[Hỏi Đáp] Tiêm Vacxin Bị Áp Xe Phải Làm Sao?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > [Hỏi Đáp] Tiêm Vacxin Bị Áp Xe Phải Làm Sao?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Tư 8, 2021

Sau khi tiêm vacxin, tại vị trí tiêm có thể bị đau và sưng là tác dụng phụ rất bình thường, có thể tự khỏi sau 6 – 8 tiếng. Tuy nhiên nếu tại vị trí tiêm bị đau, có mủ, sờ vào thấy mềm, lùng bùng hoặc có dịch chảy ra thì cho thấy vết tiêm vacxin bị áp xe. Áp xe chỗ tiêm nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng máu hoặc sốc nhiễm trùng. Vậy áp xe là gì, biểu hiện cụ thể, chích thuốc bị áp xe phải làm sao và phòng ngừa như thế nào?

Áp xe là gì?

Áp xe (Abscess) là tình trạng trong các mô của cơ thể hình thành bọc mủ. Khi tế bào bạch cầu được sử dụng để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh trong quá trình miễn dịch của cơ thể do bị viêm nhiễm, áp xe chỗ tiêm sẽ xuất hiện. Những tế bào bạch cầu bị chết sẽ tích tụ lại dưới dạng lỏng được gọi là mủ. Trong mô tồn tại nhiều mủ sẽ hình thành ổ mủ.

Nếu vi khuẩn sinh ra nhiều độc tố nguy hiểm để tấn công cơ thể, thì cũng cần nhiều tế bào bạch cầu hơn giúp tiêu diệt chúng. Do đó, mủ được tạo ra nhiều và dễ bị áp xe hơn.

ap-xe-vet-tiem
Vệ sinh vết thương sau tiêm bắp tay không đúng cách sẽ dễ tạo ra ổ áp xe

Sau khi bị nhiễm trùng, áp xe chỗ tiêm có thể phát triển ở nhiều vùng khác nhau. Mặc dù đó là phản ứng tự nhiên của hệ thống miễn dịch, nhưng nếu không được xử lý nhanh chóng, có thể tiến triển thành bệnh nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong.

Trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm trùng nếu vết tiêm không được chăm sóc tốt. Vì hệ miễn dịch còn  non yếu nên trẻ dễ bị áp xe sau khi tiêm phòng, nhiễm trùng nặng hơn so với người trưởng thành. Đó là lý do vì sao tình trạng tiêm vacxin bị áp xe thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, còn người lớn thì ít gặp hơn.

Khi tiêm vacxin luôn gặp phải các tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng. Thông thường sẽ gặp phải tình trạng đau chỗ tiêm, sốt nhẹ, đi tiêu nhẹ, … và tình trạng nặng, nguy hiểm hiếm gặp chính là tiêm vacxin bị áp xe và sốc phản vệ khi tiêm vacxin.

tiem-vacxin-bi-ap-xe-1
Bọc mủ hình thành trong các mô gọi là áp xe

Dấu hiệu nhận biết bị áp xe sau khi tiêm phòng

Sau khi đã biết áp xe là gì, chúng ta hãy tìm hiểu về những dấu hiệu bị áp xe vết tiêm nhé.

Việc tiêm vacxin đóng vai trò quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho mọi người. Nhờ có vacxin, kháng thể tự nhiên được hình thành giúp chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. Tất cả các vacxin đều được nghiên cứu và thử nghiệm kỹ lưỡng nên có độ an toàn cao. Nhờ thế sau khi tiêm chủng, vị trí tiêm chỉ sưng đau nhẹ, không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe. Sau khoảng 6 – 8 tiếng thì vết sưng tự giảm, mẹ cũng có thể dùng chườm lạnh để giúp bé giảm đau. Lưu ý sau khi tiêm không nên đắp vào vết tiêm tránh gây nhiễm trùng.

Tuy nhiên, nếu vị trí tiêm bị áp xe, nhiễm trùng cần tranh thủ đến bác sĩ thăm khám và điều trị gấp. Thông qua một số dấu hiệu điển hình như:

  • Vị trí tiêm sưng lên nhanh chóng với kích thước lớn, bị tấy đỏ nhiều.
  • Khi chạm vào vết thương có cảm giác nóng.
  • Vết tiêm phòng bị sưng cứng, gây đau nhiều.
  • Đối với trẻ em sẽ quấy khóc nếu va chạm vào vết tiêm đang sưng.
  • Ổ áp xe xuất hiện mủ ngoài, có dấu hiệu lỡ loét nếu lâu ngày không điều trị.
  • Thân nhiệt bị giảm nhanh, cơ thể luôn mệt mỏi.
tiem-vacxin-bi-ap-xe-2
Trẻ bị áp xe sau khi tiêm phòng

Bạn vừa tìm hiểu xong dấu hiệu nhận biết tiêm vacxin bị áp xe. Vậy cách chữa áp xe sau khi tiêm như thế nào? Hãy tiếp tục xem bài viết để nhận được đáp án chính xác nhé.

Trẻ chích thuốc bị áp xe phải làm sao

Đa số ổ áp xe do tiêm phòng khá nhẹ và nhỏ, sau một thời gian chúng sẽ tự vỡ và chảy mủ, cũng là lúc ổ áp xe bắt đầu lành mà không cần điều trị.Tuy nhiên cũng có những trường hợp ổ áp xe tô, và nằm sau dưới da, lúc này cần phải dùng thuốc hoặc phẫu thuật để điều trị. Vì vậy khi trẻ bị áp xe sau khi tiêm phòng bạn nên tùy vào trường hợp nặng nhẹ của ổ áp xe,mà bạn thực hiện các cách chữa sau đây nhé!

Hướng dẫn chăm sóc tại nhà

Nếu bạn nhận ra áp xe từ sớm thì có thể điều trị tại nhà ngay, để tránh biến chứng nhiễm trùng máu và sốc nhiễm trùng sẽ xuất hiện sau này. Thông qua một cách sau:

  • Hầu hết áp xe ở mức độ nhẹ sẽ được chữa bằng sức nóng. Thường là đắp khăn ấm hoặc ngâm vào nước ấm sạch. Cách này giúp vùng da bị áp xe được tăng tuần hoàn, hỗ trợ cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng tốt hơn.
  • Một số áp xe mềm và hình thành đầu đinh (lúc này bên trong áp xe sẽ thấy ổ mủ) là thời điểm phù hợp để dẫn lưu. Cơn đau sẽ giảm đi đáng kể sau khi dẫn lưu thành công. Nếu ổ áp xe nhỏ sẽ có thể tự dẫn lưu khi ngâm nước ấm. Tuy nhiên, lúc thực hiện cách này phải thật thận trọng. Không tự ý dẫn lưu các áp xe nhỏ và chắc hoặc quá lớn.

Cần sự tư vấn của bác sĩ

Nếu áp xe trở nặng, diễn biến phức tạp không thể tự chăm sóc tại nhà được. Bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cách điều trị hợp lý.

Khi quan sát thấy áp xe lớn, không tự nổi lên bề mặt da mà nằm sâu bên trong, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Cụ thể như sau:

Chữa trị bằng thuốc

Sau quá trình chống lại vi khuẩn của hệ miễn dịch, mủ hình thành và tạo nên áp xe. Vì thế, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc kháng sinh để hỗ trợ cơ thể tiêu diệt vi khuẩn. Cách này giúp phản ứng viêm được thúc đẩy diễn ra nhanh chóng hơn, làm giảm tình trạng bị viêm nhiễm.

Bên cạnh đó, vị trí tiêm cần được vệ sinh đúng cách và bôi thuốc mỡ mỗi ngày để kháng khuẩn, giúp áp xe không trở nặng thêm.

Chữa trị bằng phẫu thuật

Bác sĩ cần can thiệp phẫu thuật rạch phần da trên để dẫn lưu hoặc ép mủ ra bên ngoài trong trường hợp áp xe quá lớn, không tự vỡ được. Tiếp đến, khâu lại vùng da bị rạch và chăm sóc cẩn thận để nhanh chóng hồi phục. Nếu áp xe xuất hiện trong cơ thể, cần áp dụng kỹ thuật phẫu thuật khác để dẫn mủ ra ngoài, tùy vào kích thước và vị trí.

Đối với trẻ nhỏ có sức khỏe yếu, mắc bệnh lý miễn dịch khi xuất hiện áp xe cần được điều trị sớm. Vì nếu để lâu sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Để tránh làm vi khuẩn lây nhiễm nhanh hơn, khiến áp xe thêm to, bạn tuyệt đối không tự ý đắp bất kỳ thứ gì lên vết tiêm. Đồng thời, tránh chạm tay chưa vệ sinh sạch sẽ vào vị trí bị áp xe.

tiem-vacxin-bi-ap-xe-3
Bác sĩ có thể phẫu thuật để chữa áp xe

Trên đây là cách chữa áp xe sau khi tiêm vacxin theo sự tư vấn của bác sĩ. Bạn hãy tham khảo thật kỹ nhé.

Tìm hiểu nguyên nhân bị áp xe vết tiêm dưới da, vết tiêm bắp tay

Câu hỏi tiêm vacxin bị áp xe phải làm sao đã được giải đáp, chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân thôi.

Sau khi tiêm vacxin dưới da hoặc áp xe sau khi tiêm bắp tay, áp xe xuất hiện như một biến chứng thứ phát của vết thương. Nguyên nhân là do trong quá trình miễn dịch đã bị viêm nhiễm. Sau khi tiêm vacxin, các vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu vàng,… tấn công vào vết thương và sản sinh ra độc tố, vì thế hình thành mủ. Song song đó, xác của những tế bào bạch cầu chết cũng được phân hóa thành mủ, rồi tích tụ tạo ra áp xe.

Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa chia sẻ đến bạn nguyên nhân tiêm vacxin bị áp xe, vậy có cách phòng tránh nào hiệu quả không? Xem tiếp bài viết để nhận được câu trả lời nhé.

Hướng dẫn cách phòng tránh áp xe sau khi tiêm vacxin

Nhìn chung, tình trạng tiêm vacxin bị áp xe không quá nghiêm trọng. Chỉ cần được phát hiện sớm và chăm sóc cẩn thận, sau một thời gian áp xe sẽ tự vỡ, mủ thoát ra ngoài rồi lành hẳn. Tuy nhiên, phòng bệnh hơn chữa bệnh, chúng ta nên biết một số cách để tránh bị áp xe sau khi tiêm vacxin, điển hình như:

  • Bạn cần lựa chọn địa điểm tiêm chủng uy tín có điều kiện vô trùng, cán bộ y tế nhiều kinh nghiệm bảo đảm kỹ thuật tiêm đúng, kim tiêm chỉ sử dụng 1 lần,…
  • Giữ vệ sinh vị trí tiêm mỗi ngày với cồn vô trùng. Nếu cần hãy che chắn và bảo vệ vết tiêm bằng băng gạc.
  • Tránh để vết tiêm tiếp xúc với bụi bẩn, nước bị ô nhiễm giúp hạn chế nguy cơ gây nhiễm trùng.
tiem-vacxin-bi-ap-xe-da-khoa-phuong-nam
Cần tiêm ngừa ở cơ sở y tế uy tín

Thắc mắc tiêm vacxin bị áp xe phải làm sao đã được Phòng khám Đa khoa Phương Nam giải đáp, mong rằng sẽ giúp ích cho bạn. Nếu còn câu hỏi khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 633 698 nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Chat ngay 1