Người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ IRENE CHANG | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 14, 2021

Vacxin là gì? Có an toàn với trẻ không? Người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời chi tiết cho những vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Vắc xin là gì? Có an toàn cho trẻ không?

Trước khi đi sâu vào vấn đề người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào, chúng ta cùng tìm hiểu về tổng quan về vacxin để hiểu hơn về lý do nên tiêm phòng cho trẻ nhé!

1. Giới thiệu về vacxin

Vacxin là chế phẩm sinh học, có tác dụng nâng cao khả năng phòng ngừa bệnh của cơ thể. Vacxin cũng được hiểu là các kháng nguyên đã được làm yếu đi, hoạt động thông qua việc hỗ trợ cơ thể làm quen với những mầm bệnh có khả năng lây nhiễm, từ đó tăng cường miễn dịch để phòng ngừa bệnh đó hiệu quả. Các chuyên gia y tế khuyến cáo cha mẹ nên cho trẻ tiêm phòng đầy đủ. Bởi nhiều bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm vẫn chưa có thuốc đặc trị và thường để lại hậu quả nghiêm trọng.

2. Vắc xin có an toàn cho trẻ không? Vì sao?

Hiện nay, tiêm vacxin được xem là cách hiệu quả, an toàn nhất để phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm, có khả năng gây nhiều biến chứng cho trẻ như ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B, bại liệt, viêm màng não mủ, viêm não mô cầu, viêm não Nhật Bản, ung thư cổ tử cung, thương hàn, tả,…

Đặc biệt, vacxin không những an toàn với trẻ mà còn có tác dụng bảo vệ rất lâu. Một số loại có thể giúp trẻ phòng bệnh suốt đời, giảm thiểu nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

Hơn nữa, bởi vì vacxin được nghiên cứu, thử nghiệm vô cùng kỹ lưỡng trước khi đưa vào sử dụng, việc xảy ra tác dụng phụ thường có tỉ lệ cực thấp, nên phụ huynh cứ yên tâm khi cho trẻ đi tiêm phòng vacxin nhé!

Vắc xin là gì?
Tiêm vacxin là giải pháp phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ hiệu quả, an toàn nhất.

Người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào?

Bên cạnh băn khoăn vacxin có an toàn không thì vấn đề người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào cũng được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi thực tế, mặc dù các bậc cha mẹ đều biết tiêm vacxin là việc quan trọng, nhất thiết phải tiến hành, nhưng không phải ai cũng biết cần cho trẻ tiêm những loại vacxin nào?

Ở phần này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn các loại vắc xin nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia và những vacxin được tiêm theo dịch vụ, bạn hãy lưu ý để biết con yêu cần tiêm những loại vacxin nào nhé!

1. Những loại bệnh cần tiêm vắc xin nằm trong tiêm chủng mở rộng quốc gia

Hiện nay, theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia thì trẻ sẽ cần tiến hành tiêm phòng những loại bệnh sau:

  • Vacxin phòng bệnh sởi
  • Vacxin phòng bệnh rubella
  • Vacxin phòng bệnh viêm gan B
  • Vacxin phòng viêm não Nhật Bản
  • Vacxin phòng bệnh lao
  • Vacxin phòng bệnh ho gà
  • Vacxin phòng bệnh tả
  • Vacxin phòng bệnh bạch hầu
  • Vacxin phòng thương hàn
  • Vacxin phòng bệnh uốn ván
  • Vacxin phòng bệnh bại liệt
  • Viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib

Thường thì trường hợp tiêm vacxin nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia phụ huynh nên cho trẻ tiêm vacxin 6 trong 1, có thể phòng ngừa 6 bệnh Bại liệt, uốn ván, ho gà, bạch hầu, viêm gan B và các bệnh do H.Influenzae tuýp B gây ra chỉ trong 1 mũi.

Hiện nay, các loại vacxin phòng bệnh sẽ được tích hợp với nhau để giúp giảm số lượng mũi tiêm trẻ phải tiêm xuống, nên thường, phụ huynh sẽ được tư vấn kỹ lưỡng về vacxin cần tiêm cho trẻ, nên bạn không cần quá băn khoăn đâu nhé!

Người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào -1
Người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào?

2. Những loại bệnh tiêm vắc xin theo dịch vụ

Bên cạnh những loại vacxin nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng, thì phụ huynh cũng cần cho trẻ tiêm thêm các loại vacxin sau để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa bệnh tốt nhất. Cụ thể như:

  • Vacxin phòng bệnh thủy đậu.
  • Vacxin phòng bệnh cúm.
  • Vacxin phòng bệnh dại.
  • Vacxin phòng tiêu chảy do virus Rota.
  • Vacxin ngừa ung thư cổ tử cung.
  • Vacxin thương hàn
  • Vacxin sởi – quai bị – rubella.
  • Vacxin viêm gan A.
  • Vacxin viêm não mô cầu.
  • Vacxin phòng ngừa viêm màng não.

*Lưu ý: Là các loại vacxin đều được chỉ định tiêm ở một thời điểm và liều lượng nhất định. Vì thế để biết cụ thể bé cần tiêm loại vacxin nào, bạn cần nắm lịch tiêm ngừa cho trẻ dưới 1 tuổilịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi.

Người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào
Trẻ cần được tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin mới đảm bảo hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.

Tiêm vacxin đúng lịch tiêm, thời gian, độ tuổi, số lượng và liều lượng thì sẽ giúp trẻ lớn lên khỏe mạnh, bởi trẻ sẽ được bảo vệ một cách toàn diện nhất.

Và nếu bạn đang băn khoăn không biết nên tiêm ngừa cho trẻ sơ sinh ở đâu thì hãy tham khảo Phòng khám Đa khoa Phương Nam. Với đội ngủ bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại, cùng quá trình bảo quản vacxin chuẩn, quy trình tiêm ngừa vacxin an toàn, Phương Nam là một trong những cơ sở y tế hàng đầu tại Đà Lạt được Bộ Y tế cấp phép tiêm ngừa. Vì thế bạn có thể hoàn toàn yên tâm để tiêm ngừa cho trẻ.

Bên cạnh việc tiêm ngừa cho trẻ, để đảm bảo an toàn và hiệu quả của vacxin, mẹ cần lưu ý chăm sóc trẻ sau khi tiêm vacxin.

Chống chỉ định tiêm chủng hoặc hoãn tiêm chủng với trẻ

Sau khi giải đáp thắc mắc người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào, Đa khoa Phương Nam muốn cung cấp thêm một số thông tin về vấn đề chống chỉ định và hoãn tiêm chủng.

Với trẻ sơ sinh, đối tượng chống chỉ định hoặc tạm hoãn tiêm chủng khi có những biểu hiệu sau:

  • Sốt bằng hoặc trên 37,5 độ C, thân nhiệt hạ xuống dưới hay bằng 35,5 độ C.
  • Nhịp tim bất thường.
  • Tri giác bất thường như bú kém, bị kích thích, ngủ li lì,…
  • Cân nặng của bé dưới 2000g,..

Với trẻ em, đối tượng chống chỉ định hoặc tạm hoãn tiêm chủng khi có những biểu hiệu sau:

  • Phản ứng nặng, sốc sau lần tiêm chủng trước.
  • Đang mắc bệnh mãn tính hoặc cấp tính.
  • Đang hoặc vừa kết thức điều trị Gamma Globutin hoặc Corticoid.
  • Sốt bằng hoặc trên 37,5 độ C, thân nhiệt hạ xuống dưới hay bằng 35,5 độ C, nhịp tim bất thường.
  • Nhịp thở, tình trạng phổi bất thường.
  • Tri giác gặp vấn đề.
nguoi-ta-thuong-tiem-phong-cho-tre-em-nhung-loai-benh-nao-19
Trẻ sốt quá cao sẽ không được chủng ngừa hoặc phải hoãn lại

Mong rằng, phần giải đáp trên đây của chúng tôi sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn về vacxin hay người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào, vui lòng liên hệ đến hotline 086 866 6968 hoặc 1800 2222 để nhận giải đáp tận tình hơn từ các chuyên gia của Đa khoa Phương Nam nhé!

2/5 - (104 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ