Trẻ đang bị dị ứng có tiêm vacxin được không? Lưu ý khi tiêm ngừa cho bé!

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Trẻ đang bị dị ứng có tiêm vacxin được không? Lưu ý khi tiêm ngừa cho bé!

Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng 1 17, 2025

Dị ứng là một tình trạng rối loạn của hệ miễn dịch, trong đó cơ thể phản ứng quá mức với các chất lạ gây dị ứng như phấn hoa, lông thú cưng, thời tiết, thực phẩm hay thuốc, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và ở bất kỳ ai. Vậy, nếu chẳng may trẻ đang bị dị ứng có tiêm vacxin được không? Chăm sóc trẻ ra sao sau tiêm chủng để trẻ cải thiện tình trạng dị ứng và mau chóng phục hồi sức khỏe?

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị dị ứng

Dị ứng ở trẻ em có thể biểu hiện qua nhiều cách khác nhau, từ nhẹ đến nặng. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu dị ứng sẽ giúp cha mẹ đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời.

. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu dị ứng sẽ giúp cha mẹ đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời.
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu dị ứng sẽ giúp cha mẹ đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời.

Dị ứng là tình trạng rối loạn quá mẫn của hệ miễn dịch khi cơ thể phản ứng quá mức với các chất lạ như phấn hoa, lông thú cưng, khói bụi, thời tiết, thực phẩm hoặc thuốc. Dị ứng có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và không phân biệt đối tượng nào. Tuy nhiên, trẻ em, phụ nữ mang thai, và những người có tiền sử gia đình về dị ứng thường có khả năng phản ứng mạnh hơn do hệ miễn dịch yếu, không ổn định hoặc có yếu tố di truyền.

Dị ứng có xu hướng di truyền trong gia đình qua nhiều thế hệ. Nếu chỉ một trong hai bố mẹ bị dị ứng, con cái có khoảng 50% nguy cơ bị dị ứng. Nguy cơ này tăng lên đến 80% nếu cả bố và mẹ đều bị dị ứng.

Các triệu chứng dị ứng ở trẻ thường phụ thuộc vào chất gây dị ứng và bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng. Những triệu chứng điển hình bao gồm: hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt ở niêm mạc mũi, mắt và miệng, viêm tai, viêm xoang, hen suyễn, ngứa ngáy, nổi mề đay và tiêu chảy. Các bộ phận thường bị ảnh hưởng là mũi, mắt, xoang, họng, phổi, ngực, dạ dày, ruột và da.

Các triệu chứng dị ứng không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, có thể tái phát liên tục với tần suất ngày càng tăng. Điều này có thể dẫn đến phản ứng nguy hiểm hơn như sốc phản vệ, đòi hỏi phải cấp cứu ngay lập tức để tránh những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.

Theo thống kê của CDC Hoa Kỳ, có khoảng 18.9% trẻ em bị dị ứng theo mùa, 10.8% mắc bệnh chàm và 5.8% bị dị ứng thực phẩm. Nhóm trẻ 6-11 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh chàm cao nhất (12.1%), sau đó là nhóm 0-5 tuổi (10.4%) và nhóm 12-17 tuổi (9.8%). Đáng chú ý, bé trai có tỷ lệ dị ứng theo mùa (20%) cao hơn bé gái (17.7%).

Dị ứng không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt và sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ của trẻ, mà còn có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị dứt điểm. Do đó, khi phát hiện các triệu chứng bất thường trên cơ thể trẻ, phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm và điều trị kịp thời.

Những bệnh dị ứng thường gặp ở trẻ

Dị ứng là một phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch đối với các chất lạ xâm nhập vào cơ thể. Ở trẻ em, dị ứng khá phổ biến và có thể gây ra nhiều khó chịu cho bé. Dưới đây là một số bệnh dị ứng thường gặp ở trẻ:

Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa (hay còn gọi là chàm) là một bệnh viêm da mãn tính, thường xuất hiện ở những người có hệ thống miễn dịch nhạy cảm. Bệnh gây ra các triệu chứng như da khô, ngứa, nổi mẩn đỏ và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở trẻ em.

Tiếp xúc với các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, bụi nhà, hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa... là mộ trong những nguyên nhân gây viêm da cơ địa
Tiếp xúc với các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, bụi nhà, hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa… là mộ trong những nguyên nhân gây viêm da cơ địa

Trên toàn cầu, tỷ lệ trẻ em mắc viêm da cơ địa ở các nước đang phát triển dao động từ 10-30%, và khoảng 5-10% ở trẻ vị thành niên. Tại Việt Nam, các nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ này khá cao, với 26,6% trẻ nhũ nhi và 16% trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh này.

Nếu không được chẩn đoán và điều trị viêm da cơ địa kịp thời, trẻ thường xuyên cảm thấy khó chịu, quấy khóc nhiều, biếng ăn, bỏ bú, và khó ngủ, từ đó ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và sự phát triển toàn diện. Nghiêm trọng hơn, nếu vùng da bị tổn thương không được chăm sóc đúng cách, có thể dẫn đến bội nhiễm, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng phát triển và gây bệnh, khiến tình trạng viêm da cơ địa trở nên nặng nề hơn.

 Hen phế quản

Hen phế quản (còn gọi hen suyễn) là một bệnh lý viêm đường hô hấp mãn tính, khiến đường thở trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng hoặc kích thích, đường thở sẽ bị co thắt, sưng phù, tăng tiết dịch nhầy, gây khó thở, khò khè và ho.

Hen phế quản là một bệnh mãn tính thường gặp ở trẻ em, gây ra các triệu chứng như nặng ngực, ho, khò khè và khó thở lặp đi lặp lại. Bệnh này chiếm tỷ lệ 8-12% trong tổng số các bệnh ở trẻ em và phổ biến nhất ở nhóm 12-13 tuổi.

Các cơn hen phế quản gây khó thở và khò khè, ảnh hưởng lớn đến các hoạt động vui chơi, học tập và sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và kiểm soát tốt, bệnh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ. Vì hen phế quản là bệnh có yếu tố di truyền, việc chẩn đoán bệnh cần dựa trên việc khai thác tiền sử bệnh của trẻ và gia đình, kết hợp khám sàng lọc, đánh giá chức năng hô hấp và xét nghiệm để tìm ra các tác nhân gây dị ứng khởi phát cơn hen.

Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý dị ứng phổ biến ở trẻ em, xảy ra khi cơ thể phản ứng quá mức với các chất lạ như phấn hoa, khói bụi, lông động vật, hoặc các hóa chất trong mỹ phẩm như nước hoa, phấn rôm, cũng như các chất tẩy rửa quần áo, hoặc do thay đổi thời tiết. Triệu chứng thường gặp bao gồm ngứa mũi, hắt hơi liên tục, chảy nước mũi, và nghẹt mũi, gây khó khăn cho quá trình hô hấp của trẻ, khiến trẻ phải thở bằng miệng và khó ngủ ngon giấc.

Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý dị ứng phổ biến ở trẻ em
Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý dị ứng phổ biến ở trẻ em

Thống kê cho thấy rằng có khoảng 40-50% trẻ em bị viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị kịp thời có thể phát triển thành các bệnh dị ứng khác như hen suyễn và viêm da cơ địa. Các bệnh này có xu hướng tái phát thường xuyên và kéo dài, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Viêm kết mạc dị ứng

Viêm kết mạc dị ứng là tình trạng lớp màng mỏng bao phủ bề mặt nhãn cầu và bên trong mí mắt (gọi là kết mạc) bị viêm đỏ do phản ứng với các tác nhân gây dị ứng từ môi trường bên ngoài như phấn hoa, khói bụi, mạt bụi nhà, lông động vật, mỹ phẩm (ví dụ như nước hoa, phấn rôm), bào tử nấm mốc và sự thay đổi thời tiết. Bệnh thường lành tính và không lây nhiễm, nhưng nếu không được chăm sóc cẩn thận, trẻ dụi mắt có thể gây viêm nhiễm nặng hơn, thậm chí nguy cơ để lại biến chứng như sẹo giác mạc, dẫn đến suy giảm thị lực tỷ lệ khoảng 20%.

Viêm kết mạc dị ứng là tình trạng viêm nhiễm ở màng lót mí mắt và màng bao phủ tròng trắng của mắt do phản ứng dị ứng với các tác nhân gây dị ứng.
Viêm kết mạc dị ứng là tình trạng viêm nhiễm ở màng lót mí mắt và màng bao phủ tròng trắng của mắt do phản ứng dị ứng với các tác nhân gây dị ứng.

Dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn là một phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với một loại thực phẩm nào đó. Ở trẻ sơ sinh, dị ứng có thể khởi phát khi trẻ bú sữa mẹ (thường gặp nhất là dị ứng sữa). Tình trạng dị ứng thức ăn ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi, nguyên nhân do hệ miễn dịch và hệ vi sinh đường ruột của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn non yếu, cùng với đó là tính thẩm thấu cao của niêm mạc đường tiêu hóa.

Khi bị dị ứng thức ăn, trẻ thường có các biểu hiện như ngứa rát, sưng phù ở lưỡi hoặc miệng, phát ban đỏ kèm theo ngứa trên khắp cơ thể. Ngoài ra, trẻ có thể buồn nôn, nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy. Trong những trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể gặp khó thở, tụt huyết áp, mất ý thức và thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Tuy nhiên, cha mẹ không cần quá lo lắng tình trạng dị ứng thức ăn ở trẻ, phần lớn trẻ sẽ giảm dần các vấn đề này khi lớn lên. Các nghiên cứu cho thấy hơn một nửa số trẻ bị dị ứng thức ăn trong năm đầu đời sẽ hết dị ứng khi 2-3 tuổi. Tuy nhiên, một số trẻ, khoảng 3-4%, bị dị ứng với các loại thực phẩm như đậu, sữa bò, hải sản (tôm, cua…) tình trạng dị ứng có thể kéo dài hơn.

Mề đay cấp và mãn tính

Mề đay là một tình trạng da phổ biến, gây ra các nốt sẩn đỏ ngứa trên da. Có hai loại mề đay chính là mề đay cấp tính và mề đay mạn tính, mỗi loại có những đặc điểm khác nhau.

Mề đay là một bệnh da liễu phổ biến ở trẻ em, thường do các tác nhân kích ứng từ môi trường như phấn hoa, khói bụi, mạt bụi, lông động vật, hoặc các sản phẩm mỹ phẩm như nước hoa và phấn rôm. Những tác nhân này gây tổn thương các mao mạch trên da, dẫn đến phù nề cấp tính hoặc mãn tính ở lớp trung bì. Tình trạng mề đay ở trẻ nhỏ được phân loại thành cấp tính và mãn tính, dựa trên thời gian mắc bệnh và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Khi bị mề đay, trẻ thường có các biểu hiện như sưng phù ở mặt, mí mắt, môi, lưỡi hoặc cổ họng. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng phù nề này có thể gây tắc nghẽn đường thở, dẫn đến nguy cơ tử vong nhanh chóng chỉ trong vài phút nếu không được cấp cứu và giải phóng đường thở.

Trẻ đang bị dị ứng có tiêm vacxin được không?

Việc trẻ bị dị ứng có tiêm phòng được hay không phụ thuộc vào việc trẻ có dị ứng với thành phần nào của vắc xin hay không, tình trạng bệnh lý hiện tại của trẻ.

Để đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm chủng, trẻ sẽ được các bác sĩ khám sàng lọc kỹ lưỡng trước khi tiêm.
Để đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm chủng, trẻ bị dị ứng sẽ được các bác sĩ khám sàng lọc kỹ lưỡng trước khi tiêm.

Theo Quyết định số 1575/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 27/3/2023, quy định về “Hướng dẫn khám sàng lọc trước khi tiêm chủng cho trẻ”, các bác sĩ cần đánh giá kỹ tình trạng sức khỏe tổng thể như nhiệt độ, nhịp tim, nhịp thở… Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ hỏi về tiền sử và các thông tin liên quan đến hồ sơ sức khỏe của người tiêm chủng. Những thông tin này rất quan trọng để bác sĩ đưa ra chỉ định tiêm/uống vắc xin phù hợp và chính xác nhất. Theo đó, tình trạng dị ứng không phải là chống chỉ định của việc tiêm vắc-xin.

Để đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm chủng, trẻ sẽ được các bác sĩ khám sàng lọc kỹ lưỡng trước khi tiêm. Đồng thời, bố mẹ hoặc người giám hộ cần chủ động cung cấp cho bác sĩ những thông tin cần thiết về tình trạng sức khỏe và lịch sử tiêm chủng của trẻ.

Các thông tin cần cung cấp bao gồm tình trạng sức khỏe tổng thể, tình trạng sốt, bệnh bẩm sinh hoặc bệnh đang điều trị, việc sử dụng thuốc hay các phương pháp điều trị trong 3 tháng qua, tiền sử dị ứng với thuốc, thực phẩm hoặc các thành phần trong vắc-xin từ những lần tiêm trước, cũng như số lần bị dị ứng.

Dựa trên kết quả khám sàng lọc và tiền sử của trẻ, bác sĩ sẽ quyết định có tiến hành tiêm phòng hay không và lựa chọn địa điểm tiêm chủng phù hợp, có thể là trong bệnh viện hoặc các cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện.

Đối với trường hợp trẻ bị dị ứng độ 1 và không dị ứng với các thành phần trong vắc-xin, trẻ vẫn có thể tiêm tại các cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện nhưng cần được theo dõi sát sao sau tiêm. Trẻ chỉ bị chống chỉ định với vắc-xin có chứa thành phần tá dược mà trẻ dị ứng, không ảnh hưởng đến việc tiêm các loại vắc-xin khác.

Lưu ý khi trẻ bị dị ứng đi tiêm phòng vaccine

Trước khi tiêm phòng, cha mẹ cần trao đổi chi tiết với bác sĩ về các thông tin quan trọng liên quan đến sức khỏe và lịch sử tiêm chủng của trẻ, bao gồm việc trẻ có đang sốt, mắc bệnh bẩm sinh hay đang điều trị bệnh nào không. Cần thông báo các loại thuốc hoặc phương pháp điều trị mà trẻ đã sử dụng trong 3 tháng gần đây, tiền sử dị ứng với thuốc, thực phẩm hoặc các thành phần vắc-xin từ lần tiêm trước. Những thông tin này giúp bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của trẻ, từ đó đưa ra quyết định tiêm chủng phù hợp và an toàn nhất.

Trong phòng tiêm, cha mẹ phối hợp với điều dưỡng viên kiểm tra, đối chiếu kỹ lưỡng các thông tin về vắc xin như tên vắc xin, công dụng phòng bệnh, nhà sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng, liều lượng và đường tiêm. Bên cạnh đó, quan sát tính vẹn toàn của vắc xin như độ trong suốt, màu sắc của vắc xin, tình trạng lọ vắc xin và kim tiêm để đảm bảo vắc xin có chất lượng tốt nhất.

Sau khi tiêm chủng, cha mẹ cần cho trẻ ở lại cơ sở y tế ít nhất 30 phút để nhân viên y tế theo dõi tình trạng sức khỏe. Trong thời gian này, nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như chóng mặt, mệt mỏi, sốt, khó thở, thở nhanh hoặc ngắt quãng, thở khò khè, nôn trớ, ngứa họng, nổi mẩn đỏ hoặc tím tái, cha mẹ cần báo ngay cho nhân viên y tế để được xử trí kịp thời. Với những trẻ ổn định sau tiêm, cha mẹ có thể đưa trẻ về nhà và tiếp tục theo dõi sức khỏe của trẻ ít nhất 48 giờ tiếp theo.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp thắc mắc “Trẻ đang bị dị ứng có tiêm vacxin được không?”. Tiêm chủng là một trong những cách hiệu quả nhất để bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm. Ngay cả khi trẻ đang bị dị ứng, các bậc phụ huynh vẫn nên đưa con đến khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể và có những quyết định đúng đắn nhất cho sức khỏe của bé.

Nguồn tham khảo: 

  1. More Than a Quarter of U.S. Adults and Children Have at Least One Allergy. (2024). cdc.gov. https://www.cdc.gov/nchs/pressroom/nchs_press_releases/2022/20220126.htm
  2. thuvienphapluat.vn. (2023, June 2). Quyết định 1575/QĐ-BYT năm 2023 về Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-1575-QD-BYT-2023-Huong-dan-kham-sang-loc-truoc-tiem-chung-tre-em-560859.aspx
Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ