5
/
5
(
1
bình chọn
)
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Đình Diện | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Tư 8, 2021
Mục Lục Bài Viết
Trước khi giải đáp thắc mắc tiêm ngừa cho trẻ sơ sinh ở đâu, chúng ta hãy tìm hiểu tại sao trẻ sơ sinh cần tiêm vacxin nhé.
Trẻ sơ sinh có hệ thống miễn dịch non yếu dễ bị các tác nhân gây bệnh xâm nhiễm, đặc biệt là khi suy dinh dưỡng, biếng ăn,… Ngày nay, điều kiện thời tiết, môi trường, khí hậu thường xuyên thay đổi, do đó các loại dịch bệnh có nguy cơ phát triển cao. Một khi bị dịch bệnh tấn công sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé, thậm chí dẫn đến tử vong. Ngoài ra, các dịch bệnh đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến vô cùng phức tạp.
Thế nhưng, khả năng của nền y học hiện đại vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thể chữa trị được hết tất cả các loại dịch bệnh. Vì thế, trẻ sơ sinh cần được tiêm vacxin đầy đủ theo đúng phác đồ, để bảo vệ sức khỏe trọn đời. Vacxin mang đến nhiều lợi ích, kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh hiệu quả. Từ đó, giúp trẻ khỏe mạnh hơn, tránh được các bệnh truyền nhiễm, nâng cao khả năng phát triển thể chất và trí tuệ.
Câu hỏi tại sao trẻ sơ sinh cần tiêm vacxin đã được giải đáp. Mẹ hãy tiếp tục tham khảo những trường hợp chống chỉ định và trì hoãn tiêm vacxin được liệt kê dưới đây:
Trẻ có tiền sử phản ứng nặng khi tiêm liều vacxin trước đó như khó thở, tím tái, sốt cao trên 39 độ C, co giật,…
Trẻ không được tiêm vacxin sống giảm độc lực khi bị suy giảm miễn dịch (do bệnh lý bẩm sinh, suy giảm miễn dịch nặng hoặc nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng IV).
Trẻ có mẹ bị nhiễm HIV không được điều trị dự phòng tốt, thì chống chỉ định tiêm vacxin BCG.
Những trường hợp chống chỉ định khác cho nhà sản xuất vacxin khuyến cáo.
Trẻ mắc phải một số bệnh mãn tính, nhiễm trùng.
Khi đo nhiệt độ ở nách, trẻ sốt ≥ 37,5 độ C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5 độ C.
Tạm hoãn tiêm vacxin cho trẻ đã dùng các sản phẩm Globulin trong vòng 3 tháng (ngoại trừ huyết thanh viêm gan B).
Trẻ đang hoặc mới vừa kết thúc điều trị Corticoid (tiêm, uống) với liều cao (Prednisone ≥ 2 mg/kg/ngày), xạ trị, hóa trị trong vòng 14 ngày.
Cân nặng của trẻ sơ sinh dưới 2000 gam.
Nhà sản xuất có hướng dẫn tạm hoãn tiêm chủng cho từng trường hợp cụ thể.
Trên đây là các trường hợp chống chỉ định hoặc trì hoãn tiêm chủng. Mẹ hãy tham khảo khi tiêm vacxin cho trẻ. Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cần tiêm ngừa cho trẻ sơ sinh ở đâu nhé.
Vậy tiêm ngừa cho trẻ sơ sinh ở đâu an toàn và hiệu quả? Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ chia sẻ cho bạn ngay sau đây.
Lịch tiêm chủng mở rộng
Giai đoạn từ 0 đến 4 tháng tuổi:
Độ tuổi | Vacxin đang sử dụng |
Sơ sinh | Tiêm vacxin phòng bệnh viêm gan B mũi 0 cho trẻ trong 24 giờ đầu tiên sau sinh. |
Tiêm vacxin BCG để phòng bệnh lao. | |
2 tháng | Tiêm vacxin 5 trong 1 để phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, Hib (mũi 1). |
Uống vacxin phòng bệnh bại liệt lần 1. | |
3 tháng | Tiêm vacxin 5 trong 1 để phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, Hib (mũi 2). |
Uống vacxin phòng bệnh bại liệt lần 2. | |
4 tháng | Tiêm vacxin 5 trong 1 để phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, Hib (mũi 3). |
Uống vacxin phòng bệnh bại liệt lần 3. |
Giai đoạn từ 9 tháng đến 10 tuổi:
Độ tuổi | Vacxin đang sử dụng |
9 tháng | Tiến hành tiêm mũi 1 vacxin sởi. |
18 tháng | Tiêm vacxin 5 trong 1 để phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, Hib (mũi 4). |
Tiêm vacxin phòng bệnh sởi và Rubella (MR). | |
Từ 12 tháng | Tiêm mũi 1 vacxin viêm não Nhật Bản. |
Tiêm mũi 2 vacxin viêm não Nhật Bản (sau mũi 1 hai tuần). | |
Tiêm mũi 3 vacxin viêm não Nhật Bản (sau mũi 2 một năm). | |
Từ 2 đến 5 tuổi | Đối với vùng có nguy cơ cao, uống vacxin tả lần 1. |
Tiến hành uống vacxin tả lần 2 sau lần một 2 tuần. | |
Từ 3 đến 10 tuổi | Tiêm 1 mũi duy nhất vacxin thương hàn (cho vùng có nguy cơ cao). |
Địa điểm tiêm
Tiêm ngừa cho trẻ sơ sinh ở đâu đối với chương trình tiêm chủng mở rộng? Đáp án chính là tại các trạm y tế xã (phường) trên toàn quốc. Ngay cả khi bạn không có hộ khẩu thường trú tại địa phương, chỉ tạm trú nhưng vẫn có thể đăng ký tiêm chủng miễn phí cho con. Tuy nhiên, mẹ cần mang theo phiếu/sổ tiêm chủng của bé, khai báo chi tiết các mũi đã tiêm. Từ đó, cán bộ y tế có chỉ định phù hợp nhất với phác đồ được khuyến cáo.
Trên đây là lịch và địa điểm tiêm cho trẻ theo chương trình tiêm chủng mở rông. Vậy tiêm ngừa cho trẻ ở đâu khi vacxin nằm ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng? Hãy tiếp tục tìm hiểu nhé.
Lịch tiêm ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng
Địa điểm tiêm
Tiêm ngừa cho trẻ sơ sinh ở đâu đối với vacxin nằm ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng? Mẹ hãy đưa bé đi tiêm dịch vụ tại những cơ sở y tế ngoài công lập, điển hình như Phòng khám Đa khoa Phương Nam đảm bảo được các tiêu chí sau:
Câu hỏi tiêm ngừa cho trẻ sơ sinh ở đâu đã được giải đáp. Hãy tiếp tục xem bài biết để biết cách chăm sóc bé khi tiêm vacxin các mẹ nhé!
Khi đã biết tiêm ngừa cho trẻ sơ sinh ở đâu, trong quá trình chăm sóc mẹ cần lưu ý thêm một số điều sau:
Để chuẩn bị đi tiêm mẹ cần cho bé bú ăn vừa phải (không quá no, cũng không để bé đói), vệ sinh bé sạch sẽ, khuyến khích để bé mặc quần áo thoáng mát. Và đừng quên mang đầy đủ hồ sơ, đặt biệt là sổ tiêm chủng của bé.
Mẹ hãy khai báo đầy đủ tình trạng sức khỏe của trẻ, các vacxin đã tiêm khi bác sĩ khám sàng lọc. Hỗ trợ giữ bé đúng tư thế khi tiêm chủng.
Cùng trẻ ở lại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi tình trạng sức khỏe, tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24h. Nếu có phản ứng bất thường, cần gọi ngay cho cán bộ y tế kịp thời xử lý.
Sau khi tiêm sẽ có một số phản ứng phụ bình thường như: đau và sưng vị trí tiêm, sốt dưới 39 độ C. Vết đau và sưng tại vị trí tiêm có thể tự khỏi trong vòng 6 – 8 tiếng, để giúp bé giảm đau mẹ có thể chườm lạnh tại vị trí tiêm. Khi bé sốt dưới 38 độ C mẹ có thể dùng các phương pháp hạ nhiệt, trên 38 độ C thì nên dùng thuốc hạ sốt.
Nếu trẻ có những triệu chứng như sốt cao (trên 39 độ C), quấy khóc kéo dài, co giật, bỏ bú, chán ăn, khó thở, tím tái, vị trí tiêm bị sưng đỏ lan rộng,… cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất thăm khám.
Khi về nhà, mẹ hãy cho bé bú, ăn uống đầy đủ. Bên cạnh đó, giúp trẻ giữ vệ sinh và tránh chạm vào vị trí tiêm. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ (nếu có). Không tự ý đắp bất kì thứ gì lên vết tiêm.