[Mẹ Lưu Ý] Trẻ Tiêm Vacxin Bị Tiêu Chảy Có Nguy Hiểm Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > [Mẹ Lưu Ý] Trẻ Tiêm Vacxin Bị Tiêu Chảy Có Nguy Hiểm Không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Tư 9, 2021

Khi trẻ tiêm vacxin bị tiêu chảy khiến mẹ vô cùng lo lắng, không biết như vậy có nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu và mẹ phải tìm cách khắc phục như thế nào? Thông qua bài viết này, Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Tình trạng bé tiêm vacxin bị tiêu chảy và dấu hiệu nhận biết

Sau khi tiêm vacxin bé có thể gặp những phản ứng không mong muốn như khó chịu, nhiệt độ tăng, cáu gắt,… và cả tiêu chảy. Điều này vốn dĩ không quá nguy hiểm, quan trọng là mẹ phải biết cách chăm sóc bé sau khi tiêm vacxin sao cho hợp lý, để tránh tình trạng tiêu chảy thêm nặng và thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh hơn.

Những dấu hiệu khi bé tiêm vacxin bị tiêu chảy điển hình là:

  • Phân của trẻ lỏng và đi ngoài nhiều lần hơn bình thường. Trong một số trường hợp, phân sẽ chuyển từ vàng sang xanh và có mùi tanh đặc trưng.
  • Trẻ quấy khóc vô cớ dù đã no, bỏ bú, mệt mỏi không thích vui đùa là biểu hiện thường gặp. Nếu gặp trường hợp này, bạn nên tham khảo cách chăm sóc trẻ bỏ bú sau khi tiêm phòng.
  • Háo nước, da và môi khô hơn bình thường. Đó là dấu hiện khi cơ thể trẻ bị mất nước.
  • Dù được ăn uống khoa học hay bú sữa mẹ, trẻ vẫn bị trướng bụng, đầy hơi,…
tiem-vacxin-bi-tieu-chay-1
Trẻ thường quấy khóc vô cớ khi bị tiêu chảy sau tiêm vacxin

Vậy bé bị tiêu chảy sau khi tiêm vacxin có nguy hiểm không?

Mẹ luôn bất an, lo lắng khi trẻ bị tiêu chảy sau khi tiêm chủng, thậm chí cảm thấy nghi ngờ về chất lượng vacxin. Tuy nhiên theo nhận định của chuyên gia, đó là phản ứng bình thường và tất yếu khi cơ thể bé tiếp xúc với các chất kháng nguyên mới. Tình trạng tiêu chảy sẽ giảm dần rồi từ từ dứt hẳn, khi cơ thể bé thích ứng với các kháng nguyên này. Mức độ tiêu chảy nặng hay nhẹ phụ thuộc vào độ tuổi, sức khỏe và cơ địa của trẻ.

Một số bé chỉ bị tiêu chảy trong 1 ngày. Nhưng cũng có trường hợp triệu chứng tiêu chảy kéo dài lâu hơn từ 2 – 3 ngày, đồng thời kèm theo các biểu hiện khác như sốt nhẹ, chán ăn, ho,… Ngoài ra, có bé chỉ bị tiêu chảy và không xuất hiện thêm bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Thay vì lo lắng, mẹ hãy bình tĩnh và tuân theo các nguyên tắc chăm sóc sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần, để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục hơn.

Tóm lại, trẻ tiêm vacxin bị tiêu chảy không phải là tình trạng nguy hiểm. Tuy nhiên nếu bé tiêu chảy lâu ngày kèm triệu chứng sốt cao, bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ và tư vấn nhé.

Mẹ cần làm gì khi bé bị tiêu chảy sau khi tiêm vacxin

Ngay cả khi trẻ bị tiêu chảy sau khi tiêm vacxin không phải là triệu chứng quá nguy hiểm, nhưng mẹ cũng đừng chủ quan. Mà phải có cách chăm sóc bé phù hợp hợp nhất, cụ thể như sau:

Hướng dẫn chăm sóc tại nhà

Bù nước cho bé

Trẻ sẽ mất nước khi bị tiêu chảy, khiến da khô và háo nước. Vì thế, mẹ cần tăng cường bổ sung thêm nước cho con.

  • Đối với bé dưới 6 tháng tuổi: Để giúp bé bớt cáu gắt, điều hòa thân nhiệt và ngủ ngon hơn, mẹ hãy cho bé bú thường xuyên. Cách này vừa giúp trẻ được bù nước vừa nhận thêm các dưỡng chất cần thiết.
  • Đối với bé trên 6 tháng tuổi: Bên cạnh sữa mẹ, bạn hãy bổ sung nước giúp bé thông qua nước cháo loãng, trà gừng, gạo rang,… Nếu tình trạng mất nước quá nặng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, mẹ có thể cho trẻ dùng dung dịch điện giải theo chỉ định của bác sĩ.
tiem-vacxin-bi-tieu-chay-4
Mẹ cần cho trẻ uống thêm nước

Quan sát phân của bé liên tục

Mẹ phải liên tục quan sát phân của bé về dạng và màu sắc để có thể nhận biết được những biểu hiện bất thường. Trong trường hợp phân xuất hiện tia máu, thay đổi lạ, bạn cần đưa trẻ đi thăm khám gấp.

Giúp bé giữ vệ sinh cá nhân

Mẹ hãy giúp trẻ vệ sinh toàn thân thường xuyên, đặc biệt là ở tay, miệng, hậu môn. Vì những bộ phận này có liên quan trực tiếp với hệ tiêu hóa đang nhạy cảm của trẻ.

Điều chỉnh khẩu phần ăn cho cả mẹ và con

Nếu trẻ vẫn còn trong giai đoạn bú sữa mẹ, bạn hãy chú ý đến chế độ ăn của mình. Lưu ý tránh những món bé không nên ăn sau khi chích ngừa như các thực phẩm nhiều dầu mỡ, lạnh bụng, đồ sống,… Thay vào đó nên ăn chín, uống sôi để chất lượng sữa được tinh khiết, tránh làm tình trạng tiêu chảy của bé thêm nặng. Trong trường hợp bé đã ăn dặm, mẹ lưu ý chọn nấu các món mềm nhuyễn, dễ tiêu hóa, chỉ sử dụng nguyên liệu lành tính.

Cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn

Mẹ hãy dành thời gian ở bên cạnh bé, nhẹ nhàng an ủi, dỗ dành để giúp bé giảm cảm giác mệt mỏi, cáu gắt hay quấy khóc. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn, để thúc đẩy quá trình hồi phục thêm nhanh chóng.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Đa phần tình trạng trẻ tiêm vacxin bị tiêu chảy là bình thường nhưng mẹ tuyệt đối không được chủ quan. Hãy đưa bé đến bác sĩ thăm khám nếu xuất hiện các triệu chứng sau đây:

  • Tiêu chảy liên tục quá 1 tuần với tần suất thường xuyên hơn, không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Phân có dạng lỏng hoặc tia máu. Bên cạnh đó xuất hiện thêm triệu chứng nôn trớ nhiều.
  • Bé ngủ li bì khó đánh thức hoặc bỏ ăn, quấy khóc nhiều giờ, mệt lả người, không tương tác, vui đùa như ngày thường.
  • Mắt bé trũng hoặc khóc không có nước mắt, môi khô nứt nẻ,… là biểu hiện của tình trạng mất nước nặng.
  • Người trẻ bị tím tái, sốt cao trên 39 độ C, co giật,…
tiem-vacxin-bi-tieu-chay-3
Mẹ hãy đưa trẻ đi khám nếu sốt cao hơn 39 độ C

Trên đây là những việc mẹ cần làm khi trẻ tiêm vacxin bị tiêu chảy. Bạn hãy tham khảo và thực hiện khi cần thiết nhé.

Tìm hiểu nguyên nhân tiêm vacxin bị tiêu chảy

Bạn vừa tìm hiểu xong những việc cần làm khi trẻ tiêm vacxin bị tiêu chảy. Vậy nguyên nhân là gì?

Chích ngừa về bản chất là phương pháp dẫn truyền kháng nguyên vào cơ thể bé. Từ đó, hệ thống miễn dịch tự nhiên được kích thích phát triển, giúp chống lại các tác nhân gây bệnh.

Theo y học, vacxin cũng được xem như một loại thuốc, nên ít nhiều gây ra những phản ứng phụ khi đưa vào cơ thể. Những phản ứng phụ cho thấy cơ thể đã đáp ứng hệ miễn dịch đối với vacxin. Thông thường phản ứng phụ thường gặp là sốt nhẹ, sưng nơi tiêm, tiêu chảy (ở một số loại vacxin), ít gặp là ớn lạnh, khó chịu, mệt mỏi, đau cơ, đau khớp, đau đầu, ăn mất cảm giác ngon miệng. Và rất hiếm gặp, gây nguy hiểm là hội chứng sốc nhiễm độc và sốc phản vệ. Sốc phản vệ khá nguy hiểm nên cần được xử lý ngay, còn nếu trẻ xuất hiện những phản ứng còn lại bạn đừng quá lo lắng. Lúc này, điều bạn cần làm là chăm sóc bé thật tốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Đôi khi trẻ tiêm vacxin bị tiêu chảy chỉ là trùng hợp. Vì bé đã có biểu hiện tiêu chảy trước đó, mẹ ăn uống không khoa học làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa hoặc từ nguyên nhân khác chẳng liên quan.

Vậy nếu nguyên nhân trẻ tiêu chảy là do tiêm chủng, thì chích ngừa mũi nào thường bị nhất?

Bé thường bị tiêu chảy khi chích ngừa mũi nào?

Theo số liệu thống kê, trẻ thường bị tiêu chảy sau khi được tiêm các loại vacxin sau:

  • Infanrix Hexa (tiêm phòng 6 trong 1 cho trẻ sơ sinh) dùng để phòng ngừa bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, Hib. Vacxin này được chỉ định cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên.
  • Pentaxim (5 trong 1) dùng để phòng ngừa bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, Hib. Vacxin này được chỉ định cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên.
  • Tetraxim (4 trong 1) dùng để phòng ngừa bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt. Vacxin này được chỉ định cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên.
  • Rotarix hoặc Rotateq là vacxin ngừa tiêu chảy dành cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên, giúp phòng ngừa bệnh tiêu chảy do virus Rota.
  • Influvac hoặc Vaxigrip chỉ định cho trẻ từ 6 tháng tuổi, giúp phòng bệnh cúm.
  • MMR II dùng để chích ngừa bệnh quai bị, sởi, Rubella. Chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên.

Tỷ lệ bị tiêu chảy sau khi tiêm chủng của những loại vacxin còn lại là khá ít, không đáng kể.

tiem-vacxin-bi-tieu-chay-5
Trẻ dễ bị tiêu chảy hơn khi tiêm một số loại vacxin

Cách phòng tránh tiêm vacxin bị tiêu chảy

Sau khi đã tìm hiểu được nguyên nhân trẻ tiêm vacxin bị tiêu chảy, bạn nên lưu ý thêm những cách phòng tránh sau:

  • Khi khám sàng lọc trước khi tiêm vacxin, mẹ nên khai báo với bác sĩ về tình hình sức khỏe của trẻ. Đặc biệt nếu trẻ đã bị tiêu chảy nhiều khi tiêm mũi trước đó.
  • Lắng nghe tư vấn, hướng dẫn từ cán bộ y tế trong cách chăm sóc bé sau khi tiêm chủng và tuân thủ tuyệt đối.
  • Chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ và bản thân (nếu trẻ còn bú mẹ). Tránh sử dụng những thực phẩm lạnh, nhiều dầu mỡ dễ gây nặng bụng và khó tiêu hóa.
  • Luôn giúp bé giữ vệ sinh sạch sẽ tại nhà. Tránh để bé ngậm tay hay mút những đồ vật bẩn.

Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa giúp bạn giải đáp câu hỏi trẻ tiêm vacxin bị tiêu chảy có nguy hiểm không, cũng như cung cấp thêm các thông tin hữu ích. Nếu còn thắc mắc khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 633 698 nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Chat ngay 1