Quy Trình Sản Xuất Vacxin Chi Tiết

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Quy Trình Sản Xuất Vacxin Chi Tiết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Sáu 8, 2021

Vacxin được sử dụng vô cùng phổ biến trong y khoa. Vậy bạn có biết vacxin được sản xuất bằng cách nào không? Bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn quy trình sản xuất vacxin chi tiết nhất. Hãy cùng Phương Nam tìm hiểu nhé!

Quy trình sản xuất vacxin

Vacxin là gì? Theo các chuyên gia y tế thì vacxin là một loại chế phẩm mang kháng nguyên. Vacxin có nguồn gốc hay nói cách khác là được chế tạo từ các loại vi sinh vật có cấu trúc giống với những vi sinh vật gây bệnh về mặt kháng nguyên hoặc từ chính vi sinh vật gây bệnh. Tuy nhiên, chúng đã được bào chế cẩn thận, kỹ lưỡng để có thể đảm bảo về mặt an toàn. Tác dụng của vacxin là giúp cơ thể có thể tạo ra miễn dịch để ngăn chặn virus tấn công, gây bệnh.

Quy trình sản xuất vacxin hay chế tạo ra một loại vacxin sẽ được thực hiện qua các bước sau:

1. Tạo kháng nguyên

Tạo kháng nguyên là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất trong quá trình sản xuất vacxin. Bởi kháng nguyên chính là thành phần tạo ra phản ứng miễn dịch cho có thể, từ đó sinh ra cơ chế bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh.

Quy trình sản xuất vacxin
Tạo kháng nguyên là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất trong quá trình sản xuất vacxin.

Ở bước này, các chuyên gia sẽ thực hiện phát triển cũng như thu hoạch DNA hoặc protein của mầm bệnh bằng cách:

  • Sử dụng protein tái tố hợp có xuất xứ từ tầm bệnh, được tạo ra từ trong nuôi cấy tế bào, vi khuẩn hoặc nấm men.
  • Virus phát triển ở tế bào chính như trứng được thụ tinh hoặc phôi gà.
  • Vi khuẩn đã được nuôi cấy ở trong những lò phản ứng sinh học. Giúp tối ưu quá trình sản xuất các loại kháng nguyên.

2. Giải phóng rồi phân lập các kháng nguyên

Bước tiếp theo cần thực hiện trong quy trình sản xuất vacxin đó là giải phóng, sau đó phân lập các kháng nguyên đã tạo ra.

Mục đích của việc này là giúp giải phóng ra nhiều vi khuẩn cũng như virus, giải phóng càng nhiều, hiệu quả thu được càng cao. Lúc này, các chuyên gia sẽ tiến hành tách kháng nguyên ra khỏi tế bào sau đó tiến hành phân lập từ những thành phần khác hoặc protein.

3. Thanh lọc

Bước thứ 3 trong quá trình chế tạo vacxin đó là thanh lọc và tinh chế để tạo thành một loại tinh chất có chất lượng hoặc độ tinh khiết thật cao.

Quá trình thanh lọc được ứng dụng rất nhiều kỹ thuật, nhằm mục đích tinh chế protein. Hơn nữa, các nước tách cũng được tiến hành thông qua sự khác nhau về tính chất lý hóa, protein, ái lực liên kết, kích thức hoặc hoạt động sinh học.

4. Bổ sung những thành phần khác

Để tạo thành vacxin thì ngoài kháng nguyên chưa đủ, do đó, ở bước này, chuyên gia sẽ thực hiện bổ sung thêm một số thành phần vào vacxin để nâng cao khả năng đáp ứng miễn dịch của nó.

Hơn nữa, vacxin còn được bổ sung thêm chất ổn định để có thể bảo quản lâu hơn.

Đặc biệt, sau khi kết hợp vacxin, chuyên gia sẽ cho chúng vào 1 ống tiêm hoặc 1 lọ để đảm bảo sự kết hợp tốt nhất.

5. Đóng gói

Bước cuối cùng trong quy trình sản xuất vacxin đó là đóng gói. Vacxin sau khi cho vào ống và lọ sẽ được thực hiện niêm phong, đóng gói, ghi đầy đủ thời gian sản xuất, thời hạn sử dụng, cách bảo quản.

Quá trình chế tạo vacxin phải được kiểm soát nghiêm ngặt, đảm bảo tất cả các tiêu chuẩn về an toàn, chất lượng, tránh tình trạng lây nhiễm chéo. Và sau khi được đóng gói, vacxin được phân phối đi đến những nơi đang cần.

Quy trình sản xuất vacxin -1
Đóng gói là bước cuối cùng trong quy trình sản xuất vacxin.

Phương pháp sử dụng vi khuẩn, virus trong quy trình sản xuất vacxin

Trong quy trình sản xuất vacxin để tạo ra kháng thể và chế tạo vacxin, các chuyên gia y tế sẽ sử dụng các loại vi khuẩn và virus dưới các hình thức sau:

Quy trình sản xuất vacxin -2
Tùy vào từng loại vacxin, chuyên gia sẽ sử dụng phương pháp chế tạo khác nhau.

1. Sử dụng 1 phần của vi khuẩn

Các chuyên gia y tế sẽ tiến hành sử dụng một phần độc tố do vi khuẩn tạo ra, sau đó thực hiện làm bất hoạt (vô hiệu hóa) chúng bằng hóa chất. Sau đó, sử dụng phần này để chế tạo vacxin, nhằm nâng cao hệ miễn dịch của mọi người. Một số trường hợp, bác sĩ cũng dùng 1 phần trong lớp phủ đương của chính vi khuẩn gây bệnh để tạo ra kháng thể.

Đây là phương pháp chế tạo vacxin sống giảm độc lực như ho gà, uốn ván hay bạch hầu.

2. Sử dụng 1 phần của virus

Ở phương pháp này, bác sĩ sử dụng một phần của virus gây bệnh để tạo ra kháng nguyên. Loại vacxin được chế tạo bằng phương pháp này có khả năng miễn dịch vô cùng tốt.

Thường thì nó được ứng dụng để chế tạo vacxin HPV, vacxin viêm gan B…

3. Làm suy yếu virus

 Cách làm tiếp theo thường được các chuyên gia y tế áp dụng để sản xuất vacxin đó là làm suy yếu virus. Bởi khi virus bị làm suy yếu thì việc sinh sản sẽ kém đi rất nhiều, nên khả năng mắc bệnh là rất thấp. Đặc biệt, nó còn có tác dụng bảo vệ mọi người suốt đời chỉ với 1 liều.

Phương pháp này thường được sử dụng để chết tạo vacxin thủy đậu, cúm, bại liệt và rubella…

3. Vô hiệu hóa virus

Đối với cách làm này, chuyên gia y tế thực hiện tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa virus với hóa chất chuyên dụng, nên các loại virus hoàn toàn không thể gây bệnh được nữa.

Loại vacxin chế tạo từ phương pháp vô hiệu hóa virus có thể sử dụng cho cả những người có hệ miễn dịch yếu nhưng sẽ phải tiêm nhiều liều hơn so với các loại vacxin khác.

Những loại vacxin được sản xuất từ cách này có thể kể đến như vacxin cúm, vacxin viêm gan A và vacxin bại liệt…

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với bạn. Thông thường quy trình sản xuất vacxin được thực hiện vô cùng nghiêm ngặt và phải được thử nghiệm kỹ lưỡng trước khi đưa đi sử dụng. Do đó, chất lượng vacxin đang được sử dụng trên thị trường đều được đảm bảo an toàn.

5/5 - (3 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người