Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Năm 3, 2021
Mục Lục Bài Viết
Để tìm hiểu về phản ứng phụ khi tiêm vacxin, chúng ta hãy cùng đánh giá xem vacxin có an toàn hay không trước. Theo Cục Y Tế Dự Phòng và Bộ Y Tế, tiêm vacxin là phương pháp đưa kháng nguyên từ mầm bệnh vào cơ thể để kích thích hệ miễn dịch hoạt động và phát triển miễn dịch đặc hiệu. Từ đó, vacxin phát huy vai trò chống lại mầm bệnh mà không gây ra các bệnh lý liên quan.
Vacxin được đánh giá và chứng minh là an toàn nhờ các lý do dưới đây:
Phản ứng của một cá nhân với đặc tính vacxin vốn có gọi là phản ứng vacxin. Ngay cả khi vacxin đã được xử lý, chuẩn bị và tiêm chủng đúng cách. Theo WHO, phản ứng phụ khi tiêm vacxin xuất phát từ bốn nguyên nhân sau:
Thành phần có trong vacxin dẫn đến các phản ứng phụ, thông thường sẽ tự khỏi và tác động nhẹ. Rất hiếm khi xảy ra phản ứng nghiêm trọng liên quan đến vacxin.
Các sai sót trong quá trình thực hành tiêm chủng như sử dụng, bảo quản, kỹ thuật tiêm, pha hồi chỉnh và chuẩn bị vacxin chưa đúng dẫn đến phản ứng phụ. Có thể phòng tránh được những phản ứng phụ khi tiêm vacxin thông qua việc tuân thủ tiêu chuẩn bảo quản, vận chuyển vacxin và thực hành tiêm chủng đúng theo quy trình được khuyến cáo.
Khi lo lắng quá mức sẽ gây ra những phản ứng cho cơ thể điển hình như:
Sau khi tiêm chủng, sức khỏe bất ngờ gặp vấn đề nhưng không xuất phát từ các nguyên nhân kể trên. Mà do triệu chứng của một bệnh lý có sẵn, trùng hợp ngẫu nhiên với thời điểm tiêm vacxin.
Ngoài ra, cũng có trường hợp không thể xác định được nguyên nhân gây phản ứng phụ khi tiêm vacxin. Giống như việc sử dụng thực phẩm hay thuốc, các phản ứng sau tiêm sẽ phụ thuộc vào cơ địa. Phản ứng có thể diễn ra nhẹ hay nặng tùy vào loại vacxin và thể trạng của người được tiêm.
Vacxin đã dự phòng cho hàng triệu người lớn, trẻ em tránh được những bệnh lý nguy hiểm và nguy cơ tử vong. Vì thế, vacxin có vai trò vô cùng quan trọng. Trong khi nguy cơ gây ra tai biến sau khi tiến hành tiêm chủng là rất thấp, thông thường sẽ liên quan đến cơ địa của người được tiêm vacxin.
Do đó, để giảm nguy cơ tai biến, cần tuân thủ đúng quy trình tiêm chủng, khai báo thuốc và các bệnh lý đang điều trị, đồng thời theo dõi sức khỏe sau khi tiêm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Phản ứng phụ khi tiêm vacxin thường gặp và có diễn biến nhẹ, điển hình như:
Các phản ứng kể trên thường xảy ra sau khi tiêm vacxin vài giờ. Nhưng ít nguy hiểm và nhanh chóng biến mất trong khoảng thời gian ngắn. Thông thường, phản ứng nhẹ xuất hiện ngay trong ngày tiêm chủng hoặc vào ngày hôm sau và kéo dài thêm vài ngày nữa. Trừ triệu chứng nổi mề đay khi tiêm ngừa vacxin phòng bệnh Sởi, có thể biểu hiện sau 6 – 12 ngày kể từ lúc đưa vacxin vào cơ thể.
Bên cạnh các phản ứng phụ khi tiêm vacxin thường gặp, không đáng lo ngại. Bạn cần chú ý đến những phản ứng nguy hiểm, cụ thể là:
Trên đây là những phản ứng phụ khi tiêm vacxin. Mong rằng đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích. Hãy theo dõi sức khỏe bản thân hoặc trẻ nhỏ thật tốt sau khi tiêm chủng và đến gặp bác sĩ khi có triệu chứng nghiêm trọng nhé.
Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ tiếp tục chia sẻ đến bạn những phản ứng phụ khi tiêm vacxin theo từng loại, cụ thể như sau:
Loại bệnh | Tên vacxin | Phản ứng phụ |
Bệnh cúm | Invacflu-S 0,5 ml (Việt Nam)
Vaxigrip 0,5 ml (Pháp) Influvac 0,5 ml (Hà Lan) GC Flu 0,5 ml (Hàn Quốc) |
Tại vị trí tiêm: Sưng, đỏ, đau.
Toàn thân: Mệt mỏi, sốt, đau đầu. |
Bệnh do phế cầu khuẩn (viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm màng não). | Prevenar 13 (Anh) | Tại vị trí tiêm: Đau, đỏ, sưng.
Toàn thân: Bị kích thích, sốt trên 38 độ C, ăn uống kém,… |
Bệnh sởi – quai bị – Rubella | MMR II (Mỹ)
MMR (Ấn Độ) |
Tại vị trí tiêm: Trong một thời gian ngắn bị đau.
Toàn thân: Tiêu chảy, nôn, buồn nôn, phát ban nhẹ, mề đay, sốt. |
Thủy đậu | Varicella (Hàn Quốc)
Varivax (Mỹ) |
Tại vị trí tiêm: Sưng, đỏ, đau, phát ban dạng thủy đậu.
Toàn thân: Sốt. Thận trọng: Trong ít nhất 6 tuần sau tiêm, tránh dùng chế phẩm có chứa Salicylate (thuốc Aspirin hoặc các chế phẩm dán, bôi giảm đau). |
Uốn ván | VAT (Việt Nam) | Tại vị trí tiêm: Trong vòng 48 giờ sau khi chủng ngừa bị quầng đỏ, đau, nốt cứng hay sưng xuất hiện và kéo dài trong 1 – 2 ngày.
Toàn thân: Khó chịu, sốt. |
Bạch hầu – ho gà – uốn ván | Adacel (Canada)
Boostrix (Bỉ) |
Tại vị trí tiêm: Đỏ, sưng đau.
Toàn thân: Đau đầu, mệt mỏi. |
Viêm não Nhật Bản B | Imojev (Thái Lan)
Jevax 1 ml (Việt Nam) |
Tại vị trí tiêm: Đỏ, sưng, đau.
Toàn thân: Sốt, đau đầu, mệt mỏi. |
Viêm màng não do não mô cầu khuẩn | VA-Mengoc-BC (Cuba)
Menactra (Mỹ) |
Tại vị trí tiêm: Có thể tạo cục cứng, sưng đau. Nhưng sẽ tự khỏi sau 72 giờ.
Toàn thân: Biểu hiện sốt nhẹ. |
Viêm gan A | Havax 0,5 ml (Việt Nam)
Avaxim 80U (Pháp) |
Tại vị trí tiêm: Từ 1 – 2 ngày có thể sưng quầng đỏ. |
Viêm gan B | Euvax B 1 ml (Hàn Quốc)
Engerix B 1 ml (Bỉ) |
Tại vị trí tiêm: Sưng nhẹ, đau.
Toàn thân: Trẻ quấy khóc, sốt nhẹ. Sau vài giờ đến 1 – 2 ngày, các triệu chứng sẽ hết. |
Viêm gan A + B | Twinrix (Bỉ) | Tại vị trí tiêm: Đỏ, sưng, đau.
Toàn thân: Khó chịu, đau đầu. |
U nhú do HPV, ung thư cổ tử cung | Cervarix (Bỉ)
Gardasil 0,5 ml (Mỹ) |
Tại vị trí tiêm: Ngứa, đau, sưng, nổi ban đỏ. |
Tả | mORCVAX (Việt Nam) | Tại vị trí tiêm: Sốt, nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, đau đầu.
Không cần điều trị, những triệu chứng này sẽ tự khỏi. |
Thương hàn | Typhoid VI (Việt Nam)
Typhim Vi (Pháp) |
Tại vị trí tiêm: Quầng đỏ, sưng, đau. |
Bệnh dại | Abhayrab 0,5 ml (Ấn Độ)
Verorab 0,5 ml (Pháp) Abhayrab 0,2 ml (Ấn Độ) |
Tại vị trí tiêm: Quầng đỏ, sưng, đau, ngứa và xuất hiện nốt cứng.
Toàn thân: Mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, sốt. |
Sốt vàng | Stamaril (Pháp) | Tại vị trí tiêm: Ửng đỏ, sưng đau tại vết tiêm.
Toàn thân: Nôn và sốt nhẹ. |
Lưu ý: Không tiêm vacxin Invacflu-S 0,5 ml (Việt Nam) cho phụ nữ mang thai. Chị em nếu muốn tiêm vacxin Sởi – quai bị – Rubella phải thực hiện trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng.