Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 18, 2021
Mục Lục Bài Viết
Tiêm vắc xin là việc làm vô cùng cần thiết để bảo vệ trẻ khỏi sự lây nhiễm những bệnh lý nguy hiểm. Vậy trẻ uống thuốc hạ sốt có tiêm phòng được không? Trẻ đang bị sốt thì có nên tiêm phòng? Hay trẻ hết sốt bao lâu thì tiêm phòng được?
Theo các chuyên gia y tế thì khi trẻ đi tiêm vắc xin sẽ được tiến hành khám sàng lọc trước tiêm. Và quyết định 2470/QĐ-BYT ban hành ngày 14/6/2019 nêu rõ, những trẻ bị sốt cần hoãn lịch tiêm trong các trường hợp sau:
Do đó, trong trường hợp này, việc trẻ uống thuốc hạ sốt có tiêm phòng được không sẽ tùy thuộc vào việc trẻ đã hết sốt hay chưa? Nếu trẻ đã hết sốt thì vẫn có thể tiêm vắc xin như bình thường. Trường hợp trẻ còn đang sốt thì phải báo cáo tình trạng với bác sĩ. Bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra và cân nhắc việc tiêm vắc xin cho trẻ.
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp trẻ đang bị sốt vẫn cần tiêm vắc xin, đó là khi trẻ cần tiêm vắc xin phòng bệnh dại hay vắc xin uốn ván sau khi dẫm phải đinh hay bị chó mèo cắn. Lúc này, dù trẻ đang bị sốt cao, bác sĩ cũng sẽ cân nhắc việc tiêm vắc xin cũng như huyết thanh kháng dại đồng thời điều trị kháng sinh chống nhiễm trùng và hạ sốt cho trẻ.
Bên cạnh vấn đề trẻ uống thuốc hạ sốt có tiêm phòng được không thì trẻ dùng thuốc kháng sinh liệu có thể tiêm vắc xin được không cũng được rất nhiều phụ huynh quan tâm.
Trên thực tế, một số trường hợp, trẻ bị ho sốt, tiêu chảy và cần sử dụng kháng sinh thì khi đang sử dụng thuốc kháng sinh vẫn có thể tiêm ngừa văc xin như bình thường, bởi theo các chuyên gia y tế, kháng sinh không làm ảnh hưởng đến việc đáp ứng miễn dịch của trẻ đối với những loại văc xin được tiêm ngừa (loại trừ văc xin thương hàn uống). Do vậy việc tiêm vắc xin khi đang uống thuốc kháng sinh hoàn toàn có thể thực hiện được.
Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin cho trẻ còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của trẻ, nếu các bệnh lý của trẻ chỉ ở mức nhẹ, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe khi tiêm chủng thì bác sĩ mới chỉ định tiêm. Còn trường hợp bé đang dùng kháng sinh để điều trị những bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch hay không đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe thì cũng cần hoãn lịch tiêm để đảm bảo an toàn, tránh những vấn đề ngoài ý muốn xảy ra.
Ngoài trường hợp trẻ đang sốt hay đang dùng thuốc kháng sinh thì còn nhiều trường hợp khác mà sức khỏe hiện tại của bé không tốt nên phụ huynh băn khoăn “đang ốm có nên tiêm phòng không“. Vì có rất nhiều trường hợp khác nhau nên Phương Nam đã có bài chia sẻ chi tiết, đọc giả có thể tham khảo thêm để có thể chăm sóc cho bé tốt nhất.
Trong vắc xin có chứa các loại kháng nguyên giúp kích thích cơ thể trẻ sản sinh ra kháng thể đặc hiệu, giúp chống lại các loại virus, vi khuẩn gây bệnh. Khi tiêm vắc xin, hệ miễn dịch của trẻ tự động sinh ra các kháng thể để trung hòa kháng nguyên ở trong vắc xin, từ đó tạo trí nhớ cho hệ miễn dịch, chống lại virus hay vi khuẩn gây bệnh khi nó xâm nhập vào cơ thể. Giúp bảo vệ cơ thể trẻ khỏi sự lây nhiễm hay nhiễm bệnh, hoặc trường hợp bị nhiễm thì triệu chứng cũng rất nhẹ, không gây biến chứng nguy hiểm.
Thường thì sau khi tiêm vắc xin, trẻ sẽ gặp phải một số triệu chứng như sưng vùng tiêm, sốt nhẹ, hoặc hắt hơi, sổ mũi khi tiêm vắc xin phòng cúm. Nhưng những biểu hiện này sẽ tự khỏi sau 1- 2 ngày mà không cần điều trị, nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Chính vì thế, cha mẹ có thể yên tâm khi cho trẻ tiêm vắc xin bởi việc tiêm phòng không làm bệnh của trẻ trở nên nặng hơn như nhiều người vẫn nghĩ.
Mặc dù tiêm vắc xin là giải pháp bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của vi khuẩn, virus gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ cần hoãn lịch tiêm chủng hoặc không được tiêm vắc xin. Cụ thể như: