi tiêm phòng, đắp liên tục 3 – 4 lần/ ngày. Chú ý là những lỗ nhỏ trên lát khoai tây là nhằm mục đích giúp vét tiêm hở ra và khoai tây không bị đè lên vết tiêm.

Bởi nếu để khoai tây lên trên vết tiêm rất dễ gây ra hiện tượng nhiễm trùng. Vì thế, mẹ cần hết sức lưu ý.

Đắp khoai tây giảm sưng -1
Đắp khoai tây xung quanh vết tiêm có thể giúp giảm sưng.

Lưu ý cách đắp lòng trắng trứng cho trẻ giúp hạ sốt

Ngoài cách đắp khoai tây giảm sưng, một số diễn đàn còn truyền nhau về phương pháp hạ sốt bằng lòng trắng trứng cho trẻ sau tiêm vắc xin.

Đối với cách hạ sốt này, mẹ chỉ cần lấy lòng trắng trứng gà sau đó bôi lên xung quanh vết tiêm, để khô đi thì lau và bôi lại là được. Phương pháp này đã được nhiều mẹ áp dụng và thấy hiệu quả.

Tuy nhiên, cũng giống như khoai tây, việc sử dụng lòng trắng trứng để giảm sưng, hạ sốt chỉ là cách làm dân gian, được truyền miệng và chưa có chứng minh khoa học cụ thể về hiệu quả của nó.

Đắp khoai tây giảm sưng -2
Bôi lòng trắng trứng gà xung quanh vết tiêm có thể giúp hạ sốt.

Dù là đắp khoai tây hay lòng trắng trứng để giảm sưng vết tiêm cho trẻ thì đều không được khuyến khích thực hiện. Vậy tại sao các chuyên gia y tế lại khuyến cáo như vậy, câu trả lời sẽ có trong phần bên dưới. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Khuyến cáo của bác sĩ về phương pháp đắp khoai tây giảm sưng

Theo các chuyên gia y tế, việc trẻ bị sốt nhẹ và sưng đau vết tiêm sau khi tiêm phòng là phản ứng bình thường của cơ thể. Hơn nữa, tình trạng này có thể tự động cải thiện sau 1 – 2 ngày mà không cần phải áp dụng các phương pháp điều trị nào cả, do đó, phụ huynh không cần quá lo lắng.

Do vậy, việc sử dụng khoai tây để đắp lên vết tiêm, giúp giảm sưng đau là không cần thiết. Đặc biệt, một số trường hợp đắp khoai tây giảm sưng, còn gây ra tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng, khiến trẻ gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Do đó, chuyên gia y tế khuyên các phụ huynh không nên sử dụng cách làm này.

Đắp khoai tây giảm sưng -3
Không nên đắp khoai tây lên vết tiêm.

Thực tế thì thay vì cố gắng tìm cách giảm sưng, đau vết tiêm với các phương pháp từ dân gian, thì tốt hơn hết, phụ huynh hãy chăm sóc trẻ cẩn thận kể cả trước hay sau khi đi tiêm phòng. Bởi chỉ cần trẻ khỏe mạnh, các phản ứng sau tiêm sẽ không còn là vấn đề khiến bạn phải lo lắng. Vậy trước khi tiêm chủng cha mẹ cần lưu ý những gì? Nội dung tiếp theo sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Những điều cần lưu ý trước khi tiêm phòng cho trẻ

Để quá trình tiêm chủng diễn ra thuận lợi, thì trước khi mang trẻ đi tiêm phòng, phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Khi chuẩn bị đi tiêm, hãy chuẩn bị đầy đủ sổ tiêm chủng, phiếu theo dõi tiêm chủng của trẻ.
  • Hãy theo dõi tình trạng của trẻ cẩn thận, xem trẻ có đang bị sốt, ho hay có vấn đề nào về sức khỏe không?
  • Nếu trẻ có bệnh lý hoặc đang sử dụng thuốc, cha mẹ cần thông báo với nhân viên y tế trước khi tiêm.
  • Trường hợp trẻ từng có tiền sử dị ứng với bất cứ loại vacxin nào thì cũng phải báo với bác sĩ.
  • Theo dõi quá trình bác sĩ khám sàng lọc trước tiêm cho trẻ, đảm bảo phải khám kỹ lưỡng, tránh những vấn đề ngoài ý muốn xảy ra.
  • Nếu trẻ bị sốt, ho hoặc đang bị mệt mỏi thì không nên cho trẻ tiêm phòng và cần hoãn lịch tiêm chủng lại.
Những điều cần lưu ý trước khi tiêm phòng cho trẻ
Trẻ phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng trước tiêm.

Lưu cách chăm sóc bé sau tiêm ngừa giảm sưng, giảm đau và giúp hạ sốt

Để giúp trẻ nhanh chóng khỏe mạnh và giảm đau, hạ sốt cũng như không gặp phải các biến chứng sau tiêm thì khi chăm sóc trẻ, phụ huynh nên lưu ý một số vấn đề sau:

Sau khi tiêm phòng, mẹ cần cho trẻ ở lại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi phản ứng sau tiêm. Sau đó tiếp tục theo dõi nhiệt độ, trạng thái cơ thể trong vòng 24 – 48h tiếp theo, để có thể xử lý kịp thời khi có vấn đề xảy ra.

Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, tăng cường bổ nước và chất dinh dưỡng cho trẻ và lưu ý tránh những món bé không nên ăn sau khi chích ngừa. Nếu bé vẫn còn bú sữa mẹ, mẹ nên tham khảo trước khi tiêm phòng cho trẻ mẹ nên ăn gì.

Trẻ tiêm phòng bị sốt: mẹ có thể cho trẻ đắp khăn lạnh, dùng miếng dán hạ sốt hoặc hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc hạ sốt để giảm nhiệt độ cơ thể. Lưu ý, đa phần khi trẻ sốt nhiều phụ huynh sẽ tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh nên rất nhiều đọc giả thắc mắc “mới chích ngừa có được uống kháng sinh không“, nếu trẻ sốt nhẹ thì có thể dùng nhưng nếu trẻ sốt cao hoặc để chữa những bệnh khác thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Đối với vết tiêm sưng đau, mẹ nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và không chạm tay hay đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm. Hãy để vết tiêm tự khô và lành.

Bé tiêm ngừa về có được tắm không? Cần hạn chế tắm cho trẻ, chỉ nên lau người cẩn thận để tránh vấy nước vào vết tiêm, khiến vết tiêm lâu lành hơn.

Trường hợp trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường như sốt cao liên tục trên 38 độ, vết tiêm bị áp xe, co giật, phát ban nặng, khó thở… thì mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, tránh những vấn đề ngoài ý muốn xảy ra.

Đắp khoai tây giảm sưng -4
Hãy theo dõi tình trạng của trẻ cẩn thận sau khi tiêm vắc xin.

Ngoài vấn đề Có nên đắp khoai tây vào chỗ tiêm không? không ít độc giả thắc mắc “Có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm không“, theo các bác sĩ việc dán miếng hạ sốt cũng có thể dẫn đến viêm nhiễm vết tiêm nên không hề khuyến khích, để hiểu rõ hơn bạn có thể tham khảo phần chia sẻ chi tiết trước của Phương Nam. Và nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 190 633 698 để được giải đáp tận tình hơn nhé!

5/5 - (8 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ