Tiêm Phòng Cho Trẻ 18 Tháng Tuổi Gồm Những Bệnh Gì?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Tiêm Phòng Cho Trẻ 18 Tháng Tuổi Gồm Những Bệnh Gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Tư 12, 2021

Tiêm phòng cho trẻ 18 tháng tuổi gồm những bệnh gì? Không tiêm mũi nhắc lại có sao không? Lịch tiêm như thế nào? Những thắc mắc trên sẽ được Phòng khám Đa khoa Phương Nam giải đáp trong bài viết này, cùng xem ngay nhé!

Vì sao cần tiêm phòng nhắc lại cho trẻ 18 tháng tuổi?

Theo khuyến cáo từ bác sĩ, trẻ 18 tháng tuổi tiêm mũi nhắc lại là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên phụ huynh thường quên đưa con đi tiêm vì quá bận rộn, nhưng điều này không hề tốt. Một số loại vacxin chỉ phát huy tối đa tác dụng khi được tiêm đủ mũi như quy định.

Tiêm ngừa cho bé cần lưu ý: Sau khi trẻ được tiêm các mũi cơ bản, theo thời gian lượng kháng thể sẽ giảm dần, khả năng phòng bệnh không còn cao như trước. Lúc này, trẻ vẫn có thể bị nhiễm bệnh. Do đó, để giúp hệ thống miễn dịch của bé thêm vững vàng, sẵn sàng chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh, mẹ phải nhớ cho bé tiêm nhắc lại theo đúng phác đồ nhé.

tiem-phong-cho-tre-18-thang-tuoi-1
Tiêm mũi nhắc lại vô cùng cần thiết

Lịch tiêm phòng cho trẻ 18 tháng tuổi

Sau khi đã biết được tầm quan trọng của mũi nhắc lại, chúng ta hãy cùng xem qua lịch tiêm phòng cho trẻ 18 tháng tuổi.

Lịch tiêm phòng cho bé

Loại vacxin điển hình Bệnh phòng tránh Mũi tiêm Trong chương trình tiêm chủng mở rộng không
6 trong 1 hoặc 5 trong 1 Bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não do Hib (vacxin 5 trong 1 không có viêm gan B). Mũi thứ 4. Có vacxin 5 trong 1. Nhưng không có vacxin 6 trong 1.
Avaxim 80UI/0,5 ml Viêm gan A. Mũi 1 hoặc mũi 2. Không
Vaxigrip Bệnh cúm. Mũi thứ 3. Không
MMR Bệnh sởi – quai bị – Rubella. Mũi thứ nhất. Có vacxin MR (sởi – Rubella). Nhưng không có vacxin MMR.
Synflorix, Prevenar 13 Các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra.

Mũi thứ 3 hoặc thứ 4 (nếu đã tiêm các mũi trước đó).

Mũi 1, 2 (nếu chưa từng tiêm trước đó).

Không
Varivax, Varicella Thủy đậu. Mũi thứ nhất. Không

Trên đây là lịch tiêm phòng cho trẻ 18 tháng tuổi và chỉ mang tính tham khảo. Để hiểu chi tiết hơn bạn hãy tiếp tục xem bài viết này nhé.

Tiêm phòng cho trẻ 18 tháng tuổi gồm những bệnh gì?

Để giúp mẹ hiểu rõ hơn về lịch tiêm phòng cho trẻ 18 tháng tuổi, Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ liệt kê đầy đủ những bệnh lý cần tiêm, cụ thể như sau:

Vacxin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1

Tiêm vacxin 6 trong 1 mang đến khả năng phòng chống các bệnh lý nguy hiểm gồm có bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan B, viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib, bằng cách tạo nên kháng thể chủ động. Nếu trẻ dùng vacxin 5 trong 1, cần tiêm thêm mũi ngừa viêm gan B.

Khi bé được 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng tuổi sẽ được chỉ định tiêm vacxin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1, ít nhất 3 lần. Lúc trẻ 18 tháng tuổi cần tiêm mũi thứ 4 nhắc lại.

Nếu trẻ được tiêm đúng và đủ 3 mũi theo phác đồ, khả năng phòng bệnh sẽ lên đến 95%. Do đó, vào thời điểm trẻ 18 tháng tuổi, để tối ưu hóa hiệu quả của vacxin, cần tiêm thêm mũi tam liên nhắc lại.

Tiêm phòng bệnh viêm gan A

Kể từ mũi gần nhất (khoảng 12 tháng tuổi), trẻ cần được mẹ cho tiêm nhắc lại để phòng bệnh viêm gan A hiệu quả hơn. Vì khả năng bị lây nhiễm của bệnh viêm gan A rất nhanh chóng và mạnh. Chỉ cần thông qua đường thức ăn, nguồn nước hay tiếp xúc với đồ vật dính phân người bệnh với lượng rất nhỏ, cũng khiến trẻ bị nhiễm bệnh dễ dàng, đặc biệt là khi có sức đề kháng yếu. Trong trường hợp trẻ 18 tháng tuổi nhưng vẫn chưa được tiêm mũi nào, mẹ có thể chủng ngừa mũi đầu tiên cho bé, nhớ nhắc lại sau 6 – 18 tháng theo phác đồ nhé.

tiem-phong-cho-tre-18-thang-tuoi-3
Nên tiêm phòng vacxin viêm gan A cho trẻ

Tiêm phòng bệnh cúm

Thời điểm trẻ được 18 tháng tuổi, cần tiêm mũi phòng bệnh cúm nhắc lại. Vì trẻ đã tiêm 2 mũi trước đó khi đủ 6 đến 7 tháng tuổi. Virus cúm nguy hiểm hơn những gì bạn nghĩ, có khả năng đột biến nhanh. Do đó, hằng năm cần tiêm nhắc lại vacxin cúm hoặc vào thời điểm có nguy cơ bùng dịch. Đặc biệt là trẻ nhỏ, rất dễ bị tổn thương, mắc phải những biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong.

Tiêm vacxin sởi – quai bị – Rubella

Sởi, quai bị, Rubella đều là bệnh lý nguy hiểm dễ lây lan qua đường hô hấp. Nếu trẻ mắc phải sẽ gây ra nhiều tác hại nặng nề cho sức khỏe như:

  • Viêm phổi, động kinh, nhiễm trùng tai, tổn thương não, thậm chí tử vong là những biến chứng nặng nề do bệnh sởi gây ra.
  • Trẻ nhiễm quai bị sẽ đối mặt với bệnh viêm màng não, điếc, ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản.
  • Bệnh Rubella khiến trẻ gặp những triệu chứng khó chịu như sốt, nổi hạch, đau khớp, viêm kết mạc,…

Vì thế, việc tiêm phòng bệnh sởi, quai bị, Rubella là vô cùng cần thiết. Vacxin 3 trong 1 là lựa chọn tối ưu giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.

Theo phác đồ, trẻ từ 9 tháng nên được tiêm phòng sởi – quai bị – Rubella mũi 1. Tối ưu nhất là khi 12 – 15 tháng tuổi. Sau đó nhắc lại khi trẻ 4 – 6 tuổi. Do đó, mẹ có thể tiêm phòng cho trẻ 18 tháng tuổi vacxin MMR nếu chưa được chủng ngừa trước đó.

Tiêm vacxin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn

Phế cầu khuẩn có thể gây ra hàng loạt bệnh lý nguy hiểm như nhiễm trùng máu, viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa cấp tính,… Vì thế, mẹ nên ưu tiên tiêm phòng cho trẻ 18 tháng tuổi.

Nếu đã tiêm 3 mũi vacxin trước 6 tháng thì cần tiêm nhắc lại mũi 4 sau khi trẻ được 12 tháng tuổi. Trong trường hợp trẻ đã tiêm 2 mũi sau 7 tháng tuổi, thì phải tiêm mũi 3 nhắc lại cách tối thiểu 6 tháng.

Bên cạnh đó, nếu bé chưa được tiêm mũi vacxin phế cầu khuẩn nào trước 12 tháng tuổi, thì nên chủng ngừa 2 mũi cách nhau tối thiểu 8 tuần.

Tiêm vacxin phòng bệnh thủy đậu

Vacxin ngừa thủy đậu cũng được bác sĩ khuyến cáo nên tiêm phòng cho trẻ 18 tháng tuổi. Bé nhiễm thủy đậu nhưng phát hiện muộn và không được chữa kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng như nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng da, viêm tiểu não, viêm não, viêm phổi,…

Theo phác đồ, trẻ sau 12 tháng tuổi có thể tiêm vacxin thủy đậu. Sau đó 4 năm chủng ngừa nhắc lại. Trong trường hợp trẻ có nguy cơ nhiễm thủy đậu cao, cần tiêm nhắc lại sau mũi đầu tiên 3 tháng.

tiem-phong-cho-tre-18-thang-tuoi-2
Mẹ hãy cho trẻ tiêm chủng đầy đủ những vacxin cần thiết

Trên đây là lịch tiêm phòng cho trẻ 18 tháng tuổi, mẹ hãy theo sát và cho trẻ tiêm vacxin đầy đủ nhé!

Không tiêm mũi nhắc lại có sao không?

Sau khi biết được lịch tiêm phòng cho trẻ 18 tháng tuổi, mẹ cần hiểu tầm quan trọng của các mũi tiêm nhắc lại, cụ thể như sau:

Không tiêm mũi nhắc lại có sao không?

Theo khuyến cáo, vacxin sẽ mang đến hiệu quả phòng bệnh tối ưu khi được tiêm đủ liều như phác đồ. Lượng kháng thể sẽ giúp trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, theo thời gian, nồng độ kháng thể sẽ giảm dần. Do đó, bạn cần cho trẻ tiêm nhắc lại để chắc chắn rằng trẻ được vacxin bảo vệ. Nếu không tiêm mũi nhắc lại, trẻ vẫn có khả năng bị mắc bệnh vô cùng nguy hiểm.

Nhỡ lịch tiêm mũi nhắc lại có sao không?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nhỡ lịch tiêm mũi nhắc lại điển hình như tình hình sức khỏe không đảm bảo hay bố mẹ quên,… Việc kéo dài việc tiêm mũi nhắc lại quá lâu, trẻ có thể bị virus, vi khuẩn tấn công gây bệnh, vì nồng độ kháng thể không đủ để chống lại.

Do đó khi trẻ đã hồi phục sức khỏe hoặc bố mẹ sắp xếp được thời gian, hãy tranh thủ đưa trẻ đi tiêm mũi nhắc lại càng sớm càng tốt. Nhìn chung, các mũi tiêm lúc này vẫn mang đến công dụng. Tuy nhiên, nếu nhỡ lịch quá lâu, có thể trẻ phải tiêm lại từ đầu.

Nên tiêm mũi nhắc lại ở đâu, có cần mang theo hồ sơ gì không?

Nếu vacxin có trong chương trình tiêm chủng mở rộng, mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế công lập để tiêm mũi nhắc lại. Trong trường hợp vacxin không có trong chương trình tiêm chủng mở rộng, mẹ nên cho bé tiêm nhắc lại tại cơ sở y tế dịch vụ uy tín với đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm như Phòng khám Đa khoa Phương Nam. Lưu ý, dù tiêm ở đâu, bạn cũng cần mang theo phiếu/sổ tiêm chủng của bé nhé.

tiem-phong-cho-tre-18-thang-tuoi-4
Trẻ tiêm ngừa tại Phòng khám Đa khoa Phương Nam

Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp giúp bạn câu hỏi tiêm phòng cho trẻ 18 tháng tuổi gồm những bệnh gì? Nếu còn thắc mắc khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 633 698 để được tư vấn thêm.

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người