Bé Tiêm Ngừa Về Có Được Tắm Không? Cần Lưu Ý Gì?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Bé Tiêm Ngừa Về Có Được Tắm Không? Cần Lưu Ý Gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Năm 18, 2021

Việc chủng ngừa cho con vô cùng quan trọng nhưng cũng làm bố mẹ hoang mang vì thiếu kiến thức trong quá trình chăm sóc trẻ trước và sau lúc tiêm vacxin. Từ đó, xuất hiện rất nhiều thắc mắc, điển hình như bé tiêm ngừa về có được tắm không? Thông qua bài viết này, Đa khoa Phương Nam sẽ giải đáp giúp bạn câu hỏi trên cũng như cung cấp thêm các thông tin hữu ích khác. Hãy cùng theo dõi nhé!

Bé tiêm ngừa về có được tắm không?

Có nhiều ý kiến cho rằng trẻ sơ sinh sau khi chủng ngừa về mẹ không nên tắm gội. Bởi điều này có thể làm vacxin bị mất tác dụng hoặc gây hại cho sức khỏe của bé. Vì thế, nhiều mẹ lo lắng, hoang mang không biết liệu bé tiêm ngừa về có được tắm không

be-tiem-ngua-ve-co-duoc-tam-khong-1
Mẹ không nên tắm cho bé ngay khi tiêm chủng về? Thự hư như thế nào?
  • Theo ý kiến từ bác sĩ, sau khi chủng ngừa về mẹ không nên tắm gội cho trẻ mà chỉ nên làm sạch cơ thể bé, thay đồ. Do vị trí tiêm sẽ hình thành một vết thương nhỏ, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng khiến vết tiêm sưng đau và viêm nhiễm.
  • Ngoài ra, nguồn nước tắm bé tại gia đình không thể đảm bảo vô trùng 100%. Không những thế, con yêu thường bị sốt nhẹ sau khi tiêm vacxin về. Nếu tiến hành tắm cho bé tại thời điểm này có thể khiến tình trạng sốt trở nặng. Tuy nhiên, đối với lời đồn vacxin sẽ mất tác dụng khi tắm cho bé sau tiêm chủng là chưa có căn cứ.

Thắc mắc bé tiêm ngừa về có được tắm không vừa được giải đáp xong, mong rằng đã giúp bạn hiểu rõ vấn đề, tránh tâm lý hoang mang, lo lắng. Vậy trẻ tiêm phòng sau bao lâu thì được tắm?

Trẻ tiêm phòng sau bao lâu thì được tắm?

Các chuyên gia khuyên rằng nên để qua 1 – 2 ngày sau khi tiêm phòng rồi mới tắm cho trẻ, để đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất. Vì phản ứng phụ sẽ xuất hiện khá nhanh, bố mẹ cần theo dõi con yêu khoảng 1 – 2 ngày, nếu không phát hiện bất thường gì, có thể tiến hành tắm bé. Trong thời gian này, mẹ nên dùng khăn sạch nhúng nước ấm lau người giúp con để giữ vệ sinh. Do bé sẽ cảm thấy khó chịu nếu lâu ngày không được tắm.

Như đã trình bày ở phần trước đó, bạn không nên tắm cho bé ngay khi tiêm ngừa xong. Nhưng nếu đợi thêm vài ngày và chọn khoảng thời gian phù hợp, mẹ hoàn toàn có thể tắm con để giữ vệ sinh thật sạch sẽ. Nhằm giúp mẹ có góc nhìn rõ hơn, hãy xem tiếp những lưu ý khi tắm cho bé bên dưới nhé.

Lưu ý khi tắm cho bé

Mẹ không nên để con ngâm nước quá lâu khi tắm. Đồng thời, để tránh khiến con bị nhiễm trùng, hãy vệ sinh vết tiêm thường xuyên. Mẹ có thể tắm cho bé bình thường sau chủng ngừa nếu con đã lớn (trên 2 tuổi), chỉ sốt nhẹ, không quá mệt mỏi. Tuy nhiên, vào tối khuya hoặc sáng sớm mẹ đừng nên tắm trẻ vì con yêu có nguy cơ bị cảm lạnh, ngay cả khi bạn sử dụng nước ấm. Thời gian lý tưởng để tắm bé là từ 8 giờ sáng đến 7 giờ tối. Đối với trẻ sơ sinh, từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều là thời điểm tắm phù hợp.

be-tiem-ngua-ve-co-duoc-tam-khong-2
Mẹ không nên để con ngâm trong nước quá lâu
  • Nếu đang là mùa hè nóng bức, thời điểm 8 hoặc 9 giờ tối mẹ vẫn có thể tắm cho con, nhưng đừng quá lạm dụng. Việc này hỗ trợ con yêu ngủ sâu giấc và thoải mái tinh thần hơn, cũng như tránh bị cảm lạnh. Nhiều bậc phụ huynh cũng thắc mắc nên tắm trẻ sơ sinh trước hay sau khi ăn?
  • Trên thực tế, cả hai cách tắm trên đều được. Nhưng tốt nhất mẹ nên tắm con trước, tiếp đến cho bé ăn và ngủ sau. Trong trường hợp bạn muốn tắm bé sau khi dùng bữa, để tránh tình trạng nôn trớ do cơ thể chưa tiêu hóa xong, nên đợi ít nhất 1 tiếng.

Đa khoa Phương Nam vừa trả lời thắc mắc bé tiêm ngừa về có được tắm không. Ngoài ra, sẽ giúp bạn giải đáp thêm câu hỏi liệu có nên tắm cho trẻ trước khi tiêm phòng? Việc giữ vệ sinh cá nhân giúp con yêu mỗi ngày là điều quan trọng mẹ phải làm. Đặc biệt trước khi chủng ngừa cần tắm trẻ thật sạch sẽ, để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn bám trên da. Do khi tiến hành tiêm vacxin, vị trí chủng ngừa dễ bị nhiễm trùng. Thông qua việc tắm bé, sẽ hạn chế tình trạng xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể con yêu.

Mách mẹ một số phản ứng phụ và cách chăm sóc bé sau khi tiêm vacxin

Đa khoa Phương Nam sẽ tiếp tục mách cho mẹ cách chăm sóc bé sau tiêm vacxin cũng như phương pháp xử lý khi gặp phản ứng phụ. Cụ thể như sau:

be-tiem-ngua-ve-co-duoc-tam-khong-4
Một số triệu chứng trẻ có thể gặp phải sau tiêm ngừa là gì? Cách chăm sóc bé như thế nào?

Cách chăm sóc bé sau khi tiêm ngừa

Ưu tiên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát nhưng phải phù hợp với nhiệt độ của thời tiết.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng mỗi ngày, bằng cách cho bé ăn/bú và uống nước đầy đủ. Mẹ có thể chia nhỏ khẩu phần để trẻ không bị chán ăn. Mẹ cần lưu ý những món bé không nên ăn sau khi chích ngừa như đồ cay, nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, … Tăng cường bổ sung nước, thực phẩm giàu vitamin A, các món dễ tiêu hóa, …

Nếu trẻ sốt > 38,5 độ C và quấy khóc, mẹ có thể cân nhắc cho dùng thuốc hạ sốt thông thường như Paracetamol, Ibuprofen. Lưu ý, liều lượng phải phù hợp với cân nặng của trẻ.

Đừng chạm vào vị trí chủng ngừa của trẻ. Để tránh làm vết tiêm nhiễm trùng, tuyệt đối không đắp bất kỳ thức gì lên, ví dụ như khoai tây, nặn chanh, thoa dầu, chườm nóng,… Đa phần các mẹ thường áp dụng nhiều phương pháp dân gian, vì thế Phương Nam đã có những phần chia sẻ chi tiết “Đắp khoai tây giảm sưnghayDán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm“.

Không dùng thuốc ho, hạ sốt, Aspirin vì có thể làm tăng liều Paracetamol trước đó.

Một số phản ứng phụ có thể gặp và cách xử lý

Trẻ thường quấy khóc, bứt rứt, khó chịu trong người sau khi tiêm chủng. Do đó, bố mẹ hãy vỗ về, vuốt ve, âu yếm trẻ để tạo nên cảm giác thoải mái, an toàn cho con.

Thân nhiệt của trẻ có thể tăng một chút sau khi tiêm vacxin. Lúc này, mẹ hãy cởi bớt áo khoác để giúp trẻ thoáng mát, dễ chịu hơn. Nhưng đừng làm bé bị lạnh.

Vị trí chủng ngừa thường sưng, ngứa đôi chút sau khi tiêm và nhanh chóng hồi phục. Tuy nhiên, mẹ có thể tham khảo cách làm giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng để giúp bé giảm đau và sưng nhanh hơn.

Trẻ sau khi tiêm phòng bị sốt phải làm sao?

  • Nếu trẻ sơ sinh bị sốt cao sau tiêm vacxin, mẹ hãy áp dụng mẹo nhỏ với chanh. Đầu tiên, bạn cần thái chanh ra thành từng lát mỏng. Sau đó, chà chanh nhẹ nhàng lên sóng lưng của trẻ.
  • Mẹ có thể chườm khăn lạnh để giúp bé hạ nhiệt, nếu sốt kéo dài trong vài giờ. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt kèm dấu hiệu vết tiêm sưng viêm, áp xe, nhiễm trùng,… mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ thăm khám ngay.
  • Bé vẫn được phép dùng thuốc hạ sốt thông thường, nhưng tuyệt đối không lạm dụng. Nếu đã thử nhiều cách tại nhà mà triệu chứng sốt vẫn chưa thuyên giảm, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

Mặc dù hiếm gặp, nhưng bé vẫn đối mặt với nguy cơ bị dị ứng sau khi tiêm chủng. Trẻ có thể bị ngứa toàn thân hoặc ở một vài vùng da nhất định, thậm chí xuất hiện triệu chứng phát ban. Ngay lúc này, việc nhận chỉ định từ bác sĩ là vô cùng cần thiết.

Sốc phản vệ là tình trạng xấu và nặng nhất sau khi chủng ngừa vacxin. Nếu chẳng may bé có những dấu hiệu như khó thở, co giật, tím tái,… thì cần được cấp cứu ngay lập tức.

Bé tiêm ngừa về có được tắm không đã chẳng còn là thắc mắc của bạn nữa sau khi xem bài viết này. Mong rằng qua những thông tin trên, các bậc phụ huynh sẽ có thêm kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe con trẻ thật tốt khi tiêm chủng. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1900 633 698 nhé!

Câu hỏi thường gặp

Có nên tắm cho trẻ trước khi tiêm phòng?

Trước khi tiêm phòng, mẹ hoàn toàn có thể tắm cho bé. Việc tắm cho bé không chỉ giúp thoáng mát, giúp bé thoải mái mà còn giúp cơ thể bé sạch sẽ, tránh bị nhiễm trùng khi có vết tiêm.
Ngoài ra trước khi tiêm mẹ cần lưu ý: nếu bé đang có vấn đề về sức khỏe cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn, mang theo sổ tiêm chủng, thông báo với bác sĩ về loại thuốc bé đang sử dụng, bé đã sử dụng thuốc và vacxin nào, thức ăn mà bé dị ứng.

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Chat ngay 1