Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng 4 8, 2021
Mục Lục Bài Viết
Để giúp mẹ có góc nhìn rõ nét và chi tiết hơn, Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ cung cấp lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 – 5 tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng và ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng.
Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 – 5 tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng cụ thể như sau:
Độ tuổi | Vacxin được tiêm | Dịch vụ tại Phương Nam |
Sơ sinh
|
Trong 24 giờ đầu sau sinh, tiêm vacxin viêm gan B (VGB) mũi 0. | |
Để phòng bệnh lao cần tiêm vacxin BCG. | ||
Tiêm vacxin 5 trong 1 mũi 1 phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, Hib. | ||
Uống vacxin phòng bệnh bại liệt lần 1. | ||
3 tháng
|
Tiêm vacxin 5 trong 1 mũi 2 phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, Hib. | |
Uống vacxin phòng bệnh bại liệt lần 2. | ||
4 tháng
|
Tiêm vacxin 5 trong 1 mũi 3 phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, Hib. | |
Uống vacxin phòng bệnh bại liệt lần 3. |
Độ tuổi | Vacxin được tiêm | Dịch vụ tại Phương Nam |
9 tháng | Tiêm mũi 1 vacxin phòng bệnh sởi. | |
Tiêm vacxin 5 trong 1 mũi 4 phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, Hib. | ||
Tiêm vacxin sởi – Rubella (MR). | ||
Từ 12 tháng
|
Tiêm mũi 1 vacxin viêm não Nhật Bản. | |
Tiêm mũi 2 vacxin viêm não Nhật Bản (2 tuần sau mũi 1). | ||
Tiêm mũi 3 vacxin viêm não Nhật Bản (1 năm sau mũi 2). | ||
Từ 2 đến 5 tuổi
|
Vùng có nguy cơ cao uống vacxin phòng bệnh tả lần 1. | |
Vùng có nguy cơ cao uống vacxin phòng bệnh tả lần 2 (sau lần 1 hai tuần). |
Trên đây là lịch tiêm vacxin cho trẻ từ 0 – 5 tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Mẹ hãy theo dõi sát sao nhé!
Để giúp trẻ được bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện, bên cạnh các mũi vacxin theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Mẹ nên cho trẻ tiêm bổ sung những loại vacxin quan trọng khác, cụ thể như sau:
Lịch tiêm gồm có 3 mũi:
Mẹ nên cho bé tiêm nhắc lại sau 1 năm kể từ mũi thứ 3, để phát huy hiệu quả phòng bệnh cao nhất.
Lịch tiêm gồm có 2 mũi:
Lịch tiêm gồm có 2 mũi:
Tiêm 2 liều cơ bản và nhắc lại theo phác đồ được chỉ định cho trẻ em từ 12 đến 15 tháng tuổi. Trong khi đó, trẻ em từ 9 tháng thì tiêm 1 đến 2 liều tùy theo độ tuổi.
Trẻ từ 6 tháng trở lên cần được tiêm 2 mũi theo phác đồ. Mũi 2 cách mũi 1 khoảng 6 đến 8 tuần.
Tiêm 1 liều 0,25 ml mỗi năm cho trẻ từ 6 đến 35 tháng tuổi. Tiêm 1 liều 0,5 ml mỗi năm cho trẻ trên 36 tháng tuổi.
Khi trẻ được trên 1 tuổi tiến hành tiêm mũi 1. Tiêm mũi 2 cho trẻ sau mũi 1 khoảng 6 đến 12 tháng.
Tiêm 1 liều duy nhất và nhắc lại sau mỗi 3 năm. Vacxin chỉ định cho trẻ từ 3 đến 10 tuổi.
Trẻ từ 2 đến 6 tháng tuổi được chỉ định dùng vacxin này. Trẻ sẽ cần uống 2 hoặc 3 liều, tùy theo loại vacxin.
Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa gửi đến bạn lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 – 5 tuổi. Sau giai đoạn này, mẹ cần tham khảo lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi để tiếp tục theo dõi và tiêm ngừa phù hợp cho bé, hy vọng sẽ giúp ích cho các mẹ. Đặc biệt, Phương Nam có tổng hợp và chia sẻ chủ đề “người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào” để giúp mẹ có cái nhìn tổng quát nhất và xem xét liệu mình nên tiêm phòng bệnh nào cho trẻ.
Bên cạnh việc theo dõi sát sao lịch tiêm chủng cho con, mẹ nên lưu ý một số điều quan trọng như sau:
Tiêm vacxin cực kỳ cần thiết vì là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Vì sao tiêm vacxin có thể phòng bệnh truyền nhiễm? Giúp trẻ giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vọng do bệnh truyền nhiễm gây ra. Theo thống kê, có khoảng 85% – 95% người được tiêm vacxin đúng phác đồ sẽ sở hữu miễn dịch đặc hiệu, giúp bảo vệ cơ thể tốt.
Trước khi tiêm vacxin, mẹ cần khai báo tình trạng sức khỏe của trẻ một cách chi tiết khi khám sàng lọc. Từ đó, bác sĩ sẽ xem xét bé có nằm trong diện chống chỉ định hoặc phải hoãn tiêm chủng hay không.
Ngoài ra, trước khi đi tiêm ngừa mẹ cần tắm cho bé để đảm bảo tránh được nguy cơ nhiễm trùng. Lưu ý cho bé ăn vừa phải, không quá no, cũng không để bé đói để tránh tình trạng hạ đường huyết sau khi tiêm ngừa. Khuyến khích mẹ cho bé mặc quần áo thoải mái để nhân viên y tế có thể dễ dàng thao tác.
Sau khi tiêm vacxin, trẻ có thể mắc phải một số phản ứng phụ từ nhẹ đến nặng, mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm vacxin để hạn chế và giảm thiểu các tác dụng phụ. Do đó, mẹ cần cho trẻ ở lại cơ sở y tế ít nhất 30 phút để được bác sĩ theo dõi. Khi về nhà, hãy luôn quan sát biểu hiện của trẻ ít nhất 24h, nếu có triệu chứng bất thường như co giật, khóc thét, khó thở, tím tái,… cần nhanh chóng đưa đi thăm khám gấp.
Sau khi tiêm vacxin, tại vị trí tiêm có thể gặp tình trạng sưng đỏ. Trường hợp này để giảm đau mẹ có thể chườm mát cho bé. Tình trạng sưng đỏ có thể tự biến mất sau 6 – 8 tiếng.
Nếu bé bị sốt từ 37 – 38 độ C, mẹ nên mặc quần áo thoáng mát cho con, dùng các phương pháp khác giúp hạ nhiệt. Và nếu bé sốt trên 38 độ C thì nên cho con dùng thuốc hạ sốt.
Tiêm vaccine không đúng lịch có sao không? Để bảo đảm vacxin phát huy tốt nhất công dụng, trẻ sở hữu đủ nồng độ kháng thể giúp chống lại các tác nhân gây bệnh. Mẹ hãy cho trẻ tiêm nhắc lại đúng theo phác đồ được khuyến cáo.