Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tư 9, 2021
Mục Lục Bài Viết
Để giảm thiểu những tác dụng phụ của vacxin, mẹ cần nắm cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm vacxin. Trong đó nhiều mẹ thắc mắc làm sao để giúp bé giảm nỗi sợ và nỗi đau khi tiêm vacxin. Có nhiều cách làm giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng, cụ thể như sau:
Cách này được chứng minh là an toàn cho bé, giúp giảm cảm giác đau khi kim tiêm xuyên qua da. Nên thoa một lượng nhỏ gel hoặc kem gây tê (khoảng 1 gam) vào vùng da chuẩn bị tiêm. Để phát huy tối ưu tác dụng, bạn nên thoa trước 60 phút. Cách giảm đau cho trẻ bằng kem hoặc gel gây tê thường mang đến hiệu quả cao nhưng mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
Đầu tiên, bạn cần pha 2 muỗng cà phê nước cất hoặc nước đun sôi để nguội với 1 muỗng cà phê đường trắng. Tiếp đến, trước khi tiêm 1 – 2 phút, bạn hãy cho bé uống nước đường vừa pha. Có thể bơm nước đường vào nướu răng và hai bên miệng bé bằng ống nhỏ.
Da của trẻ có thể sưng đỏ kéo dài, tại vị trí tiêm nổi cục cứng trong vòng 6 – 8 tiếng nếu cơ địa quá nhạy cảm. Lúc này, mẹ không cần phải lo lắng, mà hãy chườm lạnh cho trẻ để giảm đau. Sau 24 giờ tiến hành chườm nóng giúp da dễ trao đổi với môi trường bên ngoài, thúc đẩy quá trình hồi phục, làm vết sưng tấy nhanh chóng biến mất.
Lưu ý: Nếu tình trạng vết tiêm vẫn đau, hạch sưng không cải thiện sau nhiều tuần, bạn cần tranh thủ đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám nhé.
Trẻ sơ sinh sẽ không muốn bú, khó chịu, buồn ngủ trong nhiều giờ sau khi tiêm ngừa. Lúc này, bạn cần tạo điều kiện cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn. Nên cho trẻ nghỉ ngơi trong phòng thoải mái, mát mẻ và mặc quần áo thông thoáng.
Theo các bác sĩ, mẹ nên cho bé bú sau khi tiêm chủng để giúp bé quên đi cảm giác đau đớn. Cách này giúp trẻ ít khóc và trấn an tinh thần hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên cho bú khi bé đã sẵn sàng, tránh gượng ép. Vì có thể gây ra triệu chứng nôn trớ.
Đặc biệt để giảm thiểu tác dụng phụ của vacxin, mẹ cần lưu ý thêm những món bé không nên ăn sau khi chích ngừa.
Cách làm giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng tiếp theo là xoa nhẹ nhàng lên da, mang đến cảm giác thư giãn, bớt căng thẳng. Tuy nhiên, mẹ lưu ý chỉ áp dụng cho những vùng da xung quanh, tránh xoa trực tiếp lên vị trí tiêm. Theo một nghiên cứu khác, xoa nhẹ nhàng lên da sau khi tiêm chủng trong 10 giây sẽ giúp trẻ giảm đau hiệu quả.
Lưu ý nếu vết tiêm bị sưng và đau thì cách tốt nhất là mẹ nên dùng nước lạnh để chường cho bé, tuyệt đối không dùng phương pháp đấp lên vết thương, triệu chứng này sẽ tự khỏi sau 6 – 8 tiếng. Ngoài ra trong lúc tiêm ngừa, mẹ cũng có thể áp dụng một số mẹo để giúp bé tạm thời quên đi cơn đau hoặc giảm nỗi sợ tiêm chủng.
Trong quá trình tiêm chủng cũng làm bé bị đau. Có thể khiến bé bị ám ảnh và sợ hãi nhiều hơn trong những lần tiêm sau. Do đó, mẹ hãy xem ngay top cách làm giảm đau cho trẻ khi tiêm phòng nhé.
Để giúp trẻ bình tĩnh hơn và phân tán tư tưởng trong quá trình tiêm chủng mẹ nên bế trẻ. Mẹ cũng có thể ôm trẻ vào lòng, lưu ý để lộ phần đùi hoặc cách tay để các nhân viên y tế thuận tiện trong quá trình tiêm chủng. Nếu bé lớn hơn, mẹ hãy cho ngồi trên đùi, mặt đối mặt với bạn, để tạo cảm giác an toàn như có chỗ dựa tinh thần.
Trong quá trình tiêm chủng, mẹ có thể mang theo những vật dụng mà trẻ thích như trái bóng, đồ chơi nhiều màu sắc, phát ra âm thanh,… để giúp phân tán tư tưởng. Nếu bé đã lớn hơn, trong qua trình tiêm chủng mẹ có thể nói chuyện, tăng cường tương tác, chỉ những việc lý thú xung quanh,… Bằng cách này khiến trẻ ít chú ý đến việc tiêm chủng.
Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể áp dụng một số thiết bị không sử dụng kim tiêm. Điển hình như đưa thuốc vào cơ thể thông qua thiết bị dùng áp lực không khí. Hiện nay cách này đã được tiến hành tại Mỹ, nhưng mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước, xem có phù hợp với con mình hay không.
Nếu các bệnh lý được phòng ngừa trong cùng một vacxin phối hợp, mẹ nên ưu tiên lựa chọn thay vì cho trẻ tiêm mũi đơn. Cách này giúp bé không phải tiêm chủng và bị đau đớn nhiều lần. Tại Việt Nam hiện nay có các loại vacxin 6 trong 1, 5 trong 1 (như Quinvaxem, Pentaxim, Infanrix Hexa) để phòng ngừa bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm phổi, viêm gan B, bại liệt, Hib,… Số lần tiêm cho trẻ đã giảm đi đáng kể khi kết hợp các loại vacxin trong cùng 1 mũi.
Theo nghiên cứu, hành vi của bố mẹ sẽ ảnh hưởng đến trẻ về mặt cảm xúc khi tiêm chủng (khoảng 50%). Vì thế, bạn đừng quá lo lắng khi đưa con đi tiêm ngừa. Có thể trẻ sẽ bị đau lúc tiêm, nhưng những lợi ích cho sức khỏe được kéo dài rất lâu, thậm chí cả đời.
Mong rằng top 5 cách làm giảm đau cho trẻ khi tiêm phòng vừa được liệt kê ở trên sẽ hữu ích. Mẹ hãy tham khảo kỹ trước khi áp dụng nhé.
Lưu ý: Tiêm các mũi phối hợp giúp bé giảm đau
Hiện nay, các mũi tiêm phối hợp đã được phổ biến ở nước ta. Các mũi tiêm phối hợp là mũi tiêm có thể giúp bé phòng tránh nhiều căn bệnh khác nhau. Ưu điểm là giúp giảm thiểu thời gian tiêm chủng, cũng như giảm đau cho bé. Ở nước ta, có vắc xin 5 trong 1, vắc xin 6 trong 1 và vắc xin phế cầu 13. Trong đó vắc xin 6 trong 1 phòng ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não do vi khuẩn Hib, bại liệt,… Còn tiêm vắc xin phế cầu 13 giúp ngăn ngừa các bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn như viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa cấp tính, nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu)… do phế cầu khuẩn Streptococcus Pneumoniae gây ra.